Gã khổng lồ Citi và State Street tham gia mảng lưu ký crypto

Đây không phải lần đầu tiên ngân hàng này quan tâm đến lưu ký crypto. Trước đó, State Street đã từng hợp tác với Taurus để phát triển công nghệ lưu ký.
Hiện tại, State Street là ngân hàng lưu ký lớn thứ hai thế giới với 46,600 tỷ USD tài sản được lưu ký (AUC), trong khi Citi đứng thứ tư với 25,000 tỷ USD.

Trong gần ba năm qua, các ngân hàng Mỹ đã bị hạn chế tham gia vào lĩnh vực lưu ký tài sản số do quy định SAB 121 của SEC. Điều này khiến State Street phải thay đổi chiến lược nhiều lần, từ việc thành lập State Street Digital vào năm 2021, hợp tác với Copper vào năm 2022, đến khi phải tạm dừng kế hoạch lưu ký do quy định pháp lý và sự ra đi của lãnh đạo mảng tài sản số Nadine Chakar.
Đầu năm 2023, ngân hàng đã cắt giảm nhân sự và sáp nhập bộ phận tài sản số vào mảng dịch vụ tài sản truyền thống.
Đầu năm 2024, Bitcoin ETF đã ra mắt. Những hạn chế của SAB 121 khiến các ngân hàng lưu ký không thể tham gia dù thị trường ghi nhận khối lượng giao dịch khổng lồ.
Để tháo gỡ rào cản, các ngân hàng đã thúc đẩy mạnh mẽ việc bãi bỏ SAB 121 tại Quốc hội, nhưng không thành công. Sau đó, SEC đã cấp ngoại lệ cho một số ngân hàng đủ điều kiện, mở ra cơ hội mới cho các tổ chức tài chính tham gia lưu ký tài sản số.

Khảo sát do State Street thực hiện vào giữa năm 2024 cho thấy nhu cầu lưu ký tài sản số từ khách hàng gia tăng mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực crypto. Nhận thấy tiềm năng này, vào tháng 8/2024, State Street đã lên kế hoạch quay lại thị trường, hợp tác với Taurus và bổ nhiệm lãnh đạo mới cho mảng tài sản số.
Trong khi đó, Citi từng cung cấp dịch vụ lưu ký cho startup BondbloX tại Singapore, nền tảng cho phép chia nhỏ quyền sở hữu trái phiếu. Năm 2023, ngân hàng này ra mắt nền tảng Citi Integrated Digital Assets Platform (CIDAP), triển khai Citi Token Services dành cho tiền gửi token hóa của doanh nghiệp. Đồng thời, nền tảng cũng thực hiện nhiều thử nghiệm với blockchain công khai.
Vào năm 2022, Citi từng hợp tác với Metaco. Nhưng sau đó, Metaco bị Ripple mua lại. Citi được cho là đang tìm kiếm đối tác lưu ký mới. Dù tham gia vào lĩnh vực này từ sớm, Citi vẫn hoạt động khá kín tiếng so với các ngân hàng khác.
Trái ngược với Citi, vào năm 2024, BNY Mellon, ngân hàng lưu ký lớn nhất thế giới, đã được cấp ngoại lệ SAB 121 và trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên tham gia lưu ký tài sản số.
Trước đó vào năm 2020, Northern Trust, ngân hàng lưu ký tại Mỹ đã hợp tác với SC Ventures của Standard Chartered để thành lập Zodia Custody, giải pháp lưu ký tiền điện tử dành cho các nhà đầu tư tổ chức.
Dù không nằm trong nhóm ngân hàng lưu ký hàng đầu, Standard Chartered vẫn tích cực tham gia lĩnh vực này, thông qua Zodia Custody và các sáng kiến lưu ký crypto trực tiếp.
Việc State Street và Citi gia nhập cuộc đua lưu ký tài sản số đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc hợp thức hóa dịch vụ lưu ký crypto trong ngành ngân hàng truyền thống. Khi các tổ chức tài chính lớn ngày càng quan tâm đến blockchain và crypto, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực lưu ký tài sản số dự kiến sẽ ngày càng khốc liệt.
Đọc thêm: Blockaid gọi vốn thành công 50 triệu USD