Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Hoa Kỳ lên kế hoạch hợp tác để ngăn chặn sử dụng tiền điện tử bất hợp pháp

Chính phủ Mỹ đang lên kế hoạch tập hợp các quan chức từ hơn 30 quốc gia nhằm hợp tác trong việc chống lại mối đe dọa việc sử dụng bất hợp pháp tiền điện tử.
Avatar
kaylin
Published Oct 03 2021
Updated Jul 14 2022
4 min read
thumbnail

Chính phủ Mỹ đang lên kế hoạch tập hợp các quan chức từ hơn 30 quốc gia trong tháng này nhằm hợp tác và phối hợp tốt hơn trong việc chống lại mối đe dọa việc sử dụng bất hợp pháp tiền điện tử và hợp tác chặt chẽ với các quốc gia trên thế giới để đối phó với các mối đe dọa an ninh mạng.

Hoa Kỳ tập hợp 30 quốc gia để chống lại việc sử dụng bất hợp pháp tiền điện tử

Nhà Trắng đã đưa ra một tuyên bố của Tổng thống Joe Biden vào ngày 1/10/2021 về các nỗ lực an ninh mạng của chính phủ khi tháng 10 là tháng nhận thức về an ninh mạng.

Tổng thống Joe Biden

Tổng thống Biden giải thích rằng Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với các quốc gia trên thế giới để đối phó với các mối đe dọa an ninh mạng, bao gồm các đồng minh NATO và các đối tác G7.

“Hoa Kỳ sẽ tập hợp 30 quốc gia lại để thúc đẩy sự hợp tác trong việc chống tội phạm mạng, cải thiện sự hợp tác thực thi pháp luật, ngăn chặn việc sử dụng bất hợp pháp tiền điện tử và can dự vào những vấn đề này về mặt ngoại giao.”

Tổng thống Mỹ nhấn mạnh: “Tôi cam kết tăng cường an ninh mạng bằng cách củng cố cơ sở hạ tầng quan trọng để chống lại các cuộc tấn công mạng, làm gián đoạn ransomware (mã độc tống tiền), làm việc để thiết lập và thúc đẩy các quy tắc rõ ràng cho tất cả các quốc gia trong không gian mạng và sẽ chịu trách nhiệm về những đe dọa an ninh”.

Các vụ tấn công trị giá hàng triệu đô

Chính quyền Biden đã và đang tăng cường nỗ lực chống lại phần mềm tống tiền. Vào tháng 9, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã công bố “một loạt các hành động tập trung vào việc làm gián đoạn mạng lưới tội phạm và các sàn giao dịch tiền điện tử chịu trách nhiệm rửa tiền chuộc” như một phần trong nỗ lực của toàn chính phủ nhằm chống lại phần mềm tống tiền.

Chính quyền Mỹ đã nâng cấp độ ứng phó với vấn đề an ninh mạng lên các cấp cao nhất sau một loạt các cuộc tấn công trong năm nay, đe dọa làm mất ổn định nguồn cung cấp năng lượng và thực phẩm của Mỹ.

Ransomware - mã độc tống tiền 

Nhà sản xuất thịt JBS SA đã trả 11 triệu đô cho hacker để kết thúc cuộc tấn công vào hệ thống khiến việc sản xuất bị ngừng trệ và được cho là bắt nguồn từ một nhóm tội phạm có liên kết với Nga. Hay Colonial Pipeline đã trả cho nhóm hacker ở Đông Âu gần 5 triệu đô để lấy lại quyền truy cập. Đáng chú ý là cả hai công ty đều trả tiền chuộc bằng Bitcoin.

Ransomware hoạt động bằng cách mã hóa dữ liệu của nạn nhân. Thông thường, hacker sẽ cung cấp cho nạn nhân một private key để đổi lại các khoản thanh toán bằng tiền điện tử có thể lên đến hàng trăm nghìn hoặc thậm chí hàng triệu đô.

Chính quyền đang tập trung vào việc ngăn chặn các "hoạt động mạng độc hại" của Trung Quốc, những cáo buộc mà Bắc Kinh bác bỏ. Một quan chức Nhà Trắng cho biết họ đặc biệt mong muốn giải quyết "việc lạm dụng tiền điện tử để rửa tiền chuộc" và có ý định "điều tra và truy tố tội phạm ransomware," nhiều kẻ ẩn danh và tấn công các tổ chức ở các quốc gia khác.
 

RELEVANT SERIES