Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Vốn hoá thị trường giảm 60 tỷ USD khi chỉ số CPI cao hơn kỳ vọng

19:30 ngày 13/8, Mỹ đã công bố chỉ số lạm phát giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 8 là 8.3%, cao hơn mức dự kiến 8.1%. Thị trường crypto lao đao vì tin này.
kaylin
Published Sep 13 2022
Updated Jun 28 2023
4 min read
thumbnail

19:30 ngày 13/8, Mỹ đã công bố chỉ số lạm phát giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 8 là 8.3%, cao hơn mức dự kiến 8.1%. Thị trường crypto lao đao vì tin này.

Chỉ số CPI trong tháng 8 là 8.3%

Theo thông tin từ Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố vào tối 13/9 cho thấy chỉ số lạm phát của quốc gia này trong tháng 8 mức 8.3%. Đây là mức thấp nhất trong 4 tháng qua nhưng lại cao hơn dự báo là 8.1%. 

Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 0.1% trong tháng và 8.3% trong năm qua. Nếu loại trừ chi phí lương thực và năng lượng biến động, CPI tăng 0.6% so với tháng 7 và 6.3% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo ước tính của Dow Jones, các nhà kinh tế đã kỳ vọng lạm phát giảm 0.1% và lạm phát cốt lõi tăng 0.3%. Các ước tính tương ứng giữa các năm là 8% và 6%.

Trong tháng 8, giá năng lượng giảm 5%, kéo theo chỉ số xăng dầu giảm 10.6%. Tuy nhiên, chỉ số lương thực lại tăng 0.8% và chi phí ăn ở (chiếm khoảng 1/3 tỷ trọng CPI) tăng 0.7% trong tháng và tăng 6.2% so với cùng kỳ năm 2021.

Dịch vụ chăm sóc y tế cũng tăng 0.8% trong tháng và tăng 5.6% so với cùng kỳ năm 2021. Giá xe mới tăng 0.8% trong khi xe đã qua sử dụng giảm 0.1%.

Theo công cụ đo lường FedWatch của CME Group, sau khi CPI được công bố các nhà giao dịch đã loại bỏ hoàn toàn khả năng Fed chỉ tăng 0.5% trong cuộc họp sắp tới. Theo đó, 78% dự đoán Fed có thể tăng lãi suất 0.75% và 22% dự đoán là 1%.

“Fed đang theo dõi xem lạm phát đến từ đâu. Rất rõ ràng, lạm phát đang đến từ thức ăn, phương tiện đi lại và tiền thuê nhà. Đây là điều khó khăn nhất mà Fed phải đấu tranh vào thời điểm này”. Quincy Krosby - nhà chiến lược phân cổ phiếu tại LPL Financial cho biết.

Nhìn chung, trong năm 2022, nền kinh tế đã gặp khó khăn và lạm phát đóng vai trò quan trọng. 

Các nhà hoạch định chính sách của Fed lo ngại về khoảng cách lớn giữa tỷ lệ việc làm và lực lượng lao động hiện có. Điều này đã dẫn đến việc tăng lương và gây áp lực lên giá cả.

Vốn hoá thị trường crypto giảm về dưới 1,000 tỷ USD

Sau khi chỉ số CPI được công bố, thị trường crypto biến động dữ dội, Trong 1h qua, vốn hoá thị trường bốc hơi hơn 60 tỷ USD. Con số này tương đương vốn hoá USDT - đồng stablecoin xếp thứ 3 thị trường theo vốn hoá. Bên cạnh đó, Bitcoin giảm gần 5% về dưới 21,400 USD, Ethereum giảm về 1,623 USD, tương đương 6.5%. 

Như MarginATM đã đưa tin (tại đây) vào sáng nay (13/9), ngoài điều kiện vĩ mô xấu, Bitcoin giảm giá có thể vì các tín hiệu theo phân tích kỹ thuật báo hiệu đảo chiều. Hiện Bitcoin đang di chuyển theo đúng kịch bản ở bài trước.

Trong 1h qua, các khoản thanh lý tiền điện tử đã diễn ra ồ ạt với tổng khối lượng 103 triệu USD, chiếm khoảng 30% số tiền bị thanh lý trong ngày. Tổng số ETH bị thanh lý trong 1h qua hơn 40.7 triệu USD, con số này thậm chí còn cao hơn BTC (25.3 triệu USD).

Đến 21h cùng ngày, vốn hoá thị trường crypto đã giảm gần 70 tỷ USD. Theo phân tích kỹ thuật, vùng histogram của chỉ báo MACD đã xuất hiện phân kỳ đảo chiều xu hướng (giá tăng nhưng vùng histogram lại giảm về dưới 0). 

Bên cạnh đó, theo tính chất của Ichimoku, khi giá nằm xa vùng mây sẽ có xu hướng bị hút ngược về mây. Hiện vốn hoá đang được cản bởi hỗ trợ 976 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu áp lực bán tiếp tục gia tăng, vốn hoá có thể phá vỡ vùng này.

Trên khung tuần, vốn hoá được đỡ bởi đường MA200. Đây là đường hỗ trợ cứng của vốn hoá ở vùng này. Khả năng cao vốn hoá sẽ không giảm xuống dưới 900 tỷ USD vì trước đó đã xuất hiện nến hammer báo hiệu đảo chiều xu hướng.

RELEVANT SERIES