Bitcoin biến động khi Hoa Kỳ đứng trước nguy cơ vỡ nợ
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ cảnh báo nguy cơ vỡ nợ
Trong lá thư gửi các nhà làm luật hôm 8/9, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ - bà Janet L.Yellen cho biết các biện pháp đặc biệt mà Bộ Tài chính sử dụng để cấp ngân sách tạm thời cho chính phủ từ ngày 1/8 sẽ hết hạn vào tháng tới.
Để trì hoãn kịch bản vỡ nợ xảy ra, tháng trước Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã dừng việc chi một số khoản tiền. Bà Yellen cảnh báo rằng một vụ vỡ nợ sẽ gây ra tác hại không thể khắc phục được đối với nền kinh tế Mỹ và các thị trường tài chính toàn cầu.
Nợ và thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ đã tăng vọt trong đại dịch Covid 19, sau khi chính phủ nước này thông qua các đạo luật có quy mô tài chính lớn nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế do tác động của dịch bệnh. Việc quốc hội không nâng trần nợ có thể sẽ đẩy chính phủ nước này vào cảnh vỡ nợ vì sự thiếu hụt tiền mặt, dẫn đến tình trạng rối loạn tài chính, thậm chí rơi vào vòng suy thoái kinh tế mới.
Trong bối cảnh đó, một Đảng viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện Hoa Kỳ cũng đã chia sẻ trên Twitter rằng:
“Hoa Kỳ không thể nào vỡ nợ bởi vì tất cả chúng ta đều có thể làm việc và đáp ứng nhu cầu tài chính tương ứng mà ta mong muốn.”
Phe Dân chủ cũng đang có một số phương án nhằm đưa vấn đề tăng trần nợ vào các dự luật quan trọng, như dự luật chi tiêu khẩn cấp để tái thiết và cứu trợ sau siêu bão Ida, các vụ cháy rừng và các đợt nắng nóng kỷ lục.
Bitcoin đã bắt đầu chuyển sang các sàn giao dịch phái sinh
Theo dữ liệu được báo cáo từ CryptoQuant, Bitcoin đang được gửi từ các sàn giao dịch lớn đến các sàn giao dịch phái sinh. Sự gia tăng lượng Bitcoin được chuyển lên sàn là dấu hiệu đáng lo ngại đối với những người tham gia thị trường. Bởi hầu hết các trường hợp chuyển tiền đến các sàn giao dịch phái sinh, thường sẽ kéo theo một đợt bán tháo. Trên Twitter gần đây ông cho biết:
“Cá voi đang gửi $BTC đến các sàn giao dịch phái sinh để tạo ra các vị thế mới hoặc lấp đầy lợi nhuận. Nếu bạn nhìn vào lịch sử dữ liệu, có thể thấy giá Bitcoin đã tăng trong thời gian dài sau khi tích lũy. Vị thế của chúng dường như là một vị thế chắc chắn”
Tuy nhiên, Giám đốc điều hành CryptoQuant đã đưa ra một kịch bản khác như là một số người nắm giữ BTC có thể bắt đầu tạo ra các giao dịch mới hoặc hỗ trợ cho những giao dịch trước đó. Chỉ đến khi thời điểm Bitcoin giảm mạnh xuống còn 46,000 USD, họ sẽ thanh lý chúng. Ông cũng nói thêm rằng thời điểm các ví này chuyển tiền sang sàn giao dịch khác, chúng đã tích lũy khối lượng lớn Bitcoin, điều này dẫn đến việc giá Bitcoin bùng nổ sau đó.
Vào tháng 10 năm ngoái, dòng tiền phái sinh đã tăng lên đáng kể, trước khi bắt đầu đợt tăng giá lớn cuối cùng, Bitcoin tăng cao từ 10,000 USD lên 60,000 USD. Lý do cho cú tăng giá mạnh mẽ này là vì các giao dịch sở hữu đòn bẩy tài chính cao.
Để đảm bảo cho những biến động lớn trên thị trường, hầu hết giao dịch nên được tài trợ bởi các sàn giao dịch phái sinh nhằm cung cấp tỷ suất lợi nhuận cao cho người dùng. Có thể thị trường sẽ không biến động ngay lập tức vì khối lượng giao dịch trên các sàn là quá lớn.
Tổng kết
Trước lời cảnh báo của Bộ trưởng Bộ tài chính Hoa Kỳ về nguy cơ vỡ nợ của nước này, các nhà giao dịch Bitcoin đang bắt đầu có tâm lý lo ngại về một đợt khủng hoảng trầm trọng của nền kinh tế toàn cầu. Điều đó dẫn đến một khối lượng giao dịch lớn được ghi nhận từ các sàn giao dịch chỉnh của Bitcoin chuyển sang các sàn phái sinh.
Liệu những động thái này có kéo theo sự biến động của thị trường tiền điện tử trong thời gian tới? Bạn nghĩ sao về điều này? Hãy để lại bình luận ở phía bên dưới nhé!
Đọc thêm: XRP tăng đột biến sau khi trở lại trên Coinbase và tin vui từ SEC