Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

5 chuyện lạ lùng xảy ra trong Crypto năm 2024

Thế giới tiền điện tử năm 2024 tưởng chừng đã trưởng thành hơn, nhưng vẫn xuất hiện những câu chuyện kỳ quặc đến khó tin.
Michael
Published Dec 25 2024
Updated Dec 26 2024
9 min read
5 chuyện lạ crypto 2024

Năm 2024 được xem là một năm quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành của thị trường tiền điện tử. Quỹ ETF Bitcoin và Ethereum giao ngay đã chính thức ra mắt tại Mỹ, đồng thời nhận được sự ủng hộ từ các chính trị gia - những người trước đây từng tỏ ra hoài nghi về loại tài sản này.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là thế giới tiền điện tử đã bớt đi phần "kỳ quặc" và "khó tin". Dưới đây là những câu chuyện lạ lùng nhất đã xảy ra trong năm 2024.

FBI tự tạo ra shitcoin của riêng mình

Vào tháng 5/2024, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã tạo ra một đồng tiền điện tử giả mạo có tên là NexFundAI (NEXF) để dụ dỗ những kẻ lừa đảo. Đồng coin này được thiết kế để thu hút những kẻ có ý định thao túng thị trường, đặc biệt là trong các vụ pump-dump (bơm và xả giá token).

FBI đã đóng giả làm những kẻ lừa đảo, tiếp cận các nhà giao dịch và đề nghị họ cùng nhau thao túng khối lượng giao dịch của token NEXF. Bằng cách này, họ muốn đánh lừa các nhà đầu tư khác, khiến họ tin rằng NEXF là một dự án tiềm năng và sẽ tăng giá mạnh. Chiến dịch này của FBI đã thành công khi ít nhất 18 người đã bị buộc tội.

Tuy nhiên, hành động của FBI cũng dấy lên nhiều lo ngại về vấn đề bản quyền. Luật sư Charlyn Ho của công ty luật Rikka Law cho biết mã nguồn mà FBI sử dụng để tạo ra token NEXF không được cấp phép.

Ngược lại, một số người khác lại cho rằng FBI có thể sẽ không gặp rắc rối pháp lý nghiêm trọng vì giấy phép MIT mà họ sử dụng cho phép mọi người sử dụng phần mềm một cách rộng rãi.

advertising

Nhà phát triển meme coin TruthOrDare tự thiêu trong buổi livestream

Vào ngày 22/5/2024, cộng đồng tiền điện tử đã vô cùng bất ngờ trước sự việc nhà phát triển memecoin TruthOrDare (DARE) - Mikol - tự thiêu trong buổi livestream. Để thu hút sự chú ý cho dự án của mình, Mikol đã để bạn bè tẩm cồn isopropyl lên người rồi bắn pháo hoa.

Buổi livestream nhanh chóng trở nên hỗn loạn khi Mikol bị pháo hoa bắn trúng, bốc cháy và la hét trong đau đớn. Những người có mặt đã phải hét lên yêu cầu người quay phim dừng quay và bắt đầu giúp đỡ. Hậu quả là Mikol bị bỏng độ ba trên mặt và cơ thể, phải nhập viện điều trị trong nhiều ngày với chi phí y tế khổng lồ.

Mặc dù gây ra hậu quả nghiêm trọng, chiêu trò liều lĩnh này của Mikol đã phần nào đạt được mục đích khi thu hút sự chú ý của một số nhà giao dịch meme coin. Vốn hóa thị trường của DARE đã tăng lên trên 370,000 USD vài giờ sau đó, và đạt đỉnh 450,000 USD khoảng hai tuần sau đó, trước khi giảm xuống dưới 50,000 USD.

Một chiến dịch quyên góp trên GoFundMe đã được lập ra để giúp Mikol chi trả viện phí và thu về hơn 3,000 USD. Sau sự việc, Mikol cho biết sẽ không còn thực hiện những pha nguy hiểm để câu fame nữa mà sẽ tập trung vào việc cải thiện bản thân.

quyên góp gofundme
Chiến dịch quyên góp trên GoFundMe. Nguồn: GoFundMe

Cậu bé 13 tuổi rug pull ngay trên livestream

Vào ngày 20/11, cậu bé 10 tuổi Griffin đã livestream trên Pump.fun quá trình tạo ra đồng meme coin QUANT (Gen Z Quant). Cậu bé sau đó đã dùng 348 USD để mua 51 triệu token QUANT.

Buổi livestream thu hút sự chú ý lớn, nhiều người FOMO đổ xô mua token, đẩy vốn hóa QUANT lên gần 2 triệu USD chỉ trong vài phút. Griffin không cưỡng lại được lòng tham, quyết định "rug pull" - bán toàn bộ 51 triệu token từ ví dev, thu về 30,000 USD và khiến giá token giảm mạnh.

Sự việc được lan truyền rộng rãi khiến cộng đồng biết đến câu chuyện của token QUANT nhiều hơn. Ngay sau đó, một lượng lớn lệnh mua token QUANT được thực hiện.

Trong lúc Griffin còn đang ăn mừng chiến lợi phẩm 30,000 USD của mình, cộng đồng đã tiếp tục đẩy vốn hóa thị trường của token QUANT từ gần 1 triệu USD lên đến 60 triệu USD. Lúc bấy giờ, cậu bé mới tiếc nuối nhận ra rằng nếu không bán ra sớm, cậu đã có thể thu về 2 triệu USD.

giá meme quant
Giá meme coin QUANT tăng mạnh sau khi Griffin bán. Nguồn: Photon.sol

Có trader thậm chí đã thu về lợi nhuận gấp 2,141 lần, tương đương gần 1 triệu USD từ khoản đầu tư QUANT của mình. Giá trị của QUANT đạt đỉnh 0.08 USD vào ngày 21/11 với vốn hóa thị trường hơn 70 triệu USD, trước khi giảm xuống dưới 1 triệu USD khi hiệu ứng mới lạ qua đi.

Câu chuyện chưa dừng lại ở đó. Cậu bé này sau đó đã tạo ra một đồng coin khác là SORRY và tiếp tục xả số token này, thu về hơn 20,000 USD.

Sự việc này nhanh chóng lan truyền, vô tình tạo nên một trào lưu rug pull kỳ quặc trên Pump.fun. Nhiều người bắt chước Griffin, livestream những hành động đồi trụy và bạo lực để thu hút sự chú ý cho meme coin của mình, sau đó bán tháo bất ngờ nhằm kiếm lời.

Hành động này không chỉ gây thiệt hại cho các nhà đầu tư mà còn tạo nên một môi trường thiếu lành mạnh, biến Pump.fun trở thành nơi tràn ngập các trò lừa đảo. Trước tình hình đó, Pump.fun buộc phải vô hiệu hóa tính năng livestream để ngăn chặn làn làn sóng "rug pull" và bảo vệ người dùng.

Đọc thêm: Livestream đồi trụy, bạo lực tràn lan trên Pump.fun

Justin Sun (Tron) chi 6.2 triệu USD để mua và ăn một quả chuối dán tường

Vào tháng 11/2024, Justin Sun, nhà sáng lập Tron, đã khiến cộng đồng xôn xao khi chi 6.2 triệu USD tại một cuộc đấu giá ở New York để sở hữu một tác phẩm nghệ thuật bao gồm... một quả chuối dán vào tường. Đáng chú ý hơn, sau đó Sun đã ăn quả chuối này.

Tôi đã mua quả chuối. Đây không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật; nó đại diện cho một hiện tượng văn hóa kết nối thế giới nghệ thuật, meme và cộng đồng tiền điện tử.
Sun viết trên X vào ngày 21/11

Vào ngày 29/11, trước sự chứng kiến của nhiều người, Sun đã bóc vỏ và ăn quả chuối này. Justin Sun còn nhận xét rằng nó có hương vị khác với quả chuối thông thường.

quả chuối dán tường
Quả chuối dán tường của Justin Sun. Nguồn: Justin Sun

Hacker đòi tiền chuộc bằng bánh mì

Vào tháng 11/2024, tổ chức tội phạm Hellcat đã tấn công mạng vào công ty điện tử Schneider Electric và đưa ra yêu cầu tiền chuộc khác thường.

hacker đòi tiền chuộc bằng bánh mì
Tuyên bố của nhóm hacker. Nguồn: Cyberscoop

Thay vì chỉ yêu cầu bằng tiền điện tử như các vụ tấn công tương tự, Hellcat cho Schneider Electric hai lựa chọn thanh toán: 125,000 USD bằng đồng Monero (một loại tiền mã hóa) hoặc 125,000 USD bằng bánh mì baguette Pháp.

Để ngăn chặn dữ liệu bị công bố ra ngoài, chúng tôi yêu cầu khoản thanh toán 125,000 USD bằng bánh mì Baguette. Nếu không đáp ứng yêu cầu, thông tin đánh cắp sẽ bị phát tán.
Hellcat tuyên bố trên trang web Tor của mình

Tuy nhiên, sau đó Hellcat dường như đã thay đổi yêu cầu và muốn được thanh toán bằng đồng Monero, một loại tiền điện tử tập trung vào quyền riêng tư. Nhà nghiên cứu Hüseyin Can Yuceel của Picus Security cho rằng đây mới thực sự là mục đích ban đầu của Hellcat.

Vì ransomware là một mô hình hình kinh doanh, nên có thể xem yêu cầu bánh mì baguette kỳ lạ này như một chiêu trò tiếp thị của Hellcat nhằm thu hút sự chú ý, tạo dựng lòng tin với các nạn nhân và cộng sự tiềm năng, hướng tới một hoạt động ransomware-as-a-service trong tương lai.
Can Yuceel nhận định trong một báo cáo của Forbes vào ngày 6/11

Những sự kiện lạ lùng khác trong năm 2024

Bên cạnh những sự kiện kể trên, năm 2024 còn chứng kiến một số tình huống hy hữu khác. Đầu tiên phải kể đến trường hợp một người dùng tiền điện tử đã vô tình trả mức phí giao dịch lên tới 90,000 USD cho một giao dịch Ethereum trị giá chỉ 2,000 USD.

Ngoài ra, cộng đồng tiền điện tử năm qua cũng chứng kiến những màn "giải quyết ân oán" bằng boxing giữa các nhân vật có ảnh hưởng.

Xuất phát từ những mâu thuẫn trên mạng xã hội X, nhiều người đã quyết định đưa nhau lên sàn đấu. Một trong những trận đấu đáng chú ý nhất là cuộc đối đầu giữa Ben "BitBoy" Armstrong và "More Light" (người tạo ra meme coin HarryPotterObamaSonic10Inu) vào tháng 2, với chiến thắng thuộc về Ben Armstrong.

boxing ben bitboy và more light
Trận chiến giữa Ben "BitBoy" Armstrong và "More Light". Nguồn: Youtube

Không dừng lại ở đó, Ben Armstrong tiếp tục thượng đài với một nhân vật có ảnh hưởng khác là Ansem tại Dubai vào ngày 06/12. Trận đấu này kết thúc với tỷ số hòa.

Cuối cùng, người sáng lập Infinex, Kain Warwick, và đồng sở hữu Bankless, David Hoffmann, cũng đã có một trận đấu boxing, và Hoffman là người chiến thắng.

Đọc thêm: An ninh DeFi cải thiện, CeFi trở thành điểm nóng của các vụ hack năm 2024

RELEVANT SERIES