Bitcoin có phải là "liều thuốc hữu hiệu" chống lạm phát như lời đồn?

Bitcoin là “vị cứu tinh” của khủng hoảng lạm phát?
Các nhà phân tích của Bloomberg cho rằng Bitcoin đang tăng mạnh phần lớn do mối lo ngại về tình hình lạm phát ngày càng gia tăng. Đồng thời họ cũng nhấn mạnh dường như các nhà đầu tư đang tự bảo vệ mình khỏi cuộc khủng hoảng này bằng cách sử dụng Bitcoin.
Mới đây, các chuyên gia của Bloomberg thậm chí còn gọi đồng tiền vua là "hàng rào chống lạm phát tốt nhất hiện nay" và điều này tùy thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người.
Trong đó, một nhà phân tích có tên John đã nhận định rằng Bitcoin đã đạt mức giảm phát 99.996% trong 10 năm qua. Giá 1 BTC vào năm 2011 chỉ tương đương khoảng 0.004% của 1 BTC ở thời điểm hiện tại. Hơn nữa, CPI đã tăng lên 28% tính theo đồng USD trong thời gian đó.

Như MarginATM đã đưa tin (tại đây), vào ngày 11 tháng 11 (giờ Việt Nam), Bitcoin đã trỗi dậy và đạt ATH mới với con số $69,000 ngay khi Hoa Kỳ công bố chỉ số tiêu dùng gia tăng chóng mặt cũng nguy cơ đối mặt với cuộc khủng hoảng lạm phát. Kể từ năm ngoái, CPI đã tăng 6.2% tại Hoa Kỳ, đây là mức tăng nhanh nhất tính từ năm 1990 đến nay. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng lạm phát tăng cao gần 15% so với năm 1980.

Các nhà kinh tế học của Bloomberg ước tính rằng khoảng một nửa mức tăng giá gần đây của Bitcoin là do mối lo ngại của cộng đồng về lạm phát. Cụ thể Björn van Roye và Tom Orlik cho biết:
“Mô hình phân tích của chúng tôi cho thấy rằng đối với Bitcoin, chính sự gia tăng của lạm phát và việc mọi người đổ xô tìm cách bảo vệ tài sản của mình trước rủi ro đó là những động lực thúc đẩy mạnh mẽ giá BTC. Điều này đã tạo ra 50% biến động giá trong chu kỳ gần nhất của Bitcoin so với 20% vào năm 2017."
Tại sao Bitcoin lại là một hàng rào chống lạm phát?
Sự công nhận của cộng đồng tiền điện tử về Bitcoin như một biện pháp phòng ngừa lạm phát đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong chương trình Squawk Box của CNBC vào tháng trước, tỷ phú quản lý quỹ đầu cơ Paul Tudor Jones đã gọi tài sản này là tài sản phòng hộ tốt hơn vàng. Trong khi đó, JP Morgan cũng cho rằng Bitcoin có giá trị bền vững vì lý do tương tự.
"Clearly there is a place for #crypto and clearly it's winning the race against #gold at the moment," says @ptj_official on #bitcoin. "I would think that would also be a very good #inflation hedge. It would be my preferred one over gold at the moment." pic.twitter.com/CWbcSM8Sab
— Squawk Box (@SquawkCNBC) October 20, 2021
Trên thực tế, nguồn cung M2 (là các tài sản có tính chất thanh khoản cao, nhưng không phải tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng) của Hoa Kỳ đã tăng gần 40% chỉ trong hai năm qua. Tuy nhiên các chính sách về nguồn tiền dành cho Bitcoin lại đang duy trì ở mức cố định và dường như có xu hướng giảm dần. Nguồn cung Bitcoin cũng không vượt quá con số 21 triệu BTC, điều này đã tạo ra sự khan hiếm cho tài sản. Có lẽ đây cũng là một trong những lý do khiến giá của loại tiền điện tử ngày càng tăng cao.
Song ở một diễn biến khác, một số chuyên gia của Bloomberg đã thừa nhận rằng Bitcoin vẫn chưa có đủ niềm tin để hoàn toàn được coi là một biện pháp phòng ngừa lạm phát hiệu quả. Wilfred Daye - người đứng đầu của quỹ đầu tư Securitize Capital cũng nhận định vàng là một lựa chọn thay thế tốt hơn, mặc dù Bitcoin là một điều gì đó mới lạ hơn.
Tổng kết
Nhiều nhà phân tích đã khẳng định về tầm quan trọng của Bitcoin đối với cuộc khủng hoảng lạm phát ở Hoa Kỳ và trên thế giới. Ở thời điểm hiện tại, đồng tiền vua vừa hoàn thành bản cập nhật đáng mong chờ nhất năm 2021 - Taproot vào ngày 14 tháng 11, giá BTC hiện đang giao dịch quanh mức giá $65,732. Hơn nữa, chuyên gia dự đoán PlanB cũng đã đưa ra những thay đổi trong mô hình S2F, giảm mức giá dự kiến của Bitcoin vào tháng 12 tới xuống $100,000.

“Anh cả” Bitcoin dường như ngày càng khẳng định được vị trí ngôi vương cũng như giá trị bền vững của mình. Liệu đồng coin này có đạt sự kỳ vọng trở thành tài sản an toàn nhất và tiến tới ATH mới trong tương lai hay không? Bạn nghĩ gì về tiềm năng mạnh mẽ của Bitcoin, hãy để lại bình luận bên dưới nhé!