Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Nỗi lo lạm phát tăng cao vì OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu

OPEC+ cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày để giúp giá năng lượng  phục hồi trở lại. Điều này khiến các ngân hàng trung ương phải đau đầu vì nỗi lo lạm phát. Thị trường crypto sẽ ra sao nếu lạm phát không được kiềm chế?
Avatar
kaylin
Published Oct 06 2022
Updated Jun 06 2024
4 min read
thumbnail

Những ngày đầu tháng 10, Bitcoin đã tăng hơn 7%, vượt ngưỡng 20,000 USD và tiến sát về trendline giảm được hình thành từ tháng 11/2021.

Xét trong ngắn hạn, Bitcoin chỉ sideways quanh ngưỡng hỗ trợ kháng cự 18,500 - 24,500 USD trong khoảng 100 ngày qua.

Như MarginATM đã đưa tin (tại đây), tối ngày (5/10), chỉ số ADP Non-Farm và PMI phi sản xuất của ISM của Mỹ đều được công bố ở mức cao hơn kỳ vọng. Đây được cho là tin tốt cho sức mạnh đồng USD.

Đáng chú ý, Bitcoin tiếp tục tăng theo xu hướng chính trong ngắn hạn và dường như không bị ảnh hưởng bởi chỉ số này. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư kỳ vọng Bitcoin sẽ có sóng hồi trong tháng 10 và sẽ sớm tạo đáy để chuẩn bị bước vào chu kỳ tăng giá mới.

OPEC+ cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày

Vào ngày 5/10, OPEC+ đã công bố kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày, tương đương với 2% nhu cầu sử dụng dầu toàn cầu nhằm ngăn dầu giảm giá.

Theo Reuters, Mỹ đang thúc đẩy các quốc gia OPEC+ không cắt giảm sản lượng với lý do các nguyên tắc cơ bản về kinh tế không cho thấy đây là biện pháp nên làm lúc này.

Trong những tháng gần đây, mối lo ngại nền kinh tế lớn xảy ra suy thoái đã kéo theo nhu cầu sử dụng dầu xuống thấp khiến giá dầu sụt giảm. Trong 4 tháng qua, giá dầu đã giảm gần 30% (từ 120 USD xuống còn 86 USD) trong bối cảnh những lo ngại về triển vọng suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng tăng.

Nếu sản lượng dầu bị cắt giảm, giá năng lượng sẽ tăng cao. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát cao ở nhiều nước. Việc này sẽ buộc các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, gây ảnh hưởng đến hầu hết nền kinh tế trên thế giới.

Nhìn chung, lạm phát vẫn ở mức cao trên toàn cầu. Doanh thu của các doanh nghiệp đều giảm mạnh và Fed vẫn kiên quyết với chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm giảm lạm phát.

advertising

Các quốc gia trong nỗ lực kiềm chế lạm phát

Từ giữa tháng 6/2022, Fed đã tăng Lãi suất Quỹ Liên bang lên 0.75% trong ba lần liên tiếp. Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất tổng cộng 1.25% và cho biết sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới để kiềm chế tỷ lệ lạm phát cao ở châu Âu.

Trong khi đó, Bộ Tài chính Nhật Bản đã chi khoảng 20 tỷ USD để ngăn chặn đồng yên tiếp tục lao dốc. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã gia hạn cam kết duy trì phạm vi bảo hiểm tài chính cực kỳ lỏng lẻo và là tổ chức tài chính trung tâm duy nhất trên thế giới thực hiện lãi suất cơ bản ở mức bất lợi.

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cam kết mua vào khoảng 65 tỷ GBP (tương đương 69 tỷ USD) trái phiếu Chính phủ của nước này nhằm ngăn chặn đà bán tháo trên thị trường, sau khi Bộ Tài chính Anh công bố kế hoạch cắt giảm thuế.

Nỗi sợ hãi về hành động kéo dài của ngân hàng trung ương trên toàn thế giới để kiểm soát lạm phát, lãi suất tăng và điều kiện kinh tế xấu đi đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều tài sản tài chính và crypto.

Chỉ số S&P 500 đã giảm hơn 25% kể từ đầu năm 2022 và chạm mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020.

Tương quan giữa BTC, ETH và với S&P 500 tiếp tục tăng lên khi S&P 500 giảm xuống dưới 3,600 điểm vào ngày 3-4/10.

Nhìn chung, trong thời gian qua, Bitcoin sideways trong hỗ trợ kháng cự 18,500 - 24,500 USD. Nhà đầu tư có thể xem thêm các kịch bản BTC có thể diễn ra trong vài tháng tới (tại đây).

Vào lúc 19:30 tối mai (7/10), Mỹ sẽ công bố bảng lương phi nông nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp của tháng 9. MarginATM sẽ tiếp tục cập nhật tình hình thị trường và giá Bitcoin qua các bài phân tích sắp tới.

RELEVANT SERIES