Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

4 lý do tại sao các quỹ lớn khó đầu tư vào Bitcoin

Hãy cùng tìm hiểu một vài điều mà ngành tài chính truyền thống sẽ phải vượt qua trước khi thực sự đầu tư vào Bitcoin.
Khải Hoàn
Published Jun 20 2021
Updated Jul 23 2022
7 min read
thumbnail

Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 14 tháng 6, nhà đầu tư huyền thoại Paul Tudor Jones đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về lạm phát gia tăng. Sau khi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tuần trước cho thấy lạm phát của Hoa Kỳ đã đạt mức cao nhất trong 13 năm, người sáng lập Tudor Investment đã khuyến khích việc phân bổ danh mục đầu tư 5% Bitcoin (BTC).

Về thực tế, khi xem xét 50 nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới hiện đang giám sát 78.9 nghìn tỷ đô la. Nếu chỉ 1% đầu tư vào tiền điện tử sẽ lên tới 789 tỷ đô la, nhiều hơn toàn bộ vốn hóa thị trường 723 tỷ đô la của Bitcoin.

Các Quỹ lớn được xếp hạng theo tài sản đang quản lý. Nguồn: MutualFundDirectory.org

Tuy nhiên, có nhiều rào cản trong cách thức hoạt động của ngành này và đây là điều ngăn việc phân bổ dù chỉ 1%, chứ chưa nói đến phân bổ 5%. Các quỹ lớn có thể quan tâm đến Bitcoin và các loại tiền điện tử nhưng những rào cản dưới đây đang giữ họ lại.

Hãy cùng tìm hiểu một vài điều mà ngành tài chính truyền thống sẽ phải vượt qua trước khi thực sự đầu tư vào Bitcoin.

Rào cản 1: Rủi ro tiềm ẩn cao

Đầu tư vào Bitcoin vẫn là một rào cản đáng kể đối với các nhà quản lý quỹ tương hỗ lớn, đặc biệt là khi xem xét rủi ro của nó. Vào ngày 11 tháng 6, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã cảnh báo các nhà đầu tư về rủi ro khi giao dịch Hợp đồng tương lai Bitcoin với lý do thị trường biến động, thiếu quy định và gian lận.

Mặc dù có một số cổ phiếu và hàng hóa với mức biến động tương tự hoặc thậm chí cao hơn xét trong 90 ngày, nhưng bằng cách nào đó trọng tâm của cơ quan này vẫn luôn là Bitcoin. DoorDash (DASH), một công ty niêm yết của Hoa Kỳ trị giá 49 tỷ USD có mức biến động 96% cao hơn so với mức 90% của Bitcoin. Trong khi đó, Palantir Technologies (PLTR) một cổ phiếu công nghệ trị giá 44 tỷ USD của Mỹ có mức biến động 87%.

Với những cảnh báo rủi ro liên tục được đưa ra sẽ khiến các tổ chức lo sợ và không dám gia nhập thị trường.

Rào cản 2: Khó tiếp cận đối với các công ty trụ sở tại Hoa Kỳ

Hầu hết trong ngành công nghiệp quỹ tương hỗ, chủ yếu là các nhà quản lý tài sản trị giá hàng tỷ đô la nhưng không thể mua Bitcoin. Không có gì quy định cụ thể về loại tài sản này, nhưng hầu hết các quỹ hưu trí và công ty 401k không cho phép đầu tư trực tiếp vào vàng vật chất, tác phẩm nghệ thuật hoặc đất đai, do đó đầu tư vào Bitcoin là bất khả thi.

Tuy nhiên, có thể vượt qua những hạn chế này bằng cách sử dụng quỹ giao dịch trao đổi (ETF), chứng khoán trao đổi (ETN) hay quỹ ủy thác đầu tư để có thể giao dịch. 

Rào cản 3: Quy định từ các cơ quan quản lý

Trong khi người quản lý quỹ có toàn quyền kiểm soát các quyết định đầu tư, thì giờ đây họ phải tuân theo từng quy định cụ thể và tuân thủ các biện pháp kiểm soát rủi ro do các tổ chức quản lý áp đặt. Chẳng hạn như việc bổ sung các công cụ mới như cme Bitcoin tương lai vào danh mục có thể phải yêu cầu sự chấp thuận của SEC. Các quỹ của Renaissance Capital's Medallion đã đối mặt với vấn đề này vào tháng 4 năm 2020. Để có thể cung cấp quyền truy cập vào các hợp đồng tương lai Bitcoin, Renaissance Capital's Medallion đã mất một khoảng thời gian lâu cho việc SEC chấp thuận.   

Những người chọn hợp đồng tương lai Bitcoin CME như Tudor Investment phải liên tục chuyển đổi vị trí trước khi hết hạn hàng tháng. Vấn đề này thể hiện cả rủi ro thanh khoản và lỗi theo dõi từ công cụ. Hợp đồng tương lai không được thiết kế để thực hiện dài hạn và giá của chúng rất khác so với các sàn giao dịch giao ngay thông thường.

Bên cạnh đó, sau khi El Salvador chấp nhận Bitcoin là tiền tệ hợp pháp cũng đã vấp phải sự phản đối từ nhiều tổ chức tài chính thế giới. Quỹ tiền tệ quốc tệ IMF bày tỏ thái độ không hài lòng cũng như Ngân hàng Thế giới từ chối giúp đỡ đất nước này. Hiện nay, các cơ quan quản lý vẫn chỉ dừng lại ở mức độ thăm dò và chưa mặn mà với ngành công nghiệp tiền điện tử.

Rào cản 4: Các ngân hàng vẫn chưa cởi mở

Đã có nhiều ngân hàng nổi tiếng như JPMorgan, Merrill Lynch, BNP Paribas, UBS, Goldman Sachs và Citi sớm bày tỏ ý định tham gia vào lĩnh vực crypto.

Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều ngân hàng trên thế giới e ngại tiền điện tử, họ lo sợ những rủi ro đến từ nó. Chẳng hạn như ở Ấn Độ, dù chính quyền đã khẳng định không cấm ngân hàng hỗ trợ dịch vụ crypto cho người dân nhưng các ngân hàng thương mại ở đây vẫn từ chối cung cấp dịch vụ liên quan đến tiền điện tử. Cùng với đó, Ngân hàng trung ương tại các quốc gia hầu hết đều tiêu cực với Bitcoin và thường xuyên lặp lại các cảnh báo đối với người dân.

Các quỹ đầu tư và ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ do đó nếu một thực thế không cởi mở trong lĩnh vực tiền điện tử thì bên còn lại cũng khó lòng tiếp cận.

Đọc thêm: Ngân hàng trung ương các nước đang quay lưng với Bitcoin

Nhận định

Trong bối cảnh lạm phát hiện nay, lời khuyên phân bổ 5% vào Bitcoin của huyền thoại Paul Tudor Jones là vô cùng hợp lý, BTC có thể coi là một công cụ trú tránh lạm phát hữu hiệu. Dẫu vậy, vẫn còn rất nhiều rào cản trước mắt mà các quỹ lớn cần phải vượt quá nếu muốn đầu tư vào nó.

Hiện nay tính biến động của những đồng coin đang quá lớn nên các quỹ vẫn thận trọng, chưa đưa ra quyết định mang tính đột phá. Kèm với đó, trên thế giới chưa có luật về Bitcoin nên những người dùng chưa có đủ kiến thức về thị trường mới nổi này dễ bị lừa đảo. Nếu trong tương lai khía cạnh pháp lý được quy định rõ ràng, bảo vệ người dùng trên thế giới thì các quỹ đầu tư sẽ mạnh dạn hơn với crypto.

Cùng với đó, có thể thấy độ nhận diện của tiền điện tử ngày càng lan rộng và nhu cầu đầu tư tăng mạnh. Khi nhu cầu của khách hàng gia tăng sẽ tạo nên sức ép, buộc các quỹ lớn tìm kiếm giải pháp để đổ vốn vào crypto. Yếu tố này sẽ giúp thị trường hút được dòng vốn và tăng trưởng tốt trong tương lai dài hạn.

Hãy ghé thăm website MarginATM và tham gia group Telegram của team mình thường xuyên để không bỏ lỡ những tin tức mới nhất về thị trường crypto các bạn nhé.

Đọc thêm: Chính quyền Hoa Kỳ cởi mở hơn với tiền điện tử

RELEVANT SERIES