Liệu giá Ether còn có thể bùng nổ hậu The Merge?
Giá hợp đồng tương lai của Ethereum đang ở mức thấp hơn giá giao ngay, cho thấy trong khi các nhà giao dịch dự đoán Ether (ETH) sẽ tăng sau sự kiện The Merge, nhà đầu tư cần cẩn trọng trước rủi ro giá giảm.
Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu ETH có thực sự giữ được sức tăng mạnh mẽ trước và sau khi tiến hành The Merge hay không.
The Merge là sự kiện nâng cấp quan trọng của mạng Ethereum. Blockchain sẽ chuyển từ cơ chế đồng thuận Proof-of-Work (PoW) sang Proof-of-Stake (PoS). Mục tiêu của Ethereum là nâng cao khả năng mở rộng, bảo mật và bền vững.
Mức tăng ấn tượng của ETH trong 30 ngày qua đã vượt ngoài mong đợi của cả những nhà đầu tư lạc quan nhất. Pha mua hy vọng sẽ biến mốc 1,900 USD thành vùng hỗ trợ. Tuy nhiên, các chỉ số phái sinh và dữ liệu khác cho thấy nhà giao dịch chuyên nghiệp vẫn mang tâm lý hoài nghi về thị trường.
Đáng chú ý, trong giai đoạn vừa qua, giá Bitcoin (BTC), token có vốn hóa lớn hàng đầu, cũng tăng 28%. Do đó, rõ ràng là đợt tăng mạnh của ETH đã được thúc đẩy bởi sự kiện The Merge.
Goerli là testnet cuối cùng được tích hợp để hoàn thành The Merge. Quá trình The Merge trên Goerli kết thúc suôn sẻ vào lúc 8h45 sáng ngày 11/8. Sự kiện chuyển đổi mainnet đã được ấn định vào ngày 15/9 tới.
Các nhà đầu tư có lý do để đặt lòng tin vào quá trình chuyển đổi mang tính bước ngoặt này. Việc nâng cấp nhiều giai đoạn như vậy sẽ giúp Ethereum có khả năng mở rộng cao hơn và giảm thiểu chi phí nhờ cơ chế phân tách và xử lý dữ liệu song song (sharding).
Tuy nhiên, thay đổi lớn nhất của The Merge là loại bỏ triệt để cơ chế khai thác cũ PoW tiêu tốn nhiều năng lượng. The Merge chưa giải quyết được giới hạn dữ liệu có thể xác thực và chèn vào mối khối.
Vì lý do đó, phân tích dữ liệu phái sinh sẽ góp phần giải đáp mức độ lạc quan của nhà đầu tư vào ETH và liệu đà tăng có thể hướng tới mốc 2,000 USD hoặc cao hơn hay không.
Mức chênh lệch của hợp đồng tương lai ETH từ ngày 1/8
Các nhà giao dịch nhỏ lẻ thường tránh giao dịch kỳ hạn hàng quý do premium (chênh lệch giá) với thị trường giao ngay. Tuy nhiên, đây lại là công cụ được nhà giao dịch chuyên nghiệp ưa chuộng vì chúng hạn chế nguy cơ biến động của phí thanh toán hợp đồng.
Các hợp đồng cố định này thường được giao dịch ở mức premium thấp hơn thị trường giao ngay vì các nhà đầu tư cần nhiều tiền hơn để duy trì thanh khoản. Do đó, hợp đồng tương lai nên giao dịch với premium hàng năm dao động từ 4-8% trên những thị trường lành mạnh.
Premium của hợp đồng tương lai ETH bắt đầu rơi vào vùng tiêu cực vào ngày 1/8, cho thấy rất nhiều người tin rằng giá sẽ giảm. Tình trạng này gọi là bù hoãn bán (backwardation), một dấu hiệu báo động đỏ.
Premium thay đổi tùy thuộc vào mức chênh lệch giá giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng giao ngay. Giá giao dịch tương lai càng cao hơn giao dịch giao ngay thì premium sẽ càng lớn. Ngược lại, premium thấp chứng tỏ độ chênh lệch giữa hai mức giá không nhiều.
Theo Roshun Patel, cựu Phó Chủ tịch Genesis Trading, việc này có thể là do các nhà giao dịch cố bù đắp rủi ro giá giao ngay tăng bằng cách thực hiện vị thế giảm giá trên hợp đồng tương lai.
Để loại bỏ những yếu tố bên ngoài, các nhà giao dịch cũng cần phân tích thị trường quyền chọn ETH. Chẳng hạn, độ lệch 25% cho thấy các nhà tạo lập thị trường và nhà kinh doanh chênh lệch giá đang tính phí quá mức để bảo vệ mức tăng hoặc giảm.
Trong thị trường tăng giá, các nhà đầu tư quyền chọn đưa ra tỷ lệ cược cao hơn cho một đợt bơm giá, khiến chỉ báo độ lệch giảm xuống dưới -12%. Mặt khác, tâm lý lo sợ chung của thị trường tạo ra độ lệch dương 12% hoặc cao hơn.
Độ lệch trong 30 ngày chạm đáy -4% vào ngày 18/7, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021. Những con số như vậy cho thấy các nhà giao dịch không sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi sử dụng tùy chọn ETH.
Ngay cả mức tăng 85% gần đây cũng không gây dựng được niềm tin cho giới đầu tư chuyên nghiệp. Rõ ràng là vẫn còn nhiều mối nghi vấn xung quanh xu hướng tăng trong tương lai của ETH. Hiện tại chỉ có một điều chắc chắn là các nhà đầu tư mong chờ nhận được token miễn phí sau đợt chuyển đổi PoS.