GameFi 2024 có còn đủ hấp dẫn với người dùng?
GameFi vẫn là mảng đầu tư tiềm năng
Game blockchain đang nổi lên như một lĩnh vực năng động trong ngành công nghiệp game rộng lớn. Theo CCN, thị trường này được định giá hơn 3 tỷ USD vào năm 2023 và có thể tăng lên tới 90 tỷ USD vào năm 2030. Sự tăng trưởng này một phần được thúc đẩy bởi việc tăng cường đầu tư và áp dụng NFT.
Trong khi đó, sự phát triển của các trò chơi Play to Earn (P2E) và Play to Own (P2O), kết hợp các yếu tố trò chơi truyền thống với các tính năng phi tập trung dựa trên quyền sở hữu của blockchain, cũng đóng một vai trò nhất định.
Theo báo cáo của Newzoo, số lượng người chơi game trên toàn thế giới đạt 3.38 tỷ vào năm 2023, tăng trưởng +6.3% so với 2022. Mobile game tiếp tục giữ thị phần quan trọng trong ngành. Newzoo cũng dự đoán rằng số người trả tiền để chơi trò chơi điện tử trên toàn thế giới sẽ tiếp tục tăng, với mức tăng trưởng hàng năm kỳ vọng (giai đoạn 2021-2026) là +4.7%, dự đoán đạt 1.66 tỷ người chơi vào cuối năm 2026.
Về thị trường GameFi, dường như có sự tích lũy đáng kể trong việc gọi vốn cho các dự án thuộc lĩnh vực này, đây có thể là dấu hiệu cho việc chuẩn bị cho sự trở lại của GameFi vào năm 2024.
Cụ thể, trong Quý 01/2024, số lượng các dự án gọi vốn tăng từ 31 lên 50 và tổng số tiền huy động đạt 117.98% so với Quý 04/2023 trong đó nổi bật nhất là Binance Labs đã tham gia 4 thương vụ đầu tư vào Gamefi.
Tổng vốn thị trường của token GameFi trong quý 1/2024 tăng 54%, từ 8.62 tỷ USD lên 13.24 tỷ USD.
Trong khi đó, kể từ 2020, châu Á đã trở thành điểm nóng và có sự nhạy bén với GameFi rất nhiều. Theo báo cáo của DeGame, sang 2024, Châu Á tiếp tục duy trì khả năng phát triển gameFi qua dữ liệu Google Trends.
Có lẽ điều này xuất phát từ sự bùng nổ của những game lớn như Axie Infinity hồi 2020 tại Philippines hay BigTime, Pixel hồi đầu năm 2024 đều tập trung người chơi ở Châu Á.
Vì sao trend GameFi đã sẵn sàng quay trở lại trong năm 2024?
Xu hướng thay đổi từ chơi Play to Earn sang Play to Own
Xu hướng GameFi của năm 2024 có thể sẽ xoay quanh mô hình Play to Own (P2O). Mô hình này sẽ giúp người dùng có quyền sở hữu thực sự đối với các tài sản trong trò chơi nhờ NFT. Điều này mang lại những lợi ích nhất định bao gồm:
- Khả năng giao dịch tài sản độc đáo: Giờ đây, người chơi có thể mua và bán các nhân vật, trang phục, vũ khí và thậm chí những mảnh đất ảo hiếm trên các marketplace của các trò chơi.
- Khả năng tương tác giữa các trò chơi: Đồ vật ở trò chơi này có thể được dùng ở tựa game khác. Các nhà phát triển GameFi 2024 đang biến điều này thành hiện thực, từ đó góp phần nhân giá trị NFT của người dùng lên nhiều lần.
- Lending & Staking: Người dùng có thể staking NFT của mình để kiếm phần thưởng thụ động hoặc thậm chí cho vay chúng, tạo những phương thức mới để kiếm tiền trong trò chơi.
Tiến bộ công nghệ
Năm 2024 sẽ mang đến những cải tiến kỹ thuật có khả năng thay đổi cuộc chơi cho GameFi:
- Giải pháp L2: Các blockchain chuyên về game như Ronin, Immutable X... đang giúp việc tương tác trong trò chơi trở nên nhanh chóng và tốn ít chi phí hơn.
- Zero-Knowledge Proofs (ZKP): Hiện nay, các trò chơi chiến lược phức tạp có thể thực hiện được ngay trên blockchain nhờ công nghệ ZKP, giúp xác thực thông tin mà không cần tiết lộ nội dung của chính thông tin đó. Từ đó việc chơi game được riêng tư cùng với trải nghiệm game thú vị như các game truyền thống.
- Công nghệ AI: AI có thể hỗ trợ để xây dựng được các thử thách ngay trong game, giúp trò chơi hấp dẫn và sống động hơn trước.
Những công nghệ này đang trưởng thành và ngày càng dễ tiếp cận, cho phép tạo ra những trò chơi phong phú, thú vị và hấp dẫn hơn.
Áp dụng và đầu tư chính thống
Sự hợp nhất đang diễn ra của ngành công nghiệp game truyền thống với công nghệ blockchain thu hút các game thủ và nhà đầu tư trên toàn thế giới. Thể loại trò chơi nhập vai được ưa chuộng trước giờ cũng du nhập và chiếm tới 22% toàn thị trường game, nhiều game thu hút lượng lớn người dùng như BackWoods, Big Time, Pirate Nation…
Các dự án như Mythical Games và Gomble, Pirate Nation thu hút những khoản đầu tư đáng kể từ các quỹ đầu tư uy tín cho thấy niềm tin vào tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp này.
Sự hỗ trợ tài chính là cực kỳ quan trọng để phát triển, tiếp thị trò chơi, khiến chúng có nhiều khả năng thành công hơn và có thể trở thành xu hướng chủ đạo.
Tăng tiện ích và khuyến khích người chơi
Các dự án GameFi ngày càng tập trung vào việc cung cấp cho người chơi giá trị thực sự thông qua các mô hình chơi để kiếm tiền, staking và tham gia quản trị.
Động lực kinh tế này đóng vai trò quan trọng để giúp người chơi gắn bó với trò chơi trong thời gian dài hơn, mang lại nền kinh tế bền vững cho cả người chơi và nhà phát triển.
Phát triển cộng đồng và hệ sinh thái
Một số dự án nhấn mạnh vào việc quản trị cộng đồng và sáng tạo nội dung, cho phép người chơi định hình sự phát triển của trò chơi.
Cách tiếp cận có sự tham gia từ người chơi này thúc đẩy một cộng đồng vững mạnh, đảm bảo trò chơi phát triển để đáp ứng nhu cầu và sở thích của người chơi. Nó cũng mở ra những khả năng mới cho người sáng tạo nội dung trong các hệ sinh thái này.
Trải nghiệm chơi game sáng tạo
Các dự án ngày càng kết hợp nhiều thể loại và phương thức chơi, mang đến những trải nghiệm độc đáo, nổi bật trong một thị trường đông đúc.
Ví dụ: Artyfact và Sandbox đang mở rộng ranh giới của những gì có thể có trong thế giới ảo metaverse, kết hợp chơi game với tương tác xã hội, sáng tạo và thương mại theo những cách chưa được khám phá trước đây.
Những mobile game trên ứng dụng Telegram ra đời, cho phép người chơi trải nghiệm trực tiếp trên điện thoại qua Telegram mà không cần kết nối với bên thứ 3 hay vào app game.
Tương lai của GameFi đang rất tươi sáng. Lĩnh vực này có thể chứng kiến những bước phát triển vượt bậc vào năm 2024 do những tiến bộ công nghệ, mức độ áp dụng ngày càng tăng và kỳ vọng của người chơi.
Vẫn còn nhiều thách thức
Dù ghi nhận sự phát triển nhưng GameFi cũng gặp một số thách thức:
- Các quy định còn chưa rõ ràng: Hiện tại rất ít quy định pháp lý rõ ràng trong lĩnh vực tiền điện tử để các nhà phát triển và người chơi cảm thấy an toàn, có cơ sở để phòng tránh rủi ro về mặt pháp lý.
- Mục tiêu chủ yếu hiện tại của người dùng vẫn là đầu cơ lấy lãi, chứ chưa hoàn toàn tập trung vào trải nghiệm game.
- Chưa có các trò chơi thu hút được lượng người chơi từ thị trường game truyền thống, đa số chỉ tham gia là nhà đầu tư crypto vì mục đích đầu tư kì vọng sinh lời.