Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Trung Quốc dẫn độ thành công trùm lừa đảo đội lốt dự án crypto trị giá 68 tỷ USD

Số tiền mà nghi phạm người Trung Quốc và đồng phạm chiếm đoạt được tương đương 15% tổng GDP dự báo của Việt Nam trong năm 2024.
Avatar
Hunt
Published Aug 23 2024
Updated Aug 23 2024
5 min read
dẫn độ trùm lừa đảo trung quốc

Ngày 23/08/2024, Chính phủ Trung Quốc đã thông báo về việc thành công dẫn độ Zhang Yufa - nhà sáng lập Tập đoàn MBI từ Thái Lan về nước. Đây là một trong những diễn biến quan trọng trong cuộc điều tra về kế hoạch lừa đảo crypto lớn nhất Trung Quốc, với số tiền ước tính lên đến 68 tỷ USD và hàng triệu nạn nhân.

zhang yufa dẫn độ về trung quốc
Zhang Yufa bị dẫn độ về Trung Quốc

Zhang Yufa, người được biết đến như là một trong những nhà sáng lập ngành kinh doanh đa cấp (MLM) tại Trung Quốc, đã bắt đầu hành vi lừa đảo của mình từ năm 2008. Ông thành lập Hongdao Coffee House, với mục đích không phải là kinh doanh cà phê mà là để lôi kéo các nhà đầu tư tham gia với hứa hẹn chia cổ tức và hoàn lại tiền sau 5 năm.

Đây thực chất là một kế hoạch Ponzi, nhưng vào thời điểm đó nhiều người chưa nhận thức được và đã đầu tư vào dự án này. Cuối cùng Zhang Yufa đã bỏ trốn ra nước ngoài.

Đến năm 2009, Zhang Yufa tiếp tục thành lập Tập đoàn MBI tại Malaysia, nơi ông phát triển một hệ thống lừa đảo tinh vi hơn bằng cách sử dụng các kế hoạch đầu tư crypto.

công ty mbi
Công ty MBI International thuở còn hoạt động đã kết hợp với rất nhiều công ty có tiếng tại Trung Quốc

Tập đoàn MBI, do Zhang Yufa sáng lập, đã triển khai một hệ thống lừa đảo đa cấp (Ponzi) phức tạp, hoạt động dưới danh nghĩa các dự án đầu tư tài chính và crypto. MBI tạo ra nền tảng quản lý tài chính crypto mang tên MFC (Money Financial Currency), được giới thiệu như một loại crypto độc lập.

Người tham gia được yêu cầu nộp tiền để mua các "điểm đổi chác" (barter points) hoặc M-coin trên nền tảng này. Để thu hút sự tham gia, MBI hứa hẹn rằng các khoản đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận cao và ổn định, với giá trị của các "điểm đổi chác" hoặc M-coin sẽ chỉ tăng mà không giảm.

mô hình ponzi
Mô hình Ponzi lấy tiền của người sau trả tiền cho người trước

Cấu trúc hoạt động của MBI dựa trên mô hình kim tự tháp, trong đó những người tham gia ban đầu được khuyến khích tuyển dụng thêm thành viên mới và nhận phần trăm lợi nhuận từ các thành viên mà họ giới thiệu. Hệ thống này đòi hỏi liên tục có người mới tham gia để duy trì dòng tiền cho những người đã đầu tư trước đó.

advertising

MBI còn tinh vi hơn khi đưa ra các quy định về việc rút tiền, trong đó chỉ cho phép thành viên rút 55% số tiền mặt, 30% số tiền còn lại phải tiếp tục được đầu tư vào các Barter point. Ngoài ra thì còn 10% dùng làm phí giao dịch, và 5% phải sử dụng để mua hàng hóa từ "Mmall Mall" – một hệ thống bán lẻ trực tuyến do MBI quản lý. Mô hình này khiến người tham gia bị cuốn vào vòng xoáy đầu tư liên tục mà không dễ dàng rút ra được.

Điều này đã khiến nhiều người kiếm được tiền lúc ban đầu, nhưng cũng dẫn đến việc hàng ngàn người khác mất trắng khi dự án này sụp đổ.

Zhang Yufa đã tạo dựng hình ảnh của MBI như một công ty từ thiện, thường xuyên quảng bá các hoạt động từ thiện và mời gọi các nhân vật nổi tiếng để tạo lòng tin cho các nhà đầu tư.

Nghi phạm cũng đầu tư mạnh mẽ vào việc quảng cáo và marketing tại các khu vực “nhà giàu” để làm tăng uy tín cho công ty. Zhang cũng tiếp tục lừa đảo bằng cách phát hành thêm 900 triệu WCG (Walker Gold) và trao đổi với crypto khác để mang lại lợi ích cá nhân.

biểu tình công ty mbi
Người dân Trung Quốc biểu tình đòi lại tiền vào những năm 2019 sau khi công ty MBI sụp đổ

Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2019, Tập đoàn MBI đã lừa đảo hàng triệu người dùng tại Trung Quốc với số tiền lừa đảo lên tới 68 tỷ USD. Nhiều nạn nhân đã cố gắng ra nước ngoài để đòi bồi thường nhưng không thành công.

Việc dẫn độ thành công Zhang Yufa là một bước tiến lớn trong việc truy tố các tội phạm lừa đảo liên quan đến crypto xuyên quốc gia của chính quyền Trung Quốc. Đồng thời cũng là cách để quốc gia này siết chặt quy định về giao dịch crypto và các hoạt động liên quan.

Các mô hình theo kiểu kim tự tháp tạo ra ảo tưởng rằng việc đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận khổng lồ mà không cần nhiều công sức, nhưng thực chất đây chỉ là một chiêu trò nhằm chiếm đoạt tài sản.

Những lời hứa về lợi nhuận cao và rủi ro thấp sẽ không bao giờ  tồn tại và là một cảnh báo rõ ràng cho mọi người rằng không nên dễ dàng tin vào những cơ hội đầu tư quá hấp dẫn. Đôi khi, những điều tưởng chừng như dễ dàng lại ẩn chứa những rủi ro và hậu quả rất lớn.

Đọc thêm: USDD chỉ còn được bảo chứng bằng TRX sau khi TRON rút 720 triệu USD BTC

RELEVANT SERIES