Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ cao hơn dự đoán, Bitcoin phản ứng tích cực

Tỷ lệ thất nghiệp (NFP) của Mỹ được công bố ở mức 3.7%, cao hơn mức dự đoán 0.2%. Chỉ số chứng khoán Mỹ tăng trong ngắn hạn, thị trường crypto phản ứng tích cực. 
Avatar
kaylin
Published Sep 02 2022
Updated Nov 13 2023
4 min read
thumbnail

Tỷ lệ thất nghiệp (NFP) của Mỹ được công bố ở mức 3.7%, cao hơn mức dự đoán 0.2%. Chỉ số chứng khoán Mỹ tăng trong ngắn hạn, thị trường crypto phản ứng tích cực. 

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đạt 3.7%

Theo báo CNBC đưa tin (tại đây), 19:30 ngày 2/9, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ được công bố ở mức 3.7%, cao hơn dự đoán là 3.5%. Đây cũng là mức cao nhất trong năm 2022.

Nền kinh tế Mỹ đã có thêm 315,000 việc làm trong tháng 8. Con số này thấp hơn mức ước tính của Dow Jones là 318,000 việc làm.

Tiền lương của người lao động tiếp tục tăng, mặc dù thấp hơn một chút so với kỳ vọng. Thu nhập trung bình hàng giờ tăng 0.3% một tháng và 5.2% so với năm 2021.

Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đã đặt FED vào tình thế khó khăn trong việc cố gắng kiểm soát lạm phát.
Lạm phát tại Mỹ đang tăng mạnh do sự mất cân bằng cung cầu, kích thích lớn từ FED và Quốc hội, và cuộc chiến ở Ukraine đã khiến chi phí sinh hoạt tăng vọt.

Theo đó, vào những năm 1980, vì muốn giảm lạm phát mà chủ tịch FED thời bấy giờ là Paul Volcker đã thiết kế hai cuộc suy thoái lớn, nhưng khá ngắn. Vào tháng 12/1982, tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh mới ở mức 10.8% trong cuộc suy thoái lần thứ 2 kéo dài 16 tháng.

Bất chấp quỹ đạo tăng lãi suất mạnh mẽ của FED, vào tháng 7, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ ở mức 3,5%. Nó phù hợp với mức thấp nhất kể từ năm 1969. Chỉ số này từng được dự đoán vẫn ở mức 3.5% trong tháng 8. 

“Tỷ lệ thất nghiệp có lẽ phải lên trên 5%, hy vọng không cao hơn nhiều. Nhưng nó có thể tăng lên 6%.” Theo nhà kinh tế học Stephen Roach.

Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 8 là 3.7%, tăng cao hơn mức 3.5%. Đây là một tín hiệu đáng mừng. Trong các bài phát biểu của mình, chủ tịch FED từng tuyên bố ông sẽ không áp dụng các chính sách như Volcker để kìm hãm lạm phát.

Việc tỷ lệ thất nghiệp tăng cao có thể khiến FED xem xét lại việc tăng mạnh lãi suất trong cuộc họp vào ngày 22/9 sắp tới.

Đọc thêm: Bitcoin về đâu nếu FED tiếp tục tăng lãi suất?

Thị trường phản ứng tích cực

Ngay khi số liệu này được công bố, chỉ số S&P500 tăng 0.9% lên mức 3,997 điểm chỉ trong 1 giờ. Bên cạnh đó, thị trường crypto cũng phản ứng tích cực. BTC được giao dịch quanh vùng 20,303 USD, tăng 1.12%. Tương tự, Ethereum tăng 2.37% lên vùng 1.629 USD.

Chỉ số sợ hãi và tham lam đang ở 25, tăng 5 điểm trong 24h qua. Thị trường vẫn còn ở mức “sợ hãi tột độ".

Trong ngắn hạn, vốn hoá thị trường crypto phá vỡ xu hướng giảm

Trên khung H4, sau khi hỗ trợ 920 tỷ USD, vốn hoá thị trường crypto đã tăng trở lại và phá vỡ xu hướng giảm giá. Đến 20:15, dòng tiền tiếp tục chảy vào thị trường, khả năng cao vốn hoá có thể đóng nến trên đường Lead 1 của chỉ báo Ichimoku.

Dù đã phá vỡ xu hướng giảm giá, vốn hoá thị trường vẫn chưa xác nhận xu hướng tăng. Xu hướng chính trên khung ngày và tuần của vốn hoá đang thiên về giảm giá.

Đến ngày 13/9, Mỹ sẽ công bố chỉ số lạm phát CPI. Trong 10 ngày tới, Bitcoin và altcoin có thể bước vào đợt sóng hồi ngắn (hoặc sideways) do ảnh hưởng tích cực thì tin tức vĩ mô trên thị trường.

Đọc thêm: Ứng biến thế nào với những biến động của Bitcoin trong tháng 9? 

RELEVANT SERIES