Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

CEO Tether: Máy tính lượng tử vẫn chưa thể bẻ khóa các ví Bitcoin

Paolo Adroino cho rằng để công nghệ máy tính lượng tử hiện tại vẫn còn rất xa để có thể đạt được khả năng hack các ví crypto.
Hunt
Published Feb 09 2025
Updated Feb 10 2025
4 min read
bitcoin vẫn còn an toàn

Paolo Ardoino, CEO của Tether, vừa đưa ra một dự đoán liên quan đến tác động của máy tính lượng tử đối với Bitcoin. Trong bài đăng trên X (Twitter), ông khẳng định rằng công nghệ lượng tử vẫn còn rất xa mới có thể đe dọa đến bảo mật của Bitcoin. Trước khi điều đó trở thành một mối nguy thực sự, Bitcoin sẽ sớm tích hợp các địa chỉ kháng lượng tử (quantum-resistant addresses) để bảo vệ hệ thống.

Theo Ardoino, những người dùng vẫn còn quyền truy cập vào ví Bitcoin của họ sẽ có thể di chuyển BTC sang các địa chỉ kháng lượng tử, giúp đảm bảo an toàn trước các cuộc tấn công trong tương lai. Tuy nhiên, ông cũng đề cập đến một kịch bản đáng chú ý: nếu Satoshi Nakamoto đã qua đời, hoặc các ví bị mất khóa riêng, thì số Bitcoin này có thể sẽ bị hack và quay lại lưu thông khi máy tính lượng tử đủ mạnh.

Câu hỏi về số Bitcoin mà Satoshi Nakamoto sở hữu từ lâu đã là một chủ đề gây tranh cãi. Theo nhiều ước tính, Satoshi nắm giữ khoảng 1 triệu BTC. Với mức giá hiện tại của Bitcoin dao động quanh 100,000 USD, tổng giá trị số BTC này lên đến 100 tỷ USD. Nếu Bitcoin tiếp tục tăng trưởng trong dài hạn, con số này có thể lên đến vài trăm tỷ USD.

Nhận định của Ardoino nhanh chóng thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng, khi máy tính lượng tử vẫn luôn là một chủ đề gây tranh luận trong giới crypto. Nếu công nghệ này đạt đến mức có thể phá vỡ mật mã của Bitcoin, nó có thể khiến hàng triệu BTC từ các ví bị mất quay trở lại thị trường, làm dấy lên lo ngại về nguồn cung và áp lực bán trên thị trường.

chip willow
Đội ngũ Google giới thiệu chip Willow. Nguồn: Youtube Google

Trước đó, công nghệ lượng tử đang có những bước tiến đáng kể, với các tập đoàn như Google dẫn đầu trong cuộc đua phát triển. Gần đây, Google đã công bố chip Willow, một bộ xử lý lượng tử có 105 qubit, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lĩnh vực tính toán lượng tử. Điều này đã làm dấy lên lo ngại về tác động của công nghệ lượng tử đối với nhiều lĩnh vực, đặc biệt là bảo mật của Bitcoin.

advertising
tỷ lệ tìm ra private key
Tỷ lệ tìm ra private key của BTC thấp gấp nhiều lần so với việc trúng độc đắc. Nguồn: Reddit @Coinguybri

Tiền mã hóa nói chung và Bitcoin nói riêng được bảo vệ bằng các thuật toán mật mã nhằm đảm bảo tính an toàn và toàn vẹn của giao dịch. Tuy nhiên, máy tính lượng tử có thể phá vỡ các thuật toán mật mã hiện tại nhờ khả năng giải quyết nhanh chóng những bài toán toán học mà máy tính cổ điển không thể thực hiện.

Thuật toán Shor giúp máy tính lượng tử có thể bẻ khóa hệ thống chữ ký số ECDSA  một trong những nền tảng bảo mật của Bitcoin. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu Bitcoin có đang đối mặt với nguy cơ bị tấn công bởi công nghệ lượng tử hay không?

Các chuyên gia cho rằng, trong thời gian ngắn hạn, Bitcoin vẫn an toàn, bởi để phá vỡ các thuật toán bảo mật, máy tính lượng tử cần phải có hàng triệu qubit logic điều mà hiện tại vẫn chưa thể thực hiện được. Willow chỉ có 105 qubit, và mặc dù đây là một bước tiến quan trọng, nó vẫn còn cách rất xa so với khả năng đe dọa thực sự đến Bitcoin.

Hơn nữa, việc phá vỡ thuật toán SHA-256, nền tảng của cơ chế Proof-of-Work Bitcoin, dù có thể được tối ưu hóa bằng thuật toán Grover, vẫn yêu cầu số lượng qubit khổng lồ mà công nghệ hiện nay chưa thể đáp ứng.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Bitcoin sẽ miễn nhiễm mãi mãi trước công nghệ lượng tử. Nếu trong tương lai, máy tính lượng tử đạt được quy mô đủ lớn để bẻ khóa mật mã của Bitcoin, toàn bộ hệ thống có thể đối mặt với nguy cơ bảo mật nghiêm trọng.

Đọc thêm: Thị trường Crypto sắp đi vào tăng trưởng nhờ tín hiệu kinh tế vĩ mô

RELEVANT SERIES