Hồng Kông xem xét quy định stablecoin, nhà vô địch UFC nhận BTC
Hồng Kông bắt đầu thảo luận về các quy định liên quan đến stablecoin
Tổ chức Ngân hàng trung ương của Hồng Kông, Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông (HKMA) mới đây đã phát hành một bảng câu hỏi để đánh giá về các quy định đối với tài sản tiền điện tử và stablecoin. Cơ quan quản lý được nhà nước hậu thuẫn dự định thiết lập khung quy định vào năm 2023-2024.
“Tài liệu thảo luận về tài sản tiền điện tử và Stablecoin” của HKMA nhấn mạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường stablecoin về giá trị vốn hóa kể từ năm 2020 và các khuyến nghị quy định được đưa ra bởi các cơ quan quản lý quốc tế bao gồm Lực lượng đặc nhiệm tài chính của Hoa Kỳ (FATF), Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB) và Ủy ban Giám sát Ngân hàng (BCBS).
Theo HKMA cho biết quy mô và hoạt động giao dịch hiện tại của tài sản kỹ thuật số có thể không đe dọa ngay đến sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, trong tài liệu thảo luận đã cảnh báo rằng:
“Sự tiếp xúc ngày càng tăng của các nhà đầu tư tổ chức đối với các tài sản kỹ thuật số như một sự thay thế cho các loại tài sản truyền thống để giao dịch, cho vay và đi vay… Điều này cho thấy sự kết nối ngày càng tăng của thị trường tiền điện tử với hệ thống tài chính chính thống.”
Bản thảo luận của HKMA cho thấy vốn hóa thị trường toàn cầu của stablecoin ở mức khoảng 150 tỷ đô vào tháng 12 năm 2021, chiếm khoảng 5% tổng thị trường tài sản tiền điện tử. Ngoài ra, cơ quan quản lý cũng đã chia sẻ danh sách 8 câu hỏi để bàn luận về các khuyến nghị liên quan đến chính sách, kết quả quy định có thể xảy ra, chế độ tham gia, mức độ rủi ro và các lệnh cấm. HKMA mong muốn các bên liên quan sẽ gửi phản hồi của họ trước ngày 31 tháng 3 năm 2022 và đặt mục tiêu ban hành các quy định mới trong giai đoạn 2023-2024.
Trong báo cáo, cơ quan quản lý cũng nhấn mạnh rằng các stablecoin liên quan đến thanh toán có tiềm năng cao hơn sẽ được đưa vào hệ thống tài chính chính thống hoặc thậm chí là các hoạt động kinh tế và thương mại hàng ngày. Chính vì vậy, HKMA sẽ xem xét mở rộng phạm vi áp dụng của Pháp lệnh Hệ thống Thanh toán và Cơ sở Vật chất Giá trị được Lưu trữ (PSSVFO) - một đạo luật xác định tính hợp pháp của các sản phẩm tài chính.
Trước đó, để ủng hộ cho những chính sách về tiền điện tử của chính quyền, một trong những nhà bất động sản lớn nhất Hồng Kông - Sun Hung Kai đã đầu tư 90 triệu đô vào Sygnum - một ngân hàng Thụy Sĩ chuyên nắm giữ tài sản kỹ thuật số.
Nhà vô địch đấu vật hạng nặng UFC sẽ nhận 50% tiền thi đấu bằng Bitcoin
Với sự chấp nhận tiền điện tử trên toàn cầu ngày càng tăng, ngày càng có nhiều người nổi tiếng và vận động viên nhận về tiền lương của họ bằng tài sản kỹ thuật số, chẳng hạn như Bitcoin.
Vào ngày 14 tháng 1, nhà vô địch đấu vật hạng nặng của UFC - Francis Ngannou đã tiết lộ trên Twitter của mình rằng anh ấy đang cân nhắc về việc nhận 50% tiền thưởng trong vòng thi đấu tiếp theo bằng Bitcoin. Trận đấu tiếp theo của anh sẽ diễn ra vào ngày 22 tháng 1. Cụ thể, anh cho biết:
“Tôi đã chia sẻ với gia đình và bạn bè của mình, những người đã gia nhập trong không gian tiền điện tử. Bitcoin thực sự là một tài sản rất lớn ở châu Phi và tôi đang nghĩ đến việc đầu tư một nửa số tiền của mình vào tài sản này. Bitcoin chính là tương lai và tôi là một người tin tưởng điều đó."
Been talking with my family and friends in the crypto space. #Bitcoin is huge in Africa and I’m thinking of taking half my fight purse in it. Bitcoin is the future and I’m a believer 🤔 @ufc #ufc270
— Francis Ngannou (@francis_ngannou) January 14, 2022
Đáng chú ý là võ sĩ này gần đây đã tranh cãi trong lần đàm phán hợp đồng với UFC, mặc dù họ đang đề xuất về một thỏa thuận mới với các lựa chọn quyền anh. Anh tuyên bố rằng sẽ không đấu tranh chỉ vì $500,000 hay $600,000 nữa, cho dù điều này có liên quan đến sự quan tâm của Ngannou đối với Bitcoin hay không vì khoản thanh toán cho trận đấu của anh vẫn còn được xem xét.
Việc nhà vô địch khẳng định Bitcoin là một tài sản rất lớn ở Châu Phi, đó không phải là một điều phóng đại bởi tổng giá trị của thị trường tiền điện tử châu Phi đã tăng hơn 1,200% trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021,theo một báo cáo của Chainalysis. Hơn nữa, các quốc gia châu Phi đã nhận được khoảng 105.6 tỷ đô tiền điện tử trong thời gian qua.