Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Tại sao lạm phát ở Mỹ lại cao hơn Việt Nam?

Theo dữ liệu từ tổng cục thống kê, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong tháng 7 là 3.14%. Đây là con số thấp nhất ở Đông Nam Á và xếp thứ 10 Châu Á. Trong khi đó, chỉ số lạm phát của Mỹ là 8.5%. Vậy, tại sao lạm phát ở Mỹ lại cao hơn Việt Nam?
Avatar
kaylin
Published Aug 18 2022
Updated Jan 12 2024
6 min read
thumbnail

Theo dữ liệu từ tổng cục thống kê, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong tháng 7 là 3.14%. Đây là con số thấp nhất ở Đông Nam Á và xếp thứ 10 Châu Á. Trong khi đó, chỉ số lạm phát của Mỹ là 8.5%. Vậy, tại sao lạm phát ở Mỹ lại cao hơn Việt Nam?

Lạm phát trong tháng 7 của Việt Nam 

Ngày 29/7, theo dữ liệu từ tổng cục Thống kê (tại đây), CPI tháng 7/2022 tăng 0.4% (khu vực thành thị tăng 0,42%; khu vực nông thôn tăng 0,37%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng 6; riêng nhóm giao thông giá giảm 2.85% do giá xăng dầu trong nước giảm. So với cùng kỳ năm 2021, chỉ số CPI tháng 7 đã tăng 3.14%. 

lạm phát trong tháng 7 của việt nam 
Lạm phát trong tháng 7 của Việt Nam.

Lạm phát cơ bản trong tháng 7 đã 0.58% so với tháng 6 và tăng 2.63% so với cùng kỳ năm 2021. Bình quân 7 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1.44% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2.54%). Điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Tại sao lạm phát ở Mỹ lại cao hơn Việt Nam?

Vì sao chỉ số lạm phát ở Mỹ là 8.5% còn ở Việt Nam chỉ có 3.14%?

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, cách tính chỉ số lạm phát ở mỗi quốc gia là như nhau. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là % các nhóm hàng được tính ở mỗi quốc gia là khác nhau.

Cụ thể tại Việt Nam, hàng ăn và dịch vụ ăn uống chiếm hơn 33%. Trong 6 tháng đầu năm 2022, thu nhập bình quân mỗi tháng của lao động làm công hưởng lương là 7.4 triệu đồng. Vậy nên, người dân Việt Nam đã chi 2.4 triệu đồng cho nhu cầu ăn uống hàng ngày. Đây được xem không phải là số tiền quá lớn mà người lao động có thể dư dả để thường xuyên ăn hàng quán.

cpi việt nam
CPI ở Việt Nam.

Trong khi ở Mỹ, hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ chiếm 14.2% với thu nhập bình quân của người lao động rơi vào khoảng 6,000 USD. Theo đó, người Mỹ đã chi tiêu 900 USD hằng tháng cho nhu cầu ăn uống. Ở Mỹ, đây được xem là số tiền khá lớn, đủ cho người dân chi tiêu không cần lo lắng. 

cpi mỹ
CPI ở Mỹ.

Lý giải về việc CPI của Mỹ tăng mạnh trong những năm gần đây. CPI ở Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào phương tiện giao thông, vận chuyển (18%). Khi giá xăng tăng sẽ dẫn đến vận chuyển tăng, vật liệu hàng hóa tăng. Theo đó, giá nhà ở (42.3%) cũng sẽ tăng theo.

Hai mặt hàng (nhà và vận chuyển) chiếm đến 60% CPI của Mỹ. Trong khi ở, ở Việt Nam, hai mặt hàng tương tự chỉ chiếm 30%. Vì thế, khi giá xăng tăng, Mỹ sẽ là nước chịu ảnh hưởng nặng nề. 

 

@marginatm.com

Lạm phát tăng có phải do cô bán phở không chịu giảm giá? 🤔 #sulacrypto #lamphat #vietnam #xuhuong

♬ nhạc nền - MarginATM - MarginATM

Phương pháp tính CPI tại Việt Nam 

Trả lời báo Lao Động ngày 11/7, bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết phương pháp tính CPI ở Việt Nam được Tổng cục Thống kê áp dụng từ năm 1995 đến nay theo đúng hướng dẫn của quốc tế và thực hiện theo Tài liệu hướng dẫn biên soạn Chỉ số giá tiêu dùng mới nhất của các tổ chức quốc tế ban hành năm 2020.

Theo bà Hương, phương pháp tính CPI có thể phản ánh sát diễn biến giá tiêu dùng trên thị trường và bảo đảm tính so sánh với số liệu của các nước trên thế giới cũng như trong khu vực.

cpi việt nam
Phương pháp tính CPI tại Việt Nam.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cử chuyên gia đến Việt Nam rà soát và đánh giá nguồn thông tin, phương pháp tính, mặt hàng đại diện và quyền số dùng để tính CPI theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. 

Các tổ chức quốc tế khác như Cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc (UNSD), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đều sử dụng số liệu CPI của Tổng cục Thống kê trong các báo cáo và đánh giá phương pháp tính CPI của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế.

Các bước thống kê chỉ số CPI:

  • Xác định danh mục hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phổ biến của người dân, còn được gọi là “rổ” hàng hóa. 
  • Xác định cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình tương ứng với các nhóm trong danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện.
  • Hằng tháng, 63 địa phương tổ chức thu thập giá các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện theo 3 kỳ. 

Để hiểu một cách đơn giản, cách tính CPI được thực hiện như sau:

Gom tất cả các mặt hàng mà người Việt Nam hay sử dụng vào một cái “rổ". Theo số liệu thống kê, tổng số mặt hàng đại diện trong “rổ” hàng hoá của Việt Nam thời kỳ 2020-2025 là 752 mặt hàng.

Đầu năm 2020, người dân phải mất 100 triệu để mua tất cả món hàng trong “rổ” này. 

CPI năm 2020 = 100 (năm gốc = CPI gốc)

Đầu năm 2021, người dân phải mất 102 triệu để mua tất cả món hàng trong “rổ” này. 

CPI năm 2021 = (103/100)*100 = 103

Như vậy, CPI trong năm 2021 đã tăng 3%.

Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế còn nảy sinh nhiều vấn đề. Vì giá cả sẽ chênh lệch theo từng khu vực, từng địa điểm bán. Đến nay, toàn quốc có khoảng 40,000 điểm điều tra giá với địa điểm kinh doanh ổn định, thuộc các loại hình kinh tế. Tổng cục thống kê đã triển khai điều tra giá tiêu dùng bằng thiết bị điện tử CAPI tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giúp nâng cao chất lượng số liệu điều tra, minh bạch và rút ngắn thời gian.

Tại Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng được công bố vào ngày 29 hằng tháng trên website chính thức của Tổng cục Thống kê.

Đọc thêm:

RELEVANT SERIES