Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Dữ liệu on-chain đặc sắc của Bitcoin tháng 5/2021

Có thể ví ngày 19/5/2021 không khác nhiều lắm ngày 14/3/2020 khi thanh khoản toàn thị trường crypto bị rút một cách nghiêm trọng, nhưng tâm lý thị trường năm nay đã khác.
Avatar
Sammie
Published Jun 01 2021
Updated Jul 20 2022
10 min read
thumbnail

Có thể ví ngày 19/5/2021 không khác nhiều lắm ngày 14/3/2020 khi thanh khoản toàn thị trường crypto bị rút một cách nghiêm trọng, nhưng tâm lý thị trường năm nay đã khác, dù đám đông có lo sợ nhưng dưới sự chống lưng của rất nhiều tổ chức thì cái nhìn tích cực về thị trường sẽ tăng trưởng vẫn được duy trì.

Đâu là cơ sở? Tiếp tục cùng tìm hiểu kết luận này thông qua hàng loạt con số dưới đây nhé.

Giá BTC/USDT. Nguồn Glassnode

Định giá toàn thị trường tăng từ 2020

Khi thị trường Bitcoin phát triển về định giá, nó vừa thu hút, vừa yêu cầu lượng vốn và khối lượng giao dịch lớn hơn để duy trì và tăng trưởng lâu dài. Một động lực chính của chu kỳ tăng này chắc chắn là dòng vốn tổ chức, phần lớn là để đáp ứng với phản ứng bất thường về tiền tệ và tài khóa đối với đại dịch COVID.

Lớn nhất có thể kể đến như GrayScale GBTC Trust, từ 2020 đến nay họ đã mua vào lượng lớn BTC và thúc đẩy sự gia nhập của các tổ chức khác vô cùng lớn. Mặc dù tư tháng 2 trở đi họ đã ngừng mua vào BTC nhưng trước đó Gray scale đã hoàn thành tốt nhiệm vụ truyền lửa cho các tổ chức khác, nhìn nhận Bitcoin là nơi đầu tư mới.

Gray scale nắm giữ Bitcoin. Nguồn Glassnode

Giá GBTC hiện đã được giao dịch ở mức đi ngang trong hơn 3 tháng, đạt mức thấp nhất là 21.23% vào ngày 13 tháng 5. Sự hiện diện của chiết khấu GBTC vừa loại bỏ sự sụt giảm nguồn cung khổng lồ, đưa ra cảnh báo rằng nhu cầu tham gia mới đã giảm đi đáng kể kể từ cuối tháng Hai.

Tuy nhiên, khi đợt bán tháo gần đây diễn ra, chiết khấu GBTC đã bắt đầu trở lại, đạt -3,8%. Điều này cho thấy rằng sự quan tâm của các tổ chức, hoặc với niềm tin của các nhà giao dịch chênh lệch giá đã tăng lên khi giá Bitcoin giao ngay giảm.

Nguồn Glassnode

Tương tự, ETF Bitcoin Purpose của Canada đã nhận được dòng vốn đều đặn cho đến cuối tháng 4 và đầu tháng 5. Sau đó, dòng tiền ra bắt đầu chiếm ưu thế khi thị trường có dấu hiệu suy yếu. Tuy nhiên, tương tự như GBTC, dòng cầu dường như đang phục hồi sau đợt điều chỉnh giá với dòng tiền tăng trở lại vào cuối tháng 5.

Dòng tiền Bitcoin ETF, Nguồn Glassnode

Cả dòng vốn GBTC và Purpose ETF đều chỉ ra rằng nhu cầu tổ chức đã giảm từ tháng 2 đến tháng 5 và cả hai đều có tác động đến nguồn cung BTC. Giá đang tăng quá cao và việc đầu tư mới khó diễn ra, nhu cầu giảm do giá đạt ngưỡng fomo, điều chỉnh có là tất yếu nếu muốn dòng tiền mới đổ trở lại.

Yếu tố động lực học

Một hiệu ứng được quan sát thấy rõ ràng trong số dư nắm giữ trên các sàn giao dịch. Nguồn cung giảm nghiêm trọng khi nhiều hơn nữa các nhà đầu tư rút về ví lạnh nhưng số liệu cho thấy đợt bán tháo vừa qua có tác động rất lớn.

Có lẽ sẽ cần thêm thời gian để tích luỹ trước khi tăng trưởng mạnh mẽ bởi nếu không thì phe gấu sẽ ngay lập tức xông vào và chiếm lĩnh thị trường.

Thay đổi nguồn cung BTC

Trong tháng diễn ra đợt bán tháo, có thể thấy khối lượng chuyển lên các sàn giao dịch tăng mạnh. Ngược lại, khi giá giảm, một xu hướng đối lập đã phát triển khi khối lượng lớn hơn các token chuyển sang giai đoạn mua vào.

Khối lượng dịch chuyển đến/đi của sàn giao dịch

Xu hướng suy giảm tổng cán cân hối đoái đã kéo dài hơn 434 ngày, tuy nhiên vào ngày 3 tháng 4, dòng tiền vào cán cân này tăng đáng chú ý. Điều này phù hợp với việc các coin cũ đã tăng giá trở lại mạnh mẽ.

Phần trăm BTC trên sàn giao dịch giảm trong thời gian dài và đang hồi phục

Việc phá vỡ xu hướng này cho thấy rằng nguồn cung trên các sàn giao dịch tăng lên, dòng tiền BTC tăng nhanh trong suốt năm 2021, đặc biệt là Binance dẫn đầu về thị phần. Trong đợt bán tháo tháng 5, số dư được giữ trên các sàn giao dịch này đã tăng hơn 100 nghìn BTC trong 1 tuần.

Dịch bệnh tại Hoa Kỳ diễn ra, có thể thấy sự khác nhau trong việc phải ứng với thị trường và niềm tin của nhà đầu tư khác.

Tỉ lệ Bitcoin trên sàn (Binance, Bittrex, Bitfinex)

Ngược lại, số dư của các sàn giao dịch do Hoa Kỳ quản lý: Coinbase, Gemini, Kraken và Bitstamp đã tiếp tục giảm với tác động gần đây có ý nghĩa lớn đối với xu hướng trong suốt tháng Năm.

Tương tự như đỉnh vĩ mô năm 2017, nhu cầu tiền gửi vào các sàn giao dịch đã tăng nhanh trong suốt thị trường tăng giá trước khi đạt mức ATH mới. Điều này cho thấy những người nắm giữ coins phải ưu tiên đầu tư cho dù nguyên nhân là hoảng sợ, hoặc tăng bảo đảm các vị thế ký quỹ trong thời gian điều chỉnh.

Cuối cùng, giảm chênh lệch trong thị trường phái sinh và các giao dịch bán trên thị trường. Từ mức đỉnh 27.4 tỷ đô la trong hợp đồng mở tương lai được thiết lập vào giữa tháng 4, hơn 60% lãi đã biến mất. Các nguồn lợi nhuận bổ sung phát sinh từ các khoản vay được hỗ trợ bằng tiền điện tử, thị trường quyền chọn giảm mạnh ngày càng tăng trong các giao thức DeFi là cách chúng phản ứng đối với đợt bán tháo này.

Stablecoin

Các stablecoin chắc chắn đã đóng vai trò như một tài sản dự trữ trong ngành, với mỗi loại có cơ chế duy nhất để duy trì 'ổn định'. Đặc biệt là trong tháng 3 và tháng 4, ba stablecoin lớn là USDT, USDC và DAI đều được giao dịch trong khoảng thời gian 1 tháng trên mức bình thường, ngay cho đến khi niêm yết trực tiếp trên Coinbase. Điều này cho thấy có thể đã có nhu cầu mạnh mẽ bán bớt stablecoin, có khả năng xảy ra trường hợp nhiều người biết trước tin tức.

Tuy nhiên, ở mặt khác của đợt bán tháo này, nguồn cung lưu hành của stablecoin kể từ đó đã đạt mức cao nhất mọi thời đại.

Tỷ lệ cung cấp Stablecoin (SSR), so sánh vốn hóa thị trường của Bitcoin với tổng nguồn cung của tất cả các stablecoin như một chỉ số về sức mua tiền điện tử. Điều này thể hiện một cách thuyết phục sức mua tiền điện tử bằng đồng đô la tự nhiên lớn nhất trong lịch sử.

Hành vi của HODLer

Nếu chúng ta so sánh hành vi chi tiêu của các coin cũ hàng đầu năm 2017, những người nắm giữ lâu năm có xu hướng hold chặt hơn trong thời gian biến động này.

Đây là một số liệu quan trọng cần theo dõi trong cấu trúc thị trường hiện tại vì nó có thể cho biết liệu một đợt thoát hàng tương tự có thật sự nghiêm trọng hay không.

Các sóng HODL Cap được thực hiện cung cấp một cái nhìn về tỷ lệ nguồn cung đang hoạt động được giữ trong các đồng coins ở các dải tuổi khác nhau.

Sự trưởng thành của BTC ngày càng tăng và hành vi bán hàng của những người mua tổ chức đã tích lũy sớm trong chu kỳ tăng giá và không bị ảnh hưởng bởi sự biến động dẫn đến sự mở rộng sớm hơn trong các khung.

Nhìn ngược lại biểu đồ này, chúng ta có thể thấy 2 vấn đề cần quan sát đối với tỷ lệ người nắm giữ Bitcoin cũ:

Nguồn cung được nắm giữ bởi LTH đã thực sự trở lại tích lũy, HODLing của tổ chức vẫn còn hoạt động. Điểm thứ hai này có thể được hiểu là cả hai đều tăng giá, nghĩa là có ít đồng tiền được HODlers phân phối hơn. Tuy nhiên, nó cũng có thể được coi là giảm giá vì nó cho thấy không có đủ nhu cầu để hấp thụ nguồn cung này để bán.

Xuất phát từ việc các nhà đầu tư chứng kiến ​​sự bay hơi của các khoản lãi chưa thực hiện, cho dù trở lại giá gốc, hoặc đầu tư vào các khoản lỗ chưa thực hiện. Chỉ số Lãi và lỗ ròng chưa thực hiện tính toán mức độ lãi hoặc lỗ tổng hợp được nắm giữ bởi nguồn cung coins chưa sử dụng như một tỷ lệ của vốn hóa thị trường.

Nếu lọc số liệu này theo STH (coins <5 tháng tuổi), có thể thấy rằng đợt bán tháo tháng 5 có quy mô khá lớn trong lịch sử Bitcoin. Nhưng có một lượng lớn người mua bất thường vào năm 2021 hiện đang nắm giữ Bitcoin. Nguồn cung này vẫn có thể trở thành nguồn cung khi giá cố gắng phục hồi, tạo ra những sóng gió cho phe bò.

Nếu chúng ta lọc tương tự theo các đồng tiền được nắm giữ bởi LTH, chúng ta sẽ nhận được một biểu đồ cho thấy thị trường đang đứng trên một ngưỡng lịch sử. PnL chưa thực hiện được nắm giữ bởi các nhà đầu tư dài hạn có xu hướng ít biến động hơn và có tính chu kỳ hơn do hiệu suất giá cực kỳ lớn trong dài hạn của Bitcoin.

Tuy nhiên, mức PnL thuần chưa thực hiện hiện tại do LTH nắm giữ đang ở mức 0,75, mức tạo ra hoặc phá vỡ giữa các chu kỳ tăng và giảm trong quá khứ. Nếu giá biến động theo kịch bản năm 2013, chỉ số này mới có sự phục hồi.

Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo, các dữ liệu này đều hướng đến điều gì? Dù sao cũng đều là tín hiệu tích cực cả và chúng cho thấy cú sụt giảm 19/5 có vẻ sẽ là bước đệm lịch sử cho đợt tăng giá mới tương tự 2013.

Theo bạn thì cùng với những dữ liệu trên liệu BTC có đi theo phán đoán của chúng ta? Comment ý kiến bên dưới nhé.

RELEVANT SERIES