Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Holder UNI sẽ được hưởng lợi nhờ Unichain

Liệu sự ra mắt của Unichain, blockchain layer 2 mới của Uniswap, sẽ tạo ra những thay đổi lớn nào trong hệ sinh thái DeFi? Những ai sẽ là người hưởng lợi và ai sẽ chịu thiệt thòi từ sự thay đổi này?
Avatar
Michael
Published Oct 14 2024
Updated Oct 14 2024
6 min read
holder uni hưởng lợi unichain

Trong 1 năm qua, Uniswap đã ghi nhận lượng phí giao dịch và thanh toán (settlement fee) lên đến gần 1.3 tỷ USD trên 5 blockchain chủ chốt, bao gồm Ethereum, Arbitrum, Polygon, Base và Optimism.

khối lượng giao dịch và phí trên uniswap
Khối lượng giao dịch và phí thanh toán trên Uniswap. Nguồn: Token Terminal

Điều đáng ngạc nhiên là giao thức Uniswap và những người nắm giữ token UNI lại không nhận được bất kỳ phần nào trong số tiền khổng lồ này.

100% tiền phí giao dịch và thanh toán đã được phân bổ cho các Liquidity Provider (nhà cung cấp thanh khoản), Ethereum Validator (trình xác thực Ethereum), bot MEV và Layer 2 Sequencer (trình sắp xếp layer 2).

Tuy nhiên, tình hình này sẽ thay đổi hoàn toàn với sự xuất hiện của Unichain vào cuối năm nay. Unichain là một blockchain layer 2 mới của Uniswap, được xây dựng trên OP Superchain. Vậy Unichain sẽ mang lại những thay đổi gì?

Unichain được thiết kế để giải quyết các vấn đề về tốc độ và chi phí giao dịch trên Ethereum. Blockchain layer 2 này sẽ giúp tăng tốc độ xử lý giao dịch, giảm phí và cải thiện khả năng tương tác giữa các blockchain khác nhau.

Tác động của Unichain:

1. Phí thanh toán (settlement fee): Trước đây, mỗi khi có giao dịch trên Uniswap, một phần phí này sẽ được trả cho validator của Ethereum để xác nhận giao dịch. Nhưng khi Unichain được triển khai, Uniswap Labs (công ty phát triển Uniswap) sẽ trực tiếp nhận khoản phí thanh toán 368 triệu USD thay vì chia sẻ với các validator của Ethereum. Người nắm giữ token UNI cũng có thể được hưởng lợi từ nguồn thu mới này.

2. MEV (Maximal Extractable Value): MEV là lợi nhuận mà thợ đào/validator thu được từ việc ưu tiên xác thực các giao dịch trả phí cao hơn trên blockchain, thay vì theo thứ tự thời gian người dùng thực hiện giao dịch. Do Uniswap kiểm soát các trình xác thực (validator) trên Unichain, họ cũng sẽ kiểm soát MEV. Theo Michael Nadeau, ước tính giá trị MEV mà Uniswap tạo ra trong năm qua là khoảng 10% tổng phí, tương ứng với 100 triệu USD. Uniswap có thể chia sẻ một phần MEV này với người nắm giữ token UNI.

3. Liquidity Provider (nhà cung cấp thanh khoản): Nhờ Unichain, các Liquidity Provider vẫn sẽ nhận được 100% phí giao dịch. Ngoài ra, họ có thể tham gia staking (khóa token) để nhận thêm phần thưởng từ phí thanh toán và MEV trên Unichain.

Những bên được lợi khi Unichain triển khai:

  • Uniswap Labs: Thu được phí thanh toán và MEV, tăng doanh thu đáng kể.
  • Người nắm giữ token UNI: Hưởng lợi từ phí thanh toán và MEV.
  • Liquidity Provider: Vẫn nhận được 100% phí giao dịch và có thêm cơ hội gia tăng lợi nhuận thông qua staking.
  • Optimism: Nhận được một phần phí thanh toán và MEV từ Unichain.
advertising

Tuy nhiên, Unichain lại khiến một số nhóm chịu thiệt:

  • Các Validator trên Ethereum: Mất đi một nguồn thu lớn từ phí thanh toán của Uniswap.
  • Người nắm giữ token ETH: Ít ETH bị đốt và ít phí thanh toán hơn.
  • Các Sequencer trên Arbitrum và Base: Hai blockchain layer 2 này sẽ mất phí thanh toán và MEV vào tay Unichain.

Dù hứa hẹn nhiều lợi ích, nhưng quyết định tái phân bổ lợi nhuận của Uniswap cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng người dùng.

  • Liệu khối lượng giao dịch có thực sự chuyển sang Unichain? Nhiều người hoài nghi về việc người dùng và nhà cung cấp thanh khoản sẽ sẵn sàng chuyển sang Unichain, đặc biệt là khi họ ưa chuộng tính bảo mật của layer 1 Ethereum.
  • Ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng ETH: Một số lo ngại rằng việc các ứng dụng DeFi chuyển sang layer 2 sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng ETH.
  • Tính kiểm duyệt: Uniswap Labs có thể phải đối mặt với áp lực từ các cơ quan quản lý, dẫn đến việc kiểm duyệt giao dịch trên Unichain.
  • Sự phân mảnh của hệ sinh thái layer 2: Người dùng có xu hướng giao dịch trên cùng blockchain với ứng dụng hoặc token mà họ sử dụng. Hệ sinh thái layer 2 hiện tại còn phân mảnh, gây khó khăn cho việc di chuyển thanh khoản.
cộng đồng bày tỏ ý kiến trái chiều
Cộng đồng bày tỏ ý kiến trái chiều. Nguồn: X

Những người hoài nghi cũng nhắc lại bài đăng trên X của Vitalik Buterin, đồng sáng lập Ethereum. Vào tháng 09/2022, ông đã lên tiếng chỉ trích ý tưởng về một blockchain layer 2 riêng biệt của Uniswap.

Vitalik Buterin cho rằng, điểm mạnh nhất của Uniswap là cho phép người dùng giao dịch nhanh chóng và dễ dàng chỉ trong 30 giây. Việc tạo ra một blockchain riêng như Unichain hoặc thậm chí là một giải pháp layer 2 (rollup) là không cần thiết. Thay vào đó, việc tạo ra một bản copy của Uniswap trên các Rollup sẽ có ý nghĩa và thiết thực hơn.

Nhìn chung, Unichain là một bước tiến quan trọng của Uniswap, nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và tăng cường quyền kiểm soát trong hệ sinh thái DeFi.

Về cơ bản, Uniswap đang tích hợp sâu hơn vào hệ thống công nghệ để kiểm soát giá trị mà họ tạo ra thông qua giao diện và hợp đồng thông minh. Việc holder UNI sẽ được hưởng những lơị ích gì sau này còn cần thêm thời gian chứng minh.

Tuy nhiên, việc di chuyển sang layer 2 sẽ là một thách thức lớn đối với Uniswap. Thành công của Unichain phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm khả năng thu hút người dùng, nhà cung cấp thanh khoản và sự phát triển của hệ sinh thái layer 2.

Đọc thêm: Avalanche mua lại 45 triệu USD AVAX từ Luna Foundation

RELEVANT SERIES