Cách quản lý vốn trong Margin với đòn bẩy lớn
Xin chào anh em! Hôm nay mình sẽ giới thiệu với anh em về một số cách quản lý vốn khi anh em Trade Contract trên các Platform như Bingbon, Snapex hay LMT.
Các phong cách Trade Futures với đòn bẩy lớn
Nếu anh em hay Trade trên Snapex, Bingbon hay LMT thì chắc cũng đã hiểu sơ sơ về các sàn giao dịch này. Các sàn này hỗ trợ giao dịch Contract đơn giản với đòn bẩy cao từ x10 đến tối đa là x125. Vì vậy cách giao dịch hợp với các sàn giao dịch này thường là ngắn hạn đến trung hạn.
Ngắn hạn thì tính trong ngày, còn trung hạn mình đề cập ở đây thường từ một ngày đến một tuần.
Cách quản lý vốn cho Scalping
Scalping là gì?
Scalping là phương pháp giao dịch được rất nhiều trader yêu thích. Đặc biệt là với những trader yêu thích phong cách “đánh nhanh rút gọn”, thời gian tính từ lúc bắt đầu thực thi lệnh cho tới khi kết thúc đều rất ngắn ngủi.
Vì target ngắn nên Scalper thường sử dụng đòn bẩy cao để nhân lợi nhuận của mình lên nhiều lần. Scalper có tần suất giao dịch cao nên thường chỉ thích hợp cho anh em có thời gian Trade toàn thời gian.
Cách quản lý vốn với Scalping
Chia tài khoản ra các phần bằng nhau
Cách quản lý này đơn giản và khá dễ sử dụng. Anh em chỉ cần chia tài khoản mình ra các phần vốn bằng nhau để hạn chế rủi ro thua lỗ hết tài khoản trong một cú trade.
Mình lấy ví dụ: Nếu anh em có 20,000$ trong tài khoản giao dịch thì anh em có thể chia tài khoản thành 100 phần bằng nhau, tương đương với 200$ (mỗi lệnh sẽ tầm 1% tài khoản). Anh em có thể chia nhỏ hơn nếu muốn.
Việc chia nhỏ như vậy để tránh tình trạng anh em gặp Drawdown (chuỗi thua lỗ liên tục) mà vẫn có tiền để ở lại thị trường.
Cách thao tác trên Snapex
Bước 1: Tùy chỉnh lại Setup chốt lời cắt lỗ sau cho phù hợp với mình.
Trước tiên anh em nên tùy chỉnh lại các Setup chốt lời, cắt lỗ mặc định trên Snapex.
Ở đây Setup mặc định của sàn là Take Profit là 200% và Stoploss là 80%. Anh em có tùy chỉnh lại theo ý mình.
Việc này mình thấy cần thiết cho anh em vì nó sẽ tránh tình trạng gồng lỗ quá đà dẫn tới việc thua lỗ nhiều hơn số mà anh em có thể chịu được.
Sau khi Order xong và tiến hành đặt lệnh để giao dịch thì anh em chỉ cần nhập “số tiền bảo lãnh” vào là hệ thống sẽ tính toán tiền lời và lỗ tối đa cho anh em.
Như hình trên mình nhập tiền bảo lãnh là 200 USDT và chỉnh Leverage 100. Hệ thống sẽ tính toán cho mình giá chốt lời, giá cắt lỗ dự kiến cũng như số tiền mất và được khi chạm Stop Loss và Take Profit.
Lưu ý
Scalping là một phương pháp giao dịch trên khung thời gian khá ngắn thường là M15 hoặc M30. Anh em Trade mới không nên bắt đầu giao dịch Scalping. Đây là một phương pháp giao dịch khá khó, đòi hỏi Trade phải có kinh nghiệm và một hệ thống giao dịch phù hợp để xử lý các tín hiệu giao dịch trong thời gian ngắn.
Quản lý vốn với Swing Trade
Nói nôm na là anh em sẽ trade theo những con sóng của thị trường. Swing Trade có lợi nhất khi thị trường có sóng lớn.
Cách quản lý vốn với Swing Trade
Có hai cách quản lý:
Thứ nhất cũng là cách đơn giản nhất là anh em chia vốn mình ra thành nhiều phần bằng nhau như cách mình chia sẽ ở phần quản lý vốn với Scalping.
Thứ hai là anh em tùy chỉnh số tiền bảo lãnh của mình để khớp với số tiền Max Loss của mình. Cách này mình sẽ hướng dẫn chi tiết ở dưới.
Bước 1: Xác định số tiền mình có thể mất tối đa cho một giao dịch là bao nhiêu
Mình ví dụ: Với tài khoản 20,000 USDT như ở ví dụ trên thì mình Max Loss mình chọn sẽ là 200 USDT hoặc nhiều hơn, cái này tùy mỗi người. Profit và Risk anh em tự cân nhắc khi đưa lên bàn cân.
Ý nghĩa Max Loss ở đây là có nghĩa là số tiền tối đa mà anh em có thể mất khi giao dịch đó diễn ra không theo ý của anh em. Và khi mất số tiền này anh em cũng không cay cú mà vẫn bình tĩnh để trade được.
Bước 2: Xác định Stop Loss và Take Profit của giao dịch của mình từ đó tính được tỷ lệ RR (Risk: Reward)
Như hình dưới đây, sau khi phân tích Chart BTCUSDT mình quyết định mở một lệnh Long như trên hình.
Entry ở 8540, Stop Loss ở 8400 và Take Profit ở 9080.
Như trên hình tỷ lệ RR là 3.85, tỷ lệ này có nghĩa là nếu cú Trade thành công thì mình được 3.85 còn mất thì chỉ mất 1.
Bước 3: Xác định khối lượng vào lệnh
Để tính khối lượng vào lệnh anh em lấy:
Max Loss/Leverage/(Giá entry/Giá Stop Loss - 1)
Nếu mình sử dụng đòn bẩy là x10 thì khối lượng vào lệnh của mình là: 200/10/(8540/8400 - 1) = 1200$
Đây là cách tính thủ công, còn trên một số sàn như Snapex thì họ có hỗ trợ anh em về vấn đề này.
Thao tác trên Snapex
Khi anh em xác định được Max Loss thì chỉ cần tùy chỉnh số tiền bảo lãnh của anh em to nhỏ tùy theo đòn bẩy sao cho số tiền “mất” đúng số Max Loss của anh em là được.
Anh em có thể thấy nếu tiền bảo lãnh của mình điền vào là 1220$ thì khi giao dịch này cắt Stop Loss mình chỉ mất 200$.
Nếu mình sử dụng đòn bẩy x25 thì sao?
Nếu sử dụng đòn bẩy cao hơn thì mình sẽ chỉnh số tiền bảo lãnh nhỏ xuống sao cho số tiền mất vẫn là 200$.
Lưu ý
Cách quản lý vốn này sẽ giúp anh em Swing Trade quản lý vốn tốt hơn cách chia đều số tiền, đồng thời cũng tách rủi ro của việc sử dụng Margin cao ra.
Rủi ro của mỗi giao dịch sẽ được đánh đồng với nhau, anh em chỉ cần một tỷ lệ RR hợp lý cộng với Win Rate tương đối ok thì anh em sẽ kiếm được tiền đều đặn từ thị trường.
Tổng Kết
Như vậy thì mình đã giới thiệu với anh em 2 cách quản lý vốn thường được sử dụng trên Snapex và các platform tương tự như Bingbon và LMT. Hy vọng nhờ vào 2 cách quản lý vốn này mà anh em sẽ kiếm được tiền đều đặn từ thị trường.
Đăng ký tài khoản trên các sàn tại:
Để hỗ trợ anh em tối đa, Team mình sẽ làm các Video nhận định thị trường hàng ngày và chia sẻ các giao dịch mà đội ngũ phân tích kỹ thuật Team mình nghĩ là tiềm năng ở kênh Youtube & Telegram MarginATM. Join ngay để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích!