Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

DeFi sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021

Tài chính phi tập trung (DeFi) đã tạo ra một làn sóng mới cho không gian tiền điện tử ngay từ những ngày đầu ra mắt.
Avatar
alice
Published Apr 09 2021
Updated Aug 03 2022
4 min read
thumbnail

DeFi đang trên đà phát triển

Tài chính phi tập trung (DeFi) đã tạo ra một làn sóng mới cho không gian tiền điện tử ngay từ những ngày đầu ra mắt. Từ thời điểm đó tới bây giờ, có thể sự cường điệu đã dần hạ nhiệt nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy nó sẽ phổ biến hơn trong năm 2021 này.

DeFi là một hệ sinh thái bao gồm các ứng dụng tài chính được xây dựng trên blockchain. Điều này được thực hiện thông qua các hợp đồng thông minh (smart contract), không có sự kiểm soát của chính phủ hoặc bất kỳ tổ chức nào, không có người trung gian và rút ngắn đáng kể các bước trong quy trình hoạt động so với hệ thống tài chính truyền thống thông thường.

Từ tháng 7/2020, các dự án trong nhóm DeFi đã đem lại lợi nhuận cực khủng cho các nhà đầu tư. DeFi từ đó cũng nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng crypto. 

Sự phổ biến hiện tại của nó được ghi nhận nhờ các tùy chọn nó có trên blockchain nhằm thay thế cho các bên trung gian như các ngân hàng và công ty môi giới truyền thống. Các tùy chọn ở đây là cách nó quản trị giúp cho các khoản thanh toán trở nên minh bạch hơn, dân chủ hóa quyền tiếp cận tới tài chính toàn cầu cho tất cả mọi người.

Giá trị của DeFi đang tiếp tục tăng vọt, tính tới thời điểm viết bài, tổng giá trị bị khóa (TVL) trong các dự án DeFi đã là con số 52 tỷ đô la. So sánh với đầu năm 2019, con số này là khoảng 40 triệu đô la. Điều này đã nói lên sự tăng trưởng vượt trội và sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng dành cho nó.

Rủi ro trong DeFi là không thể tránh khỏi

Mặc dù tăng trưởng mạnh nhưng không có nghĩa là DeFi không có rủi ro. Mức độ biến động cao cũng gây ra nhiều tổn thất vô thường (impermanent loss) cho người dùng khi giá của các token DeFi giảm so với giá trị ban đầu của nó. Có nhiều dự án đã trải qua tổn thất này trong năm ngoái.

Một mối nguy hiểm khác đến từ các tin tặc, những kẻ đang ngày càng nhắm mục tiêu vào DeFi. Năm 2021 chúng ta đã chứng kiến Yearn.Finance bị hack mất 11 triệu đô la hồi tháng 2 và DODO bị hack mất 3.8 triệu đô la trong tháng 3 vừa qua.

Lừa đảo cũng là một điều quan trọng cần chú ý. Bản chất phi tập trung (tài chính mở) của DeFi đã dẫn đến một số lượng lớn các kế hoạch bơm và bán phá giá, chương trình quà tặng giả mạo, exit scams... Theo công ty phân tích blockchain CipherTrace, exit scam chiếm 99% các âm mưu gian lận vào cuối năm ngoái. Với giá trị tài sản tẩu thoát lên tới 1.9 tỷ đô.

Sự tin tưởng từ cộng đồng

Dù vậy, cộng đồng vẫn tiếp tục tin tưởng vào DeFi và do đó sự phát triển sẽ tiếp tục tiếp diễn. Người dùng cá nhân, tổ chức và công ty có giá trị cao đang đặc biệt quan tâm đến nó vì họ muốn đầu tư những khoản tiền khổng lồ và tìm cơ hội gia nhập ngành công nghiệp đang lên blockchain. 

Nhu cầu xuất hiện nhiều là động lực thúc đẩy DeFi tích hợp ngày càng nhiều các tiện ích và công cụ tài chính tối ưu để tối đa hóa sự lựa chọn cho người dùng.

Cộng đồng vẫn thường nói “DeFi không phải là xu hướng, DeFi chính là tương lai”. Có lẽ điều này đúng khi nhìn vào sự phát triển của nó thời gian qua. 

DeFi có thể mang đến cho các nhà đầu tư những trải nghiệm rất bổ ích với nhiều cơ hội kiếm tiền từ crypto nói riêng và ngành blockchain nói chung. Tuy nhiên người dùng cần có những cân nhắc thận trọng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào và kiến thức chính là điều quan trọng giúp bạn sống sót trong thị trường này.

Đọc thêm: Tấn công DeFi chiếm hơn nửa vụ hack

RELEVANT SERIES