Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Anzen Finance là gì? Dự án Stablecoin được đầu tư bởi Circle

Trong khi các stablecoin khác thường được bảo chứng bằng US Treasury Bill, Anzen được bảo chứng bằng Private Credit. Vậy điều này mang lại ưu nhược điểm gì cho Anzen Finance? Và dự án có gì nổi bật khác?
nguyennsh
Published Nov 25 2024
Updated Nov 26 2024
5 min read
anzen finance là gì

Anzen là gì?

Anzen là dự án stablecoin, cho phép người dùng staking các loại token để nhận về stablecoin của nền tảng - USDz. Mục tiêu của Anzen là trở thành nền tảng cung cấp stablecoin an toàn, minh bạch, đồng thời mang lại cơ hội gia tăng lợi nhuận cho người dùng thông qua mô hình hoạt động của Anzen.

Hiện tại, stablecoin USDz của Anzen đã được triển khai trên 5 mạng lưới blockchain, bao gồm Base, Ethereum, Blast, Manta và Arbitrum.

trang chủ anzen finance
Trang chủ Anzen Finance
advertising

Mô hình hoạt động của Anzen

Mô hình hoạt động của Anzen bắt đầu bằng việc cho phép người dùng stake các tài sản như USDC, USDT hoặc USDB để nhận stablecoin USDz. Stablecoin này có thể được sử dụng trong các hoạt động DeFi trên 5 mạng lưới khác nhau gồm Base, Ethereum, Blast, Manta và Arbitrum. Những ứng dụng DeFi phổ biến bao gồm:

  • Cung cấp thanh khoản trên các sàn DEX như Aerodrome, Uniswap…
  • Tham gia các nền tảng cho vay và thế chấp như Extra Finance...

Trong trường hợp không tham gia các hoạt động DeFi, người dùng vẫn có thể stake USDz để nhận về token sUSDz với tỷ lệ 1:1.

Tương tự như USDz, token sUSDz vẫn có thể được sử dụng để tham gia DeFi. Và điểm khác biệt với USDz, là người nắm giữ sUSDz có thể thu được lợi nhuận từ các tài sản bảo chứng cho stablecoin USDz.

Theo đội ngũ Anzen, USDz được bảo chứng bằng Tín dụng Tư nhân tại Mỹ (US Private Credit). Do đó, người nắm giữ sUSDz có thể nhận mức lãi suất dao động từ 9% đến 15% mỗi năm, một con số tương đối ổn so với các loại stablecoin khác.

Tuy nhiên, tài sản bảo chứng này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với các loại tài sản truyền thống khác. Tín dụng tư nhân là hình thức cho vay của các tổ chức tài chính dành cho doanh nghiệp mà không cần qua ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu. Vì thế, loại tài sản này không có sự bảo đảm từ chính phủ.

Điều này dẫn đến USDz có khả năng depeg sâu hơn so với các stablecoin khác trong trường hợp thị trường biến động mạnh, hoặc sự kiện thiên nga đen xảy ra.

stake trên anzen
Giao diện stake trên Anzen Finance. Nguồn: Anzen

Ngoài tính năng trên, Anzen còn có một sản phẩm khác hỗ trợ cho stablecoin USDz, đó là Vault. Cụ thể, Vault là sản phẩm cho phép người dùng có thể mua USDz với mức giá chiết khấu. Theo đó, mô hình hoạt động của Vault như sau:

  • Mua USDz với giá chiết khấu: Nhà đầu tư mua token USDz trái phiếu với mức giá thấp hơn giá trị danh nghĩa. Ví dụ, nếu giá trị danh nghĩa của USDz là 1 USD, người dùng có thể mua USDz trái phiếu với giá 0.95 USD hoặc thấp hơn, tùy thuộc vào mức chiết khấu.
  • Thời hạn đáo hạn cố định: USDz trái phiếu có thời gian đáo hạn cụ thể, yêu cầu người dùng giữ trái phiếu cho đến khi hết hạn. Khi đến hạn, nhà đầu tư sẽ nhận được số USDz tương ứng với USDz trái phiếu đã sở hữu, tạo ra lợi nhuận từ phần chênh lệch giữa giá mua và giá danh nghĩa của USDz.

Lấy ví dụ từ phương án đầu tiên của Anzen:

  • Thời hạn 90 ngày: Đây là khoảng thời gian người dùng cần giữ USDz trái phiếu trước khi đáo hạn.
  • Giá mua 0.98 USD/ 1 trái phiếu: Nhà đầu tư có thể mua USDz trái phiếu với giá 0.98 USD/1 trái phiếu.
apy anzen
APY trên Anzen Finance. Nguồn: Anzen

Nếu người dùng mua 1,000 USDz trái phiếu với giá 0.98 USD mỗi trái phiếu, tổng số tiền chi ra sẽ là 980 USD. Sau 90 ngày, người dùng sẽ nhận lại 1,000 USDz với giá trị 1 USD mỗi stablecoin. Như vậy, lợi nhuận thu về sau 90 ngày là 20 USD.

Vault được thiết kế để hỗ trợ dự án huy động vốn từ cộng đồng, tương tự cơ chế bán trái phiếu của các doanh nghiệp. Đồng thời, mô hình này góp phần tăng cường sự ổn định cho USDz bằng cách yêu cầu nhà đầu tư giữ stablecoin trong một thời gian nhất định, hạn chế tình trạng bán tháo đột ngột trên thị trường.

Đội ngũ dự án Anzen Finance

Đội ngũ đằng sau Anzen đều là những thành viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và blockchain, bao gồm:

  • Ben Shyong: Founder của Anzen. Anh hiện cũng là Co-founder của hai quỹ đầu tư nổi tiếng là Evernew Capital và Perseverance Capital Management.
  • Justin Wu: CMO tại Anzen. Trước đây anh từng làm việc tại những dự án Web3 như Inco, Mercurity Fintech Holding…
đội ngũ anzen
Đội ngũ dự án

Nhà đầu tư

Ngày 28/05/2024, Anzen huy động thành công 4 triệu USD vòng Seed, từ các quỹ đầu tư lớn như Mechanism Capital, Circle Ventures, IVC Ventures…

nhà đầu tư dự án anzen
Nhà đầu tư dự án

Các trang thông tin dự án

Dưới đây là các trang thông tin của Anzen:

Đọc thêm: Dawn là gì? Dự án phi tập trung hóa dịch vụ Internet toàn cầu

RELEVANT SERIES