Ngân hàng Việt Nam tiếp tục hợp tác với Ripple để thanh toán qua blockchain
Chuyển tiền giữa Campuchia và Việt Nam bằng blockchain
Công ty SBI Ripple Asia có trụ sở tại Tokyo Nhật Bản vừa kết thúc ngày thứ 7 với thông báo rằng họ sẽ mở rộng hợp tác với hai quốc gia Đông Nam Á để cung cấp dịch vụ thanh toán chuyển tiền xuyên biên giới ứng dụng công nghệ blockchain, đó là Campuchia và Việt Nam.
Theo đó, hoạt động thanh toán này sẽ diễn ra giữa các ngân hàng Campuchia và Việt Nam, các ngân hàng này lần lượt là Ngân hàng Thương mại Campuchia SBI LY HOUR (SBI LY HOUR Bank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong Việt Nam (gọi tắt là TP Bank).
SBI đã đề cập đến quyết định thúc đẩy hoạt động kinh doanh chuyển tiền bằng các đơn vị tiền tệ thực sự và ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) nhằm mục đích cung cấp dịch vụ chuyển tiền xuyên biên giới cho các hệ thống ngân hàng.
SBI Ripple Asia cũng đã và đang trong quá trình đẩy mạnh việc cung cấp cơ sở hạ tầng thanh toán ở khu vực Châu Á, bao gồm cả Nhật Bản bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng thanh toán thế hệ tiếp theo (RippleNet) của Ripple (công ty hàng đầu thế giới về công nghệ sổ cái phân tán).
RippkeNet là kết quả của nhiều lần thử nghiệm tại SBI LY HOUR Bank, được tài trợ bởi Tập đoàn SBI Nhật Bản. Từ đó phương thức thanh toán này đã nhận được sự chấp thuận cần thiết từ Ngân hàng Trung ương Campuchia và cũng sẽ đại diện cho Việt Nam trong lĩnh vực chuyển tiền quốc tế bằng sổ cái phân tán này.
Ngân hàng TP Bank Việt Nam đã hoàn thành một hành lang pháp lý cần thiết, do đó, SBI Ripple Asia đã đồng ý cung cấp một dịch vụ tiện lợi cao với thời gian thực và mức phí thấp nhất cho việc chuyển tiền quốc tế giữa Campuchia và Việt Nam.
Yoshitaka Kitao, Đại diện Tập đoàn SBI cho biết như sau.
"Chúng tôi sẽ thúc đẩy hợp tác tối đa trong tương lai bằng cách cung cấp các công nghệ mới như DLT của Tập đoàn SBI cho các công ty trong và ngoài tập đoàn, đặc biệt là ở khu vực châu Á đang có sự phát triển về công nghệ nhanh chóng. Chẳng hạn như phát triển các dịch vụ chuyển tiền liên kết với các tài sản tiền điện tử.”
Ngoài ra, SBI Ripple Asia cho biết sẽ nỗ lực hợp tác với Ripple tại Hoa Kỳ để cung cấp phương tiện cơ sở hạ tầng cho các tổ chức tài chính muốn tham gia vào RippleNet. Từ đó họ có thể mở rộng hơn nữa và củng cố cơ sở khách hàng bằng cách cung cấp các chương trình hỗ trợ tiếp thị và giới thiệu các tổ chức tài chính cho các đối tác.
Nhận định
Sự kiện này đánh dấu bước tiến mới của blockchain khi ngày càng được ứng dụng thực tiễn vào các hoạt động ngân hàng. Như cách mà CEO SBI đã nói, có thể một ngày nào đó, họ thực hiện được mục tiêu liên kết các hoạt động chuyển tiền ngân hàng với các tài sản tiền điện tử thì lúc đó tương lai tiền điện tử sẽ không còn gặp nhiều trở ngại như bây giờ, mà có khi đã được chấp nhận chính thống.
Ngân hàng TP Bank là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam tham gia vào cơ sở hạ tầng thanh toán xuyên biên giới dựa trên blockchain RippleNet. Họ đã ứng dụng thành công cơ sở hạ tầng này từ năm 2019. Là ngân hàng hàng đầu trong việc ứng dụng các công nghệ mới nhất trong hoạt động ngân hàng, TP Bank vẫn là ngân hàng đi tiên phong trong việc đổi mới theo xu hướng công nghệ 4.0.
Theo khảo sát của Statista, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 về lượng người dùng crypto trên thế giới, con số này quả thực không hề nhỏ đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Vì thế, việc ứng dụng công nghệ blockchain cũng như hoạt động tiền điện tử trở thành nhu cầu mà các ngân hàng cần cố gắng để đạt được điều đó.
Mong rằng blockchain trong tương lai có thể được ứng dụng nhiều hơn để nâng tầm giá trị cuộc sống của con người và thúc đẩy sự phát triển hạ tầng kinh tế và xã hội.
Đọc thêm: việt Nam trong top dẫn đầu thế giới về người dùng crypto