Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lên án Bitcoin đe dọa sự ổn định kinh tế

Một bài đăng trên trang web của IMF, các nhà kinh tế nổi tiếng Tobias Adrian và Rhoda Weeks-Brown cho rằng việc áp dụng Bitcoin rộng rãi có thể dẫn đến bất ổn kinh tế vĩ mô.
Avatar
Khải Hoàn
Published Jul 26 2021
Updated Aug 23 2022
5 min read
thumbnail

IMF vẫn chưa mặn mà với tiền điện tử

Trong một bài đăng gần đây trên trang web của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) với tiêu đề “Tiền điện tử là tiền tệ quốc gia? Một bước quá xa" thì các nhà kinh tế nổi tiếng Tobias Adrian và Rhoda Weeks-Brown của IMF cho rằng việc áp dụng Bitcoin rộng rãi có thể dẫn đến bất ổn kinh tế vĩ mô.

“Nếu là tiền tệ quốc gia, tiền điện tử - bao gồm cả Bitcoin sẽ đi kèm với những rủi ro đáng kể đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô, tính toàn vẹn tài chính, ảnh hưởng đến người dùng và môi trường.”

Nếu hàng hóa và dịch vụ được định giá bằng cả tiền tệ thực và tiền điện tử, các hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ dành thời gian đáng kể để suy nghĩ chọn loại tiền nào để giữ thay vì tập trung vào các hoạt động sản xuất. Họ tin rằng chính phủ cũng như doanh nghiệp sẽ phải dành nguồn lực để tích hợp một loại tiền điện tử, cần tăng cường và tận dụng các hình thức tiền kỹ thuật số mới trong khi cố gắng duy trì sự ổn định, hiệu quả, bình đẳng và bền vững về môi trường.

Rủi ro tiền điện tử ảnh hưởng đến nền kinh tế

Adrian và Rhoda Weeks-Brown cũng chỉ việc tội phạm và gian lận phổ biến trong thị trường tiền điện tử:

“Các hộ gia đình và doanh nghiệp có thể mất của cải do giá trị thay đổi lớn, hoặc gian lận và tấn công mạng. Mặc dù công nghệ cơ bản của các loại tiền điện tử đã được chứng minh là cực kỳ mạnh mẽ, nhưng các trục trặc kỹ thuật có thể xảy ra. Trong trường hợp của Bitcoin, việc truy đòi rất khó khăn vì không có tổ chức phát hành hợp pháp.”

Có thể xảy ra gian lận và phạm pháp

Hai quan chức IMF cáo buộc rằng nếu áp dụng tiền điện tử làm tiền tệ quốc gia có nguy cơ khiến giá trong nước trở nên không ổn định và tài sản được sử dụng trái với việc chống rửa tiền và chống tài trợ cho các biện pháp khủng bố. Tính bền vững của môi trường cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu mà IMF nêu ra trong bài đăng.

IMF đưa ra cảnh báo chống lại luật Bitcoin của El Salvador

Theo hai quan chức IMF, biến bất kỳ loại tiền điện tử nào trở thành tiền tệ quốc gia như El Salvador là một con đường tắt có nhiều rủi ro không thể lường trước được. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đang cảnh báo rằng một số hậu quả của việc một quốc gia sử dụng Bitcoin như một loại tiền tệ quốc gia có thể rất thảm khốc.

Theo Tobias Adrian và Rhoda Weeks-Brown, một loại tiền điện tử như Bitcoin có thể bắt kịp ở các quốc gia không có lạm phát và tỷ giá hối đoái ổn định. Đồng thời cung cấp cho những người không có ngân hàng phương tiện để thực hiện thanh toán. Tuy nhiên, chi phí phải trả cho nền kinh tế có thể là rất đắt.

Họ cũng tuyên bố rằng chính sách tiền tệ nói chung "sẽ mất miếng ăn", ngụ ý việc áp dụng tiền điện tử rộng rãi làm giảm uy tín của quốc gia. Nhà kinh tế học nhấn mạnh sự biến động lớn về giá tiền điện tử chẳng hạn như giá của Bitcoin đã dao động trong khoảng 65,000 USD đến 30,000 đô la trong năm nay và đạt hơn 40,000 USD ngày hôm qua trước khi giảm xuống mức 36,438 đô la tại thời điểm viết bài.

Bitcoin có biên độ dao động lớn

Về vấn đề môi trường, hai nhà kinh tế cũng đề cập lo ngại đối với việc khai thác tiền điện tử, mặc dù Tổng thống El Salvador - Nayib Bukele cho biết ông có kế hoạch tận dụng năng lượng địa nhiệt dồi dào của đất nước để tạo ra Bitcoin

Việc bày tỏ quan điểm tiêu cực về các quốc gia áp dụng tiền điện tử không phải là điều gì mới mẻ đối với IMF. Người phát ngôn trước đây đã nói các quốc gia nhỏ hơn như Quần đảo Marshall công nhận tiền kỹ thuật số sẽ làm tăng rủi ro đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính. Trong trường hợp đó, IMF cho biết nền kinh tế địa phương của các hòn đảo đã bị áp lực do ảnh hưởng kinh tế của đại dịch và có thể sẽ không khắc phục được nếu thêm sự ra đời của một loại tiền kỹ thuật số.

El Salvador, một quốc gia nhiệt đới ở Mỹ Latinh, đã trở thành quốc gia đầu tiên chấp nhận Bitcoin như một loại tiền tệ chính thức cùng với đô la Mỹ và dự định thực thi bắt đầu tháng 9 năm nay. Tuy nhiên, như MarginATM đã đưa tin, theo một cuộc thăm dò gần đây, 96% doanh nghiệp tại EL Salvador phản đối việc chấp nhận Bitcoinngười dân biểu tình phản đối rất gay gắt việc này.

Đọc thêm: Thêm nhiều lệnh cấm từ Trung Quốc sắp xảy ra

RELEVANT SERIES