Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

NEAR Protocol dàn cảnh bị hack tài khoản X, tự tạo drama để quảng cáo sự kiện

Việc các dự án bị hack tài khoản mạng xã hội đã không còn xa lạ với cộng đồng tiền điện tử. Thế nhưng giả vờ bị hack để “kích war" và tạo drama để quảng bá sự kiện thì từ trước đến nay mới chỉ có NEAR Protocol “dám nghĩ dám làm".
Avatar
Dyan
Published Sep 05 2024
Updated Sep 06 2024
4 min read
near protocol dàn cảnh bị hack

Vào lúc 2 giờ sáng ngày 05/09/2024 (theo giờ Việt Nam), tài khoản X của NEAR Protocol bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Giao thức blockchain layer 1 này liên tục đăng tải các bài viết “nặc mùi drama".

Thông điệp được chia sẻ ngay sau đó khá phong phú và đặc sắc, với mục đích chính nhằm đả kích ngành công nghiệp web3, “kích war" với các dự án và blockchain khác.

Phần tiểu sử hồ sơ (bio) của NEAR Protocol còn bị đổi thành đường link dẫn đến trang chủ của CoinMarketCap kèm với lời nhắn “Xem danh sách tổng hợp các trò lừa đảo (scam) tại đây…”.

Không đừng lại ở đó, hacker này sau đó tiếp tục “gây hấn” với MetaMask. Cụ thể, hacker đăng tải bài viết kêu gọi người dùng MetaMask “cần gặp bác sĩ tâm lý gấp", kèm với một số điện thoại lạ.

near protocol gây hấn metamask
Hacker sử dụng tài khoản X của NEAR Protocol để "gây hấn" với MetaMask

Cộng đồng lúc này lo sợ rằng NEAR Protocol có thể sẽ bị tương tự như những trường hợp bị hack tài khoản trước đó. Cụ thể, các hacker sau khi chiếm được quyền kiểm soát thường sẽ bắt đầu chia sẻ các nội dung độc hại hoặc shill các memecoin để rugpull, chiếm đoạt tài sản người dùng.

Đơn cử như trường hợp của cầu thủ bóng đá Kylian Mbappe, các thành viên trong gia đình cựu Tổng thống Donald Trump, hoặc ca sĩ Doja Cat…

Tuy nhiên, trái với dự đoán của cộng đồng, hacker nặc danh của NEAR lại khá nhân từ và chỉ dừng lại ở việc “shitpost"*. Khoảng vài giờ đồng hồ sau, NEAR Protocol đã lấy lại được quyền kiểm soát tài khoản.

advertising

*Shitpost: Là một thuật ngữ để chỉ các bài đăng “nhảm", có nội dung cụt ngủn và thường không bao gồm ngữ cảnh cụ thể.

Sau đó, mọi thứ dần được đưa ra ánh sáng khi dự án đăng tải bài viết nhằm “đính chính" chuỗi hoạt động bất thường trước đó, kèm với việc kêu gọi cộng đồng đăng ký tham gia sự kiện hackathon sắp tới của mình. Giờ đây, cộng đồng mới vỡ lẽ rằng tất cả chỉ là một “cú lừa", một chiêu trò marketing 4.0 được NEAR Protocol dàn dựng lên để quảng bá sự kiện Hackathon của mình.

Dự án sau đó vẫn tiếp tục “diễn sâu", khẳng định việc tài khoản bị hack là có thật và vẫn chưa thể xác định danh tính hacker. Cũng nhờ “sự cố" này mà dự án đã thu hút nhiều mắt xem, tăng lượng impression của bài đăng lên rõ rệt.

Tuy nhiên, NEAR Protocol cũng đón nhận nhiều luồng ý kiến chỉ trích từ cộng đồng, nào là “sáng tạo nhưng không đáng kể", “truyền thông bẩn", “bước đường cùng"...

Có thể nói rằng hành động của NEAR Protocol thực chất xuất phát từ thiện chí, kêu gọi sự cảnh giác của cộng đồng về vấn đề bảo mật trực tuyến. Mặc dù cách tiếp cận vấn đề có phần “lố lăng", NEAR đã phần nào thành công khi vừa quảng bá được sự kiện Hackathon, vừa trở thành tâm điểm bàn tán của cộng đồng - “nhất tiễn hạ song điêu".

Cách đây không lâu, một dự án layer 1 khác là Polkadot cũng thu hút tò mò của cộng đồng khi lộ bảng cân đối chi tiêu. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Polkadot chi gần 5 triệu DOT (khoảng 37 triệu USD) cho các hoạt động phát triển cộng đồng (quảng bá sản phẩm, tài trợ, truyền thông, tổ chức sự kiện…) trong khi doanh thu chỉ vỏn vẹn 171,696 DOT (khoảng 1 triệu USD).

polkadot lộ cân đối chi tiêu
Polkadot lộ bảng cân đối chi tiêu cũng tạo drama không nhỏ trong cộng đồng crypto

Tuy động cơ của việc “sơ ý" này của Polkadot vẫn chưa có câu trả lời, nhưng cho đến nay vẫn chưa có tác động tích cực đến dự án, thậm chí còn gây tác dụng ngược khi người dùng bắt đầu lục tìm các bằng chứng về khả năng “tiêu hoang" của Polkadot.

Đọc thêm: EigenLayer ra mắt chương trình Stakedrop mùa 2 với 86 triệu EIGEN

RELEVANT SERIES