Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Phân tích kỹ thuật 101 - Indicators cần biết khi Trading

Bài viết tổng hợp tất cả những kiến thức phân tích kỹ thuật căn bản và hướng dẫn anh em trade bằng Indicators một cách hiểu quả nhất.
Avatar
Khải Hoàn
Published Mar 17 2020
Updated Sep 29 2022
62 min read
thumbnail

Chào anh em!

Các tài liệu về Phân tích kỹ thuật khá là dễ tìm trên Google. Tuy nhiên có thể có quá nhiều nguồn thông tin khác nhau, hoặc nội dung dành cho trader ở các level khác nhau khiến anh em khó nắm bắt được đầy đủ và cặn kẽ các nội dung đó.

Vì vậy, mình và đội ngũ MarginATM quyết định biên soạn ra bộ ebook này (được tổng hợp từ nguồn Coin98.NET) để giúp anh em trong việc phân tích kỹ thuật trong trading được dễ dàng hơn.

Tiêu chí của team mình khi lên ý tưởng cho ebook này là:

  • Trình bày ngắn gọn, trực quan.
  • Giúp anh em dễ hiểu, dễ thực hành và có thể thực chiến áp dụng luôn.
  • Đưa ra các ví dụ, dẫn chứng áp dụng thực tế.

Dù anh em có phân tích kỹ thuật hay trade như thế nào đi chăng nữa thì điều quan trọng nhất theo mình đó là kết quả cuối cùng anh em lời được bao nhiêu.

Muốn đi nhanh thì đi 1 mình, nhưng nếu muốn đi xa thì nhất định phải đi cùng nhau. Group MarginATM luôn rộng mở welcome các anh em đến vào giao lưu trao đổi. Từ các anh em cao thủ phân tích kỹ thuật, margin hay các anh em mới bắt đầu bước chân làm trader đều có thể tham gia học hỏi nhau. 

Anh em tham gia trao đổi cùng anh em tại đây: https://t.me/margin_atm

Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các Video nhận định thị trường mới nhất: https://www.youtube.com/MarginATM

Hy vọng tài liệu ebook này sẽ là trợ thủ đắc lực cho anh em khi bước vào thị trường crypto này.

Nến Nhật

Nến Nhật là gì?

Biểu đồ nến, hay còn gọi là biểu đồ nến Nhật (Candlestick chart) mà chúng ta vẫn dùng ngày nay bắt nguồn từ Nhật Bản.

Nến là công cụ được sử dụng từ xa xưa do người Nhật dùng để giao dịch gạo. Steve Nison là người đã phát hiện ra bí quyết này khi làm việc chung với những công ty môi giới ở Nhật. Và từ đó biểu đồ nến Nhật được sử dụng rộng rãi trong giao dịch tài chính.

Hiểu rõ các chỉ số của nến và các mô hình giúp trader đưa ra dự báo chính xác hơn. Lựa chọn điểm vào - entry tốt hơn -> giảm thiểu thua lỗ cũng như nâng cao tỷ lệ lợi nhuận.

Ở phần dưới, mình sẽ trình bày cách đọc và áp dụng các mô hình nến Nhật cơ bản nhất cần nắm được.

Cách đọc Nến Nhật như thế nào?

Nến nhật có 2 thành phần chính đó là Thân nến và Râu (Bóng) nến.

Nếu giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa/giá hiện tại thì nến sẽ có màu xanh -> biểu thị giá tăng. Ngược lại nếu giá giảm xuống dưới giá mở cửa -> nến đỏ.

Nguồn: Coin98.NET - Phân tích kỹ thuật 101

Dưới đây mình sẽ tổng hợp 14 mô hình cơ bản của nến Nhật mà anh em cần biết. Đây là các mẫu hình cơ bản nhất cần nắm được. Anh em có thể thoải mái download về điện thoại, khi nào rảnh mở ra đọc nhé!

Nến thân dài

Nến thân dài là nến có giá Mở cửa và Đóng cửa chênh lệch nhau lớn. Thường là giai đoạn đầu xác lập xu hướng pump, dump sau sideway.

Kết hợp với volume, chúng ta có thể xác định được sức mạnh thật sự của xu hướng. Tuy nhiên vẫn có trường hợp đây là dấu hiệu giả để KILL MARGIN. 

Nguồn: Coin98.NET - Phân tích kỹ thuật 101

Nến Marubozu

Còn gọi là nến cường lực, là dạng nến thân dài nhưng không có râu. Chỉ ra xu hướng tăng/giảm mạnh và không có sự do dự của trader.

Xuất hiện dấu hiệu đảo chiều đỉnh hoặc đáy.

Nguồn: Coin98.NET - Phân tích kỹ thuật 101

Đỉnh xoay

Đỉnh xoay là sự lưỡng lự giằng co tâm lý giữa mua và bán. 

Nến xoay đóng vai trò cảnh báo sau 1 xu hướng, nằm ở vùng đỉnh hoặc đáy tùy theo diễn biến xu hướng trước đó. Báo hiệu áp lực mua/bán đã mất dần sức mạnh. Tuy nhiên hiện nay nó cũng là nến kill margin của các sàn phái sinh.

Nguồn: Coin98.NET - Phân tích kỹ thuật 101

DOJI đóng mở tại 1 mức giá (1)

Là một nến đơn có giá mở cửa và đóng cửa bằng nhau hoặc rất gần nhau.

Nến doji báo hiệu sự do dự của thị trường. Nến doji được xem là một tín hiệu đảo chiều quan trọng tại đỉnh xu hướng tăng và đáy xu hướng giảm.

DOJI có nhiều dạng:

Nguồn: Coin98.NET - Phân tích kỹ thuật 101

DOJI đóng mở tại 1 mức giá (2)

Đối với các trader đang thực hiện giao dịch và giá đang đi đúng xu hướng sau đó xuất hiện mô hình nến Doji. Trader có thể cân nhắc thoát 1 phần lệnh giao dịch và đặt dừng lỗ chặt chẽ hơn, vì có khả năng thị trường đang dần mất đi động lực của mình.

Mô hình nến Doji không phải lúc nào cũng cảnh báo sự đảo chiều của thị trường, nhưng nó thể hiện sự chững lại của xu hướng.

Nguồn: Coin98.NET - Phân tích kỹ thuật 101

Đỉnh đáy - Sao hôm - Sao mai

Mô hình gồm 3 nến, 1 nến ngắn nằm giữa 2 nến dài như hình bên dưới. Cây nến ở giữa có thể là 1 doji.

Sao hôm - sao mai xuất hiện sau khi mặt trời lặn. Mô hình này báo hiệu sự đảo chiều mạnh của xu hướng. Có thể vào lệnh với entry nằm giữa nến thứ 3 của mô hình này và stoploss là đỉnh nến thứ 2.

Nguồn: Coin98.NET - Phân tích kỹ thuật 101

Búa tạo đáy

Là mô hình nến xanh có thân nhỏ, râu nến dài xuất hiện trong xu hướng giảm.

Về mặt tâm lý thị trường, búa tạo đáy cho thấy sự từ chối đạt các ngưỡng giá thấp hơn. Nó là dấu hiệu thể hiện áp lực bán đã kết thúc và bắt đầu đảo ngược xu thế để giá TĂNG trở lại.

Tuy nhiên mô hình này hiện tại dễ bị kiểm soát bởi cá mập, không nên vào lệnh sau khi xuất hiện búa tạo đáy, mà nên quan sát thêm nến kế tiếp để chắc chắn hơn.

Nguồn: Coin98.NET - Phân tích kỹ thuật 101

Búa tạo đỉnh

Tương tự như búa tạo đáy, nhưng búa tạo đỉnh xuất hiện trong xu hướng tăng.

Do Hammer phụ thuộc rất nhiều vào vị trí của chúng trên biểu đồ giá nên các trader thường kết hợp hammer với 1 số indicator khác để tìm ra điểm chốt lời phù hợp như công cụ Fibonacci, hay điểm xoay Pivot hoặc các công cụ hỗ trợ kháng cự.

Nguồn: Coin98.NET - Phân tích kỹ thuật 101

Đỉnh đáy - Sao Doji

Mô hình này gần giống với #7 với nến ở giữa là doji. Tuy nhiên tâm lý thị trường giai đoạn này diễn ra nhanh hơn.

Nếu Doji xuất hiện sau một chuỗi các nến tăng, mà các nến tăng đó ngắn dần thì điều đó ngụ ý bên mua đang cạn kiệt thật sự. Dấu hiệu này cho thấy độ tin tưởng giá đảo chiều sẽ cao hơn.

Nguồn: Coin98.NET - Phân tích kỹ thuật 101

Bao trùm Tăng - Giảm

Mô hình với 2 cây nến ngược chiều, cây nến sau dài hơn, trùm kín nến trước. Báo hiệu xu hướng đảo chiều mạnh mẽ của thị trường.

Đây là mô hình ưa thích của trader, có thể vào lệnh trong khoảng ⅓ nến bao trùm. Stoploss là điểm râu của nến bao trùm.

Nguồn: Coin98.NET - Phân tích kỹ thuật 101

Harami Tăng - Giảm

Đây là dạng đảo ngược của mô hình #11 với nến trước bao trùm nến sau.

Báo hiệu đảo chiều với mức độ vừa phải, đủ để long/short an toàn. Nến sau càng dài, khả năng đảo chiều càng lớn. Nếu nến thứ 2 quá ngắn, có thể sẽ sideway trước khi xu hướng đảo chiều xuất hiện.

Như có nói, mô hình nến Harami không được xem là mô hình đảo chiều mạnh mẽ. Nên trước khi giao dịch với mô hình này anh em cần quan sát nến để xem có các nến từ chối tăng không, như giá có thể đã chạm kháng cự chạm các đường EMA chẳng hạn.

Nguồn: Coin98.NET - Phân tích kỹ thuật 101

Harami Cross Tăng - Giảm

Mô hình Harami với nến thứ 2 là doji. Harami không phải mô hình đảo chiều mạnh, song Harami cross lại là tín hiệu mạnh.

Mô hình Harami Cross giảm giá thường hiệu quả hơn mô hình tăng giá. Entry vào lệnh nên quyết định sau khi nến tiếp theo hình thành.

Nguồn: Coin98.NET - Phân tích kỹ thuật 101

Tăng giảm qua đường trung tâm

Còn gọi là đường xuyên tăng/giảm. Tương tự như harami với nến thứ 2 dài ít nhất bằng ½ nến trước đó.

Đường xuyên tăng (Bearish Piercing Line) là một mẫu hình đảo chiều xảy ra tại đáy của một xu hướng hoặc một vùng giá đi ngang.

Dard Cloud Cover: Giống như các mô hình nến Harami và mô hình nến Bullish Piercing, mô hình này thường mang lại tỷ lệ rủi ro thấp trong giao dịch.

Ngoài ra, Dark Cloud Cover xuất hiện khá thường xuyên, cung cấp cho các nhà đầu tư có thêm nhiều các cơ hội để giao dịch hơn, tỷ lệ rủi ro thấp hơn.

Nguồn: Coin98.NET - Phân tích kỹ thuật 101

Ba cây nến

Mô hình với 3 cây nến cùng màu. Thể hiện rõ ràng sự đảo chiều của thị trường. Tuy nhiên kết hợp với volume và các yếu tố khác, chúng ta mới có thể quyết định vào lệnh.

Nguồn: Coin98.NET - Phân tích kỹ thuật 101

Trên đây là hướng dẫn cơ bản về biểu đồ nến và cách đọc nến Nhật. Còn rất nhiều thứ xoay quanh biểu đồ nến nhật, về volume, các chỉ số giá và indicator khác nữa. Trong tài liệu nâng cao về trading, mình sẽ tiếp tục update cho anh em các model bullish và bearish để anh em dễ dàng hơn trong việc nắm bắt xu hướng giá và entry vào lệnh.

Phần tiếp theo sẽ là cách sử dụng các Indicators cơ bản nhất để áp dụng trong trading. Anh em có thể kết hợp cả việc đọc nến và các chỉ báo Indicators để đưa qua quyết định vào ra lệnh chính xác hơn.

INDICATORS

Indicators hay các chỉ báo là các công cụ giúp trader có thể phân tích & đưa ra quyết định trading của mình. Anh em có thể dùng độc lập hoặc kết hợp các Indicators lại với nhau. 

Trong phần dưới, mình sẽ trình bày chi tiết về các Indicators cơ bản nhất cần biết trong phân tích kỹ thuật & cách sử dụng chúng.

RSI

RSI (Relative Strength Index) là một trong những công cụ chỉ báo đơn giản và được sử dụng phổ biến với nhiều anh em trader.

Anh em có thể dùng RSI để đưa ra quyết định giao dịch hoặc kết hợp nó với các công cụ khác như MACD, BB, MA... Trong phần này, mình sẽ giới thiệu & hướng dẫn cách sử dụng RSI một cách đơn giản.

Định nghĩa

RSI có tên tiếng việt là chỉ báo sức mạnh tương đối.

RSI là một loại chỉ báo dao động (oscillator) được phát triển bởi tiến sĩ J. Welles Wilders. RSI được giới thiệu trong quyển sách của ông năm 1978 - “New Concepts In Technical Trading Systems”.

Công thức

Về mặt công thức tính toán thì RSI được tính bằng:

RSI = 100/(1+RS)

Trong đó: RS là tỷ số giữa giá trị trung bình của x chu kỳ có giá đóng cửa tăng chia cho x chu kỳ có giá đóng cửa giảm.

Ý nghĩa

Theo công thức trên RSI sẽ dao động từ 0 - 100.

Nếu RSI (14) = 20 thì chúng ta có thể suy ra RS = 4, dựa vào công thức ở trên thì chúng ta có thể suy ra giá trị trung bình của 14 chu kỳ có giá đóng cửa tăng sẽ gấp 4 lần giá trị trung bình của 14 chu kỳ có giá đóng cửa giảm.

Ngược lại nếu RSI (14) = 80 thì chúng ta có thể suy ra giá trị trung bình của 14 chu kỳ có giá đóng cửa giảm sẽ gấp 4 lần giá trị trung bình của 14 chu kỳ có giá đóng cửa tăng

Hiện nay ở đa số nền tảng cung cấp chart hiện giờ thì x chu kỳ thường mặc định là 14 và vùng quá mua, quá bán tương ứng là trên 70 và dưới 30. Anh em có thể tùy chỉnh các con số để phù hợp cho Trading Systems của mình.

Cách sử dụng RSI trong giao dịch

Cách sử dụng nguyên thủy nhất của RSI đó là:

  • Mua vào khi RSI cắt xuống và vượt qua mức quá bán.
  • Bán ra khi RSI cắt lên và vượt qua mức quá mua.

Vậy làm sao để biết vùng nào là vùng quá bán, vùng nào là vùng quá mua?

Thật ra không có con số nào là đúng cho tất cả thị trường. Vùng quá bán và vùng quá mua anh em có thể tùy chỉnh con số phù hợp cho từng bối cảnh khác nhau của thị trường.

Đối với mình, mình thường tùy chỉnh vùng quá mua và quá bán tùy vào bối cảnh của thị trường.

Đối với thị trường mình cho là đang trong bối cảnh Downtrend thì vùng quá bán mình thiết lập là 20 và vùng quá mua là 20.

Ngược lại đối với thị trường mình cho là đang trong bối cảnh Uptrend thì vùng quá bán mình thiết lập là 40 và vùng quá mua là 80.

VD 1:

Anh em có thể chú ý Chart D1 BTC/USDT.

Bằng một số phương pháp khác mình xác định Trend Daily của BTC đang ở trong giai đoạn Downtrend nên mình sẽ tùy chỉnh vùng quá bán là 20 và vùng quá mua là 60.

Anh em có thể thấy trong hình giá rớt trong vùng 8070 - 7800 khiến RSI rớt xuống vùng quá bán (RSI (14) < 20). Theo tín hiệu anh em có thể cân nhắc mua vào ở vùng 8000 - 7800.

Giá sau đó tiếp tục Sideway một thời gian tạo một False breakout rồi bật lên vùng giá 10300 - 9200 khiến RSI rơi vào vùng quá mua (RSI (14) > 60). Theo tín hiệu anh em có thể cân nhắc bán ra ở vùng giá này.

VD 2:

Một ví dụ khác anh em có thể chú ý Chart 1D Atom/BTC.

Bằng một số phương pháp khác mình xác định Trend Daily của ATOM đang ở trong giai đoạn Uptrend nên mình sẽ tùy chỉnh vùng quá bán là 80 và vùng quá mua là 40.

Anh em cũng cân nhắc là vùng quá mua, quá bán chỉ là vùng giá giúp chúng ta cân nhắc để mua vào hay bán ra không nên cứng nhắc kiểu “xuống RSI xuống 40 tôi sẽ mua vào và RSI cắt lên 80 tôi sẽ bán ra”.

Ở trên hình thì giá không chạm vùng RSI 40 đã quay đầu tăng giá rồi phá luôn đỉnh cũ.

Đây là cách đơn giản nhất khi anh em sử dụng RSI và thường nó đưa ra rất nhiều tín hiệu vùng mua bán không quá đẹp. Anh em nên cân nhắc kết hợp thêm một số Indicators khác, hỗ trợ - kháng cự, Trendline... để tìm vùng giá đẹp vào lệnh có tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận hợp lý.

Ngoài “vùng quá mua và quá bán” RSI còn có tín hiệu giao dịch theo phân kỳ mà mình sẽ chia sẻ ở phần sau của bài viết.

Tín hiệu RSI phân kỳ thường

Dấu hiệu: Phân kỳ thường

Phân kỳ thường ở RSI là hiện tượng giá tạo đỉnh cao mới nhưng RSI thì tạo đỉnh thấp, hoặc giá tạo đáy thấp mới nhưng RSI thì tạo đáy cao.

Ý nghĩa:

Phân kỳ thường thường được dùng để dự đoán một sự đảo chiều xu hướng.

VD:

Anh em quan sát Chart BTC/USDT H4, 11/2019

Phân tích chart:

Ở Chart trên anh em có thể thấy một tín hiệu phân kỳ thường theo đúng lý thuyết “giá tạo đáy thấp hơn trong khi RSI tạo đáy cao hơn". Điểm thứ hai anh em cần lưu ý đó là RSI đang ở mức quá bán (thậm chí nó ở mức rất thấp là 10). Ở đây anh em có thể hiểu là ở mức giá này bên Sell đã bán quá mức rồi rất có thể sẽ có một đợt giá hồi lên phía trên.

Dựa vào hai điểm trên mình kỳ vọng giá sẽ có cú hồi lên trên.

Anh em hoàn toàn có thể vào lệnh Buy Market với Stoploss dưới điểm thấp nhất của cụm nến 50 giá TP có thể đâu đó ở vùng 7000.

Anh em xem tiếp hành động giá tiếp sau đó.

Lưu ý:

Khi đã phát hiện tín hiệu phân kỳ anh em không nên vào lệnh ngay mà nên chờ 1 đến 2 cây nến xác nhận.

Như trên hình giá tạo tín hiệu phân kỳ rồi nhưng giá vẫn Down xuống rồi rút lên tạo thành một cây Pin Bar tăng. Nến sau đó là một cây nến xanh đẹp lúc này anh em mới nên đặt lệnh mua và Stop Loss ở điểm cuối cùng của thanh nến Pin Bar.

Tín hiệu RSI phân kỳ ẩn

Dấu hiệu phân kỳ ẩn:

Phân kỳ ẩn hay phân kỳ kín là hiện tượng giá tạo đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ hoặc đáy mới cao hơn đáy cũ.

Ý nghĩa:

Phân kỳ ẩn thường được dùng để dự đoán một sự tiếp diễn xu hướng trước đó.

VD:

Anh em quan sát Chart BTC/USDT D1, 06/2018

Anh em quan sát kỹ thì thấy giá đã tạo đỉnh thấp hơn và RSI đã tạo đáy cao hơn. Thêm vào nữa RSI đã tiệm cận vùng quá bán nên mình kỳ vọng giá sẽ tiếp tục xu hướng giảm giống như thuyết trình bài.

Anh em có thể vào lệnh SELL market, SL cách 50 giá đỉnh cao nhất của cụm nến và Take Profit ở tầm đáy trước đó.

Anh em cùng xem hành động giá sau đó:

Lưu ý:

Giống phần lưu ý ở phần phân kỳ thường, anh em nên chờ một đến 2 cây nến sau đó để xác nhận xu tín hiệu.

Tổng Kết RSI

Giao dịch với vùng quá mua - quá bán và giao dịch với phân kỳ là 2 cách giao dịch phổ biến và có xác suất thắng khá cao nếu kết hợp với các công cụ khác.

Mình tổng kết lại các trường hợp phân kỳ thường xảy ra và cùng với các khả năng của hành động giá.

Giao dịch theo phân kỳ không phải là tín hiệu riêng dành cho riêng RSI, một số Indicators khác như MACD, Stoch... đều có thể áp dụng việc giao dịch theo tín hiệu phân kỳ giữa hành động giá và Indicators.

Mình đã chia sẻ xong cách thức sử dụng đơn giản của Indicator RSI. Phần tiếp theo mình sẽ tiếp tục giới thiệu & hướng dẫn cách sử dụng MACD một cách đơn giản.

MACD

MACD (Moving Average Convergence/Divergence)

Định nghĩa

MACD do một nhà phân tích kỹ thuật tên là Gerald Appel xây dựng nên vào thập niên 1970. Nó là một trong những Indicators phổ biến và nổi bật nhất trong số hàng ngàn Indicators ngoài kia.

MACD được dùng để xác định điểm mua và bán ở những vùng giá tốt dựa trên sự lệnh pha của thị trường thông qua mối liên hệ giữa các đường trung bình động.

Công thức

Cấu tạo của MACD:

  • MACD = EMA(12) - EMA(26)
  • Signal = EMA (9) của MACD
  • Histogram = MACD - Signal

MACD có thể âm hoặc dương và dao động trên trục 0.

Trên Tradingview và các công cụ khác MACD có hình dạng như sau:

Bản chất của MACD

Ở hình trên, anh em sẽ thấy các con số mặc định MACD 12 26 close 9. Vậy vì sao lại để các con số mặc định là 12, 26, 9?

Thì thật ra lúc đầu MACD được áp dụng cho thị trường tài chính truyền thống, nơi các nhà giao dịch 6 ngày trong một tuần, 12 tương đương 2 tuần giao dịch trong tháng, 26 là con số tượng trưng cho một tháng, 9 tương đương 1.5 tuần.

Theo công thức ở trên MACD là hiệu của EMA (12) và EMA (26) nếu nó dương thì tâm lý của các nhà đầu tư trong 12 chu kỳ gần đây “tích cực” hơn trong 26 chu kỳ trước đó và ngược lại.

Signal là một đường trung bình động hàm mũ 9 chu kỳ gần nhất của MACD. Nó là đường tham chiếu cho MACD.

Histogram là hiệu giữa MACD và signal. Nếu Histogram dương thì chứng tỏ tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường “tích cực” hơn trong các chu kỳ gần đây.

Hiện nay thì người ta vẫn giữ các con số mặc định cho MACD là 12, 26 và 9. Mình thường để mặc định các con số này để sử dụng.

Cách sử dụng MACD trong giao dịch

Các tín hiệu giao dịch đến từ MACD bao gồm sự giao nhau giữa MACD Line và Signal Line, sự cắt lên hay cắt xuống đường 0 của MACD và sự phân kỳ dao động giá. Mình sẽ trình bày cụ thể ở các phần bên dưới.

Dùng MACD để xem xét xu hướng của giá trên khung dài hạn

Một cách tổng quan để xem xét xu hướng của một đồng coin hay một cổ phiếu thì anh em dùng tín hiệu MACD cắt qua trục 0 để xem xét xu hướng của giá.

MACD đi từ trên xuống cắt qua trục 0 báo hiệu tín hiệu giá chuyển từ xu hướng tăng sang giảm.

VD:

Anh em có thể chú ý Chart Daily của BTC/USDT

Trong trường hợp này anh em có thể tìm Setup và điểm vào lệnh ở những khung nhỏ hơn và ưu tiên các lệnh bán không hơn là lệnh long.

VD:

Anh em quan sát Chart daily của ATOM/BTC

Giá có sự bứt phá mạnh khiến cho Market Sentiment chuyển từ Bearish sang Bullish. Anh em có thể thấy là tiếp sau đó là một con sóng tăng rất mạnh.

Lưu ý:

Ở đây mình có một chút lưu ý cho anh em là anh em nên dùng cách này để xác nhận xu hướng và kết hợp các Indicators hay tín hiệu khác để tìm Setup và vị trí đẹp để vào lệnh. Không nên vào luôn lệnh Buy limit khi vừa thấy MACD Line cắt lên đường 0.

Một điều nữa là MACD thường đưa ra các tín hiệu trễ như anh em có thể quan sát ở ví dụ trên là khi giá tăng một đoạn mạnh thì MACD cắt lên trục 0. Cũng vì vậy MACD thường được các Swing Trader sử dụng để trade trên các khung dài hạn hơn như D1 hay H4.

Giao dịch theo sự giao cắt của MACD và Signal

Cách dùng thứ hai là tận dụng sự giao cắt của MACD và Signal để đưa ra tín hiệu mua và bán.

Cách dùng này cũng đơn giản anh em cân nhắc mua vào khi MACD đi từ dưới và cắt lên trên Signal và cân nhắc bán ra khi MACD đi từ trên cắt xuống Signal.

VD:

Anh em chú ý chart daily của BCT/USDT

Theo mình thì cách giao dịch này cho tín hiệu lỗi rất nhiều đặc biệt ở những khung thời gian ngắn hơn như H1, M30... Anh em nên cân nhắc kết hợp thêm một số Indicators khác, hỗ trợ - kháng cự, Trendline… để tìm vùng giá đẹp vào lệnh có tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận hợp lý.

Ngoài cách giao dịch thế này MACD còn được giao dịch theo tín hiệu phân kỳ.

Giao dịch theo tín hiệu phân kỳ thường của MACD và Histogram

Dấu hiệu: Phân kỳ thường

Phân kỳ thường ở MACD là hiện tượng giá tạo đỉnh cao mới nhưng MACD hoặc Histogram thì tạo đỉnh thấp hơn, hoặc giá tạo đáy thấp mới nhưng MACD hoặc Histogram thì tạo đáy cao.

Ý nghĩa:

Phân kỳ thường thường được dùng để dự đoán một sự đảo chiều xu hướng.

VD:

Anh em chú ý chart Weekly của LINK/BTC

Giá đóng của tạo đỉnh cao hơn nhưng Histogram lại tạo đỉnh thấp hơn đây là một một dấu hiệu phân kỳ thường điển hình.

Anh em vào lệnh Sell sau khi có một cây nến giảm sau cây nến có giá đóng cửa tạo đỉnh.

Ngoài ra nếu anh em tinh mắt hơn tý thì đường MACD cũng đang tạo đỉnh thấp hơn nhưng nó khá nhỏ anh em phải Zoom màn hình ra để quan sát kỹ hơn.

Giao dịch theo tín hiệu phân kỳ ẩn của MACD và Histogram

Dấu hiệu phân kỳ ẩn:

Phân kỳ ẩn hay phân kỳ kín là hiện tượng giá tạo đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ, đáy mới cao hơn đáy cũ nhưng MACD hoặc Histogram tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ, đáy mới thấp hơn đáy cũ.

Ý nghĩa:

Phân kỳ ẩn thường được dùng để dự đoán một sự tiếp diễn xu hướng trước đó.

VD:

Anh em chú ý Chart Weekly của LINK/BTC

Đúng như lý thuyết giá tọa đáy mới cao hơn đáy cũ nhưng Histogram lại tạo đáy thấp hơn đáy cũ.

Giống như lưu ý mình có nói ở phần trên thì anh em nên chờ 1 nến xanh xác nhận sau đó rồi mới mua vào.

Tổng kết MACD

Mình tổng kết lại các trường hợp phân kỳ thường xảy ra và cùng với các khả năng của hành động giá.

MACD là một Indicator đa dụng được dùng với nhiều mục đích khác nhau như xác định trend, tìm điểm giao dịch theo tín hiệu phân kỳ hay sự giao cắt của của MACD Line và Signal Line.

Mặc dù vậy MACD thường đưa ra tín hiệu trễ hơn và vì cấu tạo của MACD là các đường EMA, mà đặc tính của EMA là nhạy với giá nên ở những khung nhỏ hơn sẽ cho ra tín hiệu sai rất nhiều do hiện tượng làm giá của các cá mập. Vì vậy anh em nên dùng MACD ở những khung thời gian cao hơn từ H4 trở lên.

Phần tiếp theo mình sẽ giới thiệu với anh em một Indicator vô cùng lợi hại, có thể dùng để tìm điểm vào lệnh mua bán ở nhiều khung thời gian khác nhau đó là Stochastic hay viết tắt là Stoch.

Stochastic

Stoch (Stochastic)

Định nghĩa

Stochastic là một loại chỉ báo dao động (oscillator) được phát triển bởi George Lane - một nhà phân tích kỹ thuật tài năng vào những năm 1950.

Stoch được dùng để xác định vùng giá tốt để mua và bán hoặc xác định xu hướng của giá khi đi vào vùng quá mua và quá bán.

Công thức

Công thức tính toán tổng quát của Stoch được diễn dãi là:

%K =  SMA[100 x [ Close(k) - Lowest(k) ] / [ Highest(k) - Lowest(k) ] , SmoothK]

%D = SMA (% K ,  periodD)

PeriodD là tham số để làm mượt.

k là chu kỳ được áp dụng để tính toán và làm mượt

Ý nghĩa

Anh em có hiểu đơn giản %K như mối liên hệ giữa tỷ lệ giá đóng cửa và khoảng giá cao và thấp, còn %D như là đường trung bình của %D. %K nằm trên %D nghĩa là giá có xu hướng cao hơn mức trung bình nên sẽ có xu hướng tăng và chúng ta có thể thể vào lệnh Buy và ngược lại.

Theo công thức trên thì %K và %D sẽ dao động từ 0 đến 100. Ở Tradingview thì họ mặc địch các con số này là 14, 3, 3. Vùng quá mua, quá bán lần lượt là 80 và 20.

Cách sử dụng Stoch trong giao dịch

Các tín hiệu giao dịch với Stoch thường được dùng trong hai thứ: Một là xác định xu hướng của giá trong một khung thời gian nhất định. Hai là xác định điểm mua bán thích hợp.

Cả hai ứng dụng trên của Stoch mình sẽ lần lượt chia sẽ ở những phần dưới của bài viết.

Dùng Stoch để xác định xu hướng của giá

Cách đơn giản nhất để xác định xu hướng của giá với Stoch đó là chú ý vị trí của %K và %D.

Nếu %K nằm trên %D và hướng lên đó là một xu hướng tăng và ngược lại nếu %K nằm dưới %D và hướng xuống đó là một xu hướng giảm.

VD:

Anh em chú Chart dưới đây:

Một mẹo nhỏ cho anh em là khi %K nằm trên và cách xa %D thì giá có xu hướng tăng và ngược lại.

Nếu mà Stoch cắt lên, cắt xuống liên tục thì nó là một xu hướng không rõ ràng, giá đang Sideway hoặc dao động Choppy.

Tín hiệu giao dịch đến từ sự giao cắt của %K và %D

Cách giao dịch với Stoch cũng đơn giản, %K cắt lên trên %D, hướng lên thì anh em mua vào, %K cắt xuống %D hướng xuống thì anh em bán ra.

Giao dịch theo cách này đúng ở nhiều khung thời gian từ khung thời gian nhỏ M5, M15, H1... đến khung thời gian lớn H4, D1...

VD:

Anh em quan sát Chart H4 của BTC/USDT

Ở vùng giá A, %K đã cắt lên %D và có xu hướng hướng lên nên anh em cân nhắc mua vào. Ở vùng giá B thì %K đã cắt xuống phần %D và hướng xuống nên anh em có thể cân nhắc bán ra. Câu chuyện tương tự ở vùng C và D.

Lưu ý:

Như anh em cũng thấy trên Chart là khi giá có xu hướng thì việc giao dịch với Stoch tất dễ dàng và đem lại hiệu quả khá tốt nhưng khi giá dao động Sideway hoặc Choppy thì Stoch cho ra tín hiệu sai rất nhiều.

Lưu ý thứ hai là việc hiểu đúng vùng quá mua và vùng quá bán của công cụ Stoch. Ở Tradingview họ mặc định vùng quá mua và quá bán lần lượt là 80 và 20. Nhưng ý nghĩa của nó không phải là kiểu “ở vùng quá bán đã có quá nhiều người bán rồi nên anh em nên mua hay ở vùng quá mua đã có quá nhiều người mua rồi nên anh em nên bán”.

Cách hiểu đúng hơn cho vùng quá mua và quá bán của Stoch là: Khi %K đi vào vùng quá mua hay quá bán nó không có nghĩa là giá đã quá mua hay quá bán. Nó có nghĩa là giá đã đi vào đà giá mạnh, nếu giá đi lên có khả năng nó sẽ đi còn đi lên rất mạnh nữa, nếu giá đi xuống nó có khả năng còn đi xuống sâu hơn nữa”.

Giao dịch theo tín hiệu phân kỳ thường của Stoch

Như các indicator nổi tiếng khác, tín hiệu phân kỳ là một trong những tín hiệu giao dịch có phần thắng khá cao của công cụ Stoch.

Dấu hiệu: Phân kỳ thường

Phân kỳ thường ở Stoch là hiện tượng giá tạo đỉnh cao mới nhưng %K thì tạo đỉnh thấp hơn, hoặc giá tạo đáy thấp mới nhưng %K thì tạo đáy cao.

Ý nghĩa:

Phân kỳ thường thường được dùng để dự đoán một sự đảo chiều xu hướng.

VD:

Anh em quan sát Chart của Atom/BTC

Đây là một trong những Setup điển hình cho việc giao dịch theo tín hiệu phân kỳ thường của Stoch.

Giá tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ nhưng %K lại tạo đỉnh thấp hơn đỉnh cũ.

Sau khi Indicator tạo đỉnh anh em quan sát thêm 1 2 cây nến sau đó nến có mức giá cao nhất không vượt đỉnh cũ thì anh em có thể vào một lệnh Sell.

Giao dịch theo tín hiệu phân kỳ ẩn của Stoch

Dấu hiệu: Phân kỳ ẩn

Phân kỳ ẩn hay phân kỳ kín là hiện tượng giá tạo đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ, đáy mới cao hơn đáy cũ nhưng %K tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ, đáy mới thấp hơn đáy cũ.

Ý nghĩa:

Phân kỳ ẩn thường được dùng để dự đoán một sự tiếp diễn xu hướng trước đó.

VD:

Anh em lại tiếp tục quan sát chart của ATOM/BTC, điều khá ngạc nhiên là chart Atom như vẽ ra cho giao dịch với dấu hiệu phân kỳ với rất nhiều tín hiệu giao dịch đẹp.

Giống như lý thuyết, giá tạo đáy cao hơn, trong khi %K tạo đáy cơn hơn. Sau cây nến đỏ Spinning Top thì %K tạo đáy. Anh em có thể chờ 1 đến 2 cây nến xanh để xác nhận.

Nếu giá thấp nhất của 2 cây nến sau đó không vượt qua đỉnh tạo bởi cây nên Spinning Top trước đó thì anh em có thể vào lệnh Buy với Stoploss ở dưới đáy cũ.

Tổng kết Stochastic

Mình tổng kết lại các trường hợp phân kỳ thường xảy ra và cùng với các khả năng của hành động giá.

Tóm lại với Indicator Stochastic anh em có thể xác định trend của giá nhờ vào vị trí của %K so với %D. Thứ hai là giao dịch với tín hiệu đến từ sự giao cắt của của %K và %D (cắt lên thì mua, cắt xuống thì bán). Thứ 3 là giao dịch theo tín hiệu phân kỳ.

Phần tiếp theo sẽ là Indicators mà anh em có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với một số công cụ khác để tạo nên một Trading System của riêng mình.

Bollinger Band

Bollinger Band (BB)

Định nghĩa

BB là một Indicator được dùng để đo lường sự biến động của giá. Nó giúp xác định được một vùng giá trị mà giá dao động (dĩ nhiên nó mang tính chất tương đối).

Indicator này được nhà giao dịch tài chính, nhà phân tích John Bollinger phát triển và giới thiệu vào năm 1983.

Cấu tạo

Bollinger Band được cấu tạo từ 3 thành phần: Band trên, Band dưới và trục giữa.

  • Trục giữa là một được trung bình bình động SMA20
  • Đường Band trên được tính bằng cách lấy trục giữa cộng 2 lần độ lệch chuẩn của giá
  • Đường Band dưới được tính bằng cách lấy trục giữa trừ 2 lần độ lệch chuẩn của giá.

Một số đặc tính của Bollinger Band

Để áp dụng BB vào Trading anh em cần nắm bắt 2 tính chất của BB.

Đặc tính 1: Thông thường giá sẽ dao động ở giữa Band trên và Band dưới

Anh em quan sát chart trên, giá có xu hướng dao động trong giới hạn giữa Band trên và Band dưới. Thường thì giá sẽ đóng cửa ở trong phạm vi trên (Trading Range) và có xu hướng quay về đường trung tâm khi chạm 2 Band.

Hình trên cũng là một ví dụ điển hình cho việc giá dao động trong 2 band của BB. Trong hình trên anh em có thể thấy giá mặc dù có nhiều râu nến thọt ra ngoài 2 Band nhưng đa số các nến đều có giá đóng cửa nằm bên trong của 2 band.

Đặc tính 2: Khi các dãy Bollinger Bands thu hẹp có khả năng sẽ xảy ra một sự đột biến về giá.

VD:

Phân tích:

Như anh em quan sát trong Chart, hiện tượng dãy BB thu hẹp lại như vậy được gọi là hiện tượng thắt cổ chai, khả năng rất cao sao đó là một đợt biến động mạnh, có thể tăng hoặc có thể giảm.

Dấu hiệu cơ bản để nhận biết hiện tượng thắt cổ chai là 2 Band thu hẹp dần, Volume ở những cây nến đó nhỏ so với đại đa số các cây nến ở những vùng khác

Anh em có thể dùng các Indicator, mô hình giá khác để xem có tín hiệu tăng mạnh hay giảm mạnh không để kết hợp trade break out.

VD:

Hiện tượng thắt cổ chai là một dấu hiệu để Trade break Out rất tốt. Ở trên hình sau khi giá đã Down mạnh giá đã hình thành một đoạn giá Sideway. Anh em có thể chú ý trên chart là 2 band bắt đầu thu hẹp dần và giá có xu hướng dao động trong đó.

Phân tích:

Ở vùng giá màu vàng mình đánh dấu giá gần như không dao động.

Nếu anh em chỉnh Chart lại nến H4 thì sẽ theo trường phái Price Action anh em sẽ thấy một Pinbar giảm với tỷ lệ giảm cộng thêm trước đó xu hướng của giá là giảm với BB cũng đang thu hẹp dần thì anh em hoàn toàn có thể vào một lệnh Short với Stoploss trên đỉnh của Pinbar một chút.

Giao dịch với Bollinger and

Thông thường BB thường được kết hợp với một số Indicator khác để hiệu quả hơn khi giao dịch.

Ở trong trong bài viết này mình sẽ giới thiệu với anh em một phương pháp giao dịch Scalping kết hợp với BB.

Ứng dụng giao dịch Scalping ở những khung giá Sideway

Nguyên tắc giao dịch: Chỉ báo BB gần như co lại, trục giữa gần như đi ngang đi ngang.

  • Vào lệnh mua khi: Giá chạm xuống Band dưới, anh em đặt Stop Loss 10 đơn vị giá dưới điểm mua, Take profit khi giá chạm đường trung tâm
  • Vào lệnh bán khống khi: Giá chạm Band trên, anh em đặt Stop Loss 10 đơn vị giá trên điểm bán, Take Profit khi giá chạm đường trung tâm.

VD:

Anh em quan sát Chart M15 của BTC/USDT

Anh em quan sát ở khung thời gian lớn hơn sẽ thấy khoảng giá này dao động rất hẹp, đường trục giữa của BB gần như đi ngang.

Vì vậy cứ đúng phù hợp nguyên tắc giao dịch thì anh em có thể vào lệnh Buy hoặc Sell như trên hình và Take Profit khi giá chạm đường trục giữa.

Lưu ý:

Anh em có thể thấy là trên Chart BTC, trong khoảng Range như trên hình thì giá chỉ dao động từ 10 - 100 giá. Vì vậy nếu anh em giao dịch Spot Trade bình thường thì gần như sẽ lỗ do phí giao dịch của sàn.

Nên thường cách giao dịch kiểu này thì mình thường dùng đòn bẩy cao (25 - 100). Anh em cân nhắc rủi ro khi giao dịch với đòn bẩy cao và nên hạn chế giao dịch vào những khung thời gian giá chạy sôi nổi vào tầm 23 - 3h sáng (nếu anh em Trade Coin). Ở những khung thời gian đó thường có sự góp mặt của nhiều tay to khiến giá chạy rất nhanh, anh em không thể Cut Stop Loss được.

Ứng dụng giao dịch Swing Trade với Price Action và BB

Ngoài việc kết hợp với các Indicators khác thì anh em có thể kết hợp BB với Price Action và các mô hình giá.

VD:

Anh em có thể quan sát Chart Daily BTC/USDT

Phân tích:

Giá sau khi có một đoạn tăng mạnh đã bắt đầu hình thành các đỉnh thấp dần và các Swing Low có xu hướng được đẩy về vùng màu xanh lam phía dưới. Nếu anh em quan sát kỹ thì đây là có các dấu hiệu khá tương đồng với mô hình tam giác giảm.

Một điểm cần quan sát nữa là Volume từ khi đạt đỉnh giảm dần chứng tỏ sự giảm hứng thú của các Trader ở mức giá hiện tại.

Thêm vào nữa ở vùng giá mùa vàng mình đánh dấu là vùng giá mà 2 dãy Band của BB co lại rát hẹp. Với tất cả những phân tích đó thì trong trường hợp đó mình sẽ nghiêng về hướng giảm giá hơn. Anh em có thể mở các khung thời gian ngắn hơn là H4 để tìm Signal đẹp để vào lệnh.

Tổng Kết Bollinger Band

Tóm lại BB là một Indicator được dùng để đo lường sự biến động của giá. BB được tạo bởi 3 thành phần là trục giữa (đường SMA20), Band trên (SMA20 + 2 lần độ lệch chuẩn của giá) và Band dưới ( SMA20 - 2 lần độ lệch chuẩn của giá).

Giá thường có xu hướng dao động giữa Band trên và Band dưới là hội tụ về đường trục giữa. Khi mà 2 dải Band co lại thì sắp có biến động xảy ra, có thể tăng hoặc giảm (hay còn được gọi là hiện tượng thắt cổ chai).

Đường trung bình động MA nói chung là một công cụ vô cùng quan trong phân tích kỹ thuật nói chúng. Chúng là thành phần cấu tạo nên các Indicator nổi tiếng mà 2 trong số chúng đó là MACD và Bollinger Band. Ở phần dưới mình sẽ giới thiệu tổng quan về 2 loại MA phổ biến và được ứng dụng rộng rãi là SMA và EMA.

Đường trung bình động MA

Moving Average (MA)

Định nghĩa

MA là một Indicator dùng để làm mượt giá của đồ thị giá, đơn giản hóa hoạt động của giá theo thời gian. Hai loại MA được sử dụng phổ biến và rộng rãi là SMA và EMA.

SMA là đường trung bình đơn giản (Simple Moving Average)

EMA là đường trung bình hàm mũ (Exponential Moving Average).

Ý nghĩa của SMA và EMA

Về mặt công thức tính toán:

SMA là đường trung bình cộng của của n chu kỳ cây nến trước đó, với n là chu kỳ tính toán. Các đường SMA thường dùng là SMA 12, 36, 20, 50, 89, 100, 200.

EMA là đường trung bình động hàm mũ của n chu kỳ các cây nến trước đó, với n là chu kỳ tính toán.

Hiểu đơn giản thì nếu đường SMA đặt trọng tâm bằng nhau cho tất cả các cây nến trong n chu kỳ (cứ cộng lại chia n là xong) thì EMA đặt trọng tâm ở những cây nến gần hiện tại hơn (có trọng số lớn hơn). Các đường EMA thường được dùng là 12, 36, 21, 50, 89, 200.

Các ứng dụng của SMA

SMA là một Indicator đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu. Một số ứng dụng của SMA như sau:

Xác định Trend

Người ta thường sử dụng đường SMA200 để xác định xu hướng dài hạn trên khung Daily.

VD:

Anh em quan sát Chart daily BTC/USDT

Phân tích ví dụ:

Ở bên phía bên trái biểu đồ giá nằm dưới đường SMA200, anh em có thể xem xét nó là chưa có dấu hiệu tăng giá trong dài hạn khi đường giá nằm dưới MA200.

Đường giá nằm trên MA200 thì anh em có thể xem xét đó là một yếu tố tăng giá trong dài hạn.

Một nhược điểm của đường SMA là nó cho tín hiệu trễ. Điều này vẫn đúng với các Indicator mà có dùng SMA trong thành phần cấu tạo của nó như MACD.

Anh em chú ý là giá có xu hướng tăng lên từ trước đó cả trăm nến rồi mà sau đó giá mới cắt lên MA200. Nhưng cũng vì vậy mà mà các tín hiệu của của SMA đưa ra khá là đáng tin cậy.

Để xác định trend dài hạn thì anh em có thể dùng SMA200, còn trend ngắn hạn thì anh em có thể dùng SMA20 hoặc cặp SMA 10  - 20, SMA 12 - 36, nói chung là rất nhiều cách khác nhau để xác định trend ngắn hạn với các đường MA.

Hỗ trợ và kháng cự động

Ngoài việc dùng để xác định Trend dài hạn, ngắn hạn ra thì SMA thường được dùng để xác định trend, cả ngắn hạn và trung hạn.

VD:

Anh em tiếp tục quan sát Chart daily BTC/USDT

Phân tích ví dụ:

Anh em có thể thấy là sau khi giá giằng co vài nến thì giá đã Break Out qua khỏi đường SMA200 bằng một nến giảm mạnh có biên độ lớn.

Trước đó giá nằm trên đường SMA nên chúng ta có thể xem đường SMA200 là một hỗ trợ động cho giá. Khi giá đã Break một cách dứt khoát qua đường SMA, thì SMA từ đường hỗ trợ động sẽ biến thành đường kháng cự động.

Sau đó giá test lại SMA200 ở những chỗ màu vàng bằng cách kết hợp các công cụ khác anh em có tìm thấy các tín hiệu giao dịch ở những chỗ nhạy cảm này.

Swing Trade với SMA50 và SMA200

Cách trade dài hạn với các đường SMA là lợi dụng sự giao cắt của SMA50 và SMA200.

Ví dụ:

Anh em quan sát Chart daily BTC/USDT

Phân tích ví dụ:

SMA50 cắt lên SMA200 là dấu hiệu anh em nên cân nhắc nên mua vào.

SMA50 cắt xuống SMA200 là một dấu hiệu anh em nên cân nhắc bán ra.

Để lý giải điều này thì anh em có có thể hiểu đơn giản như thế này: Xu hướng giá trung bình của BTC trong trung hạn (SMA50 - 50 ngày) đã vượt qua xu hướng giá trung bình của BTC trong dài hạn (SMA200 - 200 ngày) thì đây là một dấu hiệu nên mua vào.

Lưu ý:

Cách giao dịch này anh em nên dùng ở khung Daily vì mỗi nến ở khung Daily tượng trưng cho một ngày rồi. Giá ở những khung nhỏ hơn rất dễ bị thao túng bởi cá mập và làm cho phương pháp này không còn hiệu quả nữa.

Như anh em có thể thấy ở hình trên nếu giao dịch theo tín hiệu giao cắt SMA50 và SMA200 thì anh em có thể có lợi nhuận được gần 100% trong vòng vài tháng. Nếu so sánh với các thị trường như chứng khoán Việt Nam thì con số này là một con số cực kỳ khủng, anh em phải cày rất nhiều chứ không chỉ có được trong một giao dịch.

Các ứng dụng của EMA

Cơ bản những thứ anh em có thể làm SMA thì anh em cũng có thể làm được với EMA.

Như mình nói phía đầu bài viết EMA phản ứng nhanh hơn SMA nên EMA sẽ phù hợp với những khung thời gian ngắn hạn.

Xác định Trend và hỗ trợ và kháng cự động

Ví dụ:

Anh em chú ý Chart daily của BTC/USDT

Anh em chú ý trên Chart, Line màu đen là EMA12 và Line màu cam là EMA36.

Vùng được tạo bởi EMA12 và EMA36 đóng vai trò là hỗ trợ - kháng cự động của giá trong Chart.

Giá mà nằm trên vùng đó thì giá có xu hướng tăng, giá nằm dưới vùng đó thì nó giá có xu hướng giảm. Vùng giá thu hẹp lại hay hiện tượng EMA12 và EMA36 thu hẹp lại nghĩa là có thể có hiện tượng đảo chiều xảy ra.

Ở những vùng hẹp thế này anh em có thể kết hợp thêm các Indicator khác để tìm tín hiệu giao dịch.

Như trên hình, sau 2 cây nên giảm mạnh và tiếp xúc với vùng được tạo bởi EMA12 và EMA36. Cây nến trước đó còn không có bóng nến chứng tỏ lực mua lên gần như không có. Ở cây nến tiếp theo giá có râu nến chọc thủng hỗ trợ động tạo bởi EMA12 và EMA36 và đóng cửa ở trong đó.

Nếu anh em theo trường phái Price Action thì anh em có thể thấy đây là một Setup Pin Bar tăng giá xảy ra ở vùng hỗ trợ. Anh em có thể vào một lệnh buy market luôn với Stop Loss là dưới cây Pin Bar một chút.

Tổng Kết đường trung bình MA

MA là một Indicator dùng để làm mượt giá của đồ thị giá, đơn giản hóa hoạt động của giá theo thời gian. Hai loại MA được sử dụng phổ biến và rộng rãi là SMA và EMA.

SMA mượt hơn và cho tín hiệu trễ hơn nên thường được dùng ở những khung dài hạn như SMA200 để xác định xu hướng dài hạn ở khung Daily, SMA50 để xác định xu hướng trung hạn và SMA20.

Ngược với SMA thì EMA nhạy hơn với giá và thường cho tín hiệu sớm hơn nên thường được dùng ở những khung thời gian nhỏ hơn như H4, H1 thậm chí có một số Trading System còn dùng EMA để trade khung 5 phút.

Tùy vào biểu đồ và khung thời gian anh em Trade, anh em nên Test để tìm ra các đường MA phù hợp nhất.

Fibonacci & Kênh giá

2 indicators khác rất hay được dùng & kết hợp với nhau đó là kênh giá và ứng dụng của Fibonacci trong Trading. Nếu kết hợp chúng hợp lý với các công cụ khác thì mình tin chắc rằng nó sẽ giúp ích rất nhiều cho anh em ra quyết định trong Trading.

Tổng quan về Fibonacci

Trước khi nói về các ứng dụng của Fibonacci trong Trading thì mình sẽ giới thiệu ngắn gọn về Fibonacci.

Lịch sử hình thành dãy Fibonacci:

  • Dãy Fibonacci do một nhà toán học người ý khám phá ra vào thế kỷ thứ 12 ở Ý.
  • Cụ thể ông khám phá ra dãy số Fibonacci (0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144...), số sau bằng tổng của hai số đầu cộng lại. Mỗi số trong dãy số có tỷ lệ 61.8%, 38.2% của số tiếp theo nữa và bằng 23.6% của số tiếp theo nữa.

Tỷ lệ vàng Fibonacci xuất hiện trong tự nhiên

Tỷ lệ vàng còn xuất hiện rất nhiều trong tự nhiên anh em có thể Search để tìm hiểu thêm.

Các ứng dụng của Fibonacci trong Trading

Fibonacci được đưa vào rất nhiều công cụ trong Trading. Trong bài viết hôm nay mình sẽ giới thiệu cho anh em 2 công cụ được đại đa số Trader sử dụng đó là Fibonacci Retracement và Fibonacci mở rộng dựa trên xu hướng.

Fibonacci Retracement

Công cụ Fibonacci Retracement được dùng để xác định các vùng giá hồi sau các con sóng.

Để sử dụng công cụ trước tin anh em xác định những điểm Swing High và Swing Low của cơn sóng. Theo kinh nghiệm của mình thì anh em nên chọn điểm Swing High cao nhất và Swing Low thấp nhất trong con sóng.

Trong bảng công cụ của Tradingview anh em chọn tùy chọn là Fibonacci thoái lui (Fibonacci Retracement)

Đối với xu hướng tăng anh em chấm một điểm tại đáy và kéo lên đỉnh.

Đối với xu hướng giảm anh em chấm một điểm tại đỉnh và kéo xuống đáy.

Như trong hình mình kéo từ dưới lên và anh em có thể thấy giá hồi lại rất tốt ở các điểm Fibonacci. Các mức Fibonacci quan trọng cần được xem xét và đánh dấu đó là 0.618, 0.5, 0.382.

Một ví dụ khác ở khung thời gian cao hơn.

Trên hình là Chart tuần của BTC/USDT. Công cụ Fibonacci Retracement cũng chứng tỏ hiệu quả với các mốc thời gian dài hơi như Chart tuần.

Sau khi giá tạo đáy thì có một cú hồi mạnh mẽ lên Fibo 0.618 và sau đó tiếp tục giảm sâu và hiện tại đã Test lại Fibo 0.236. Để biết nó có thể là đáy của đợt giảm kỳ này không thì cần thêm các công cụ khác.

Lưu ý:

Một số điểm lưu ý cho anh em đó là điểm cốt lõi của của việc sử dụng Fibonacci chính là tìm kiếm các vùng kháng cự, hỗ trợ. Do đó nên chọn lựa những vùng hợp lưu với các hành động giá để có hiệu quả cao nhất.

Thứ hai không nên giao dịch với một mốc Fibonacci nhiều lần vì số lần bị test càng nhiều, khả năng bị breakout càng tăng.

Fibonacci mở rộng dựa trên xu hướng (Fibo Extension)

Fibonacci Extension là phần mở rộng của Fibo Retracement. Extension thường dùng tỉ lệ 1.618 để xác định các cản hoặc hỗ trợ tiếp theo.

Cũng giống Fibonacci Retracement thì anh em cũng cần xác định những điểm Swing High và Swing Low của cơn sóng và điểm mà giá hồi lại.

Để xác định những hỗ trợ tiềm năng thì anh em kéo từ đỉnh xuống đáy rồi tới điểm hồi cao nhất.

Để xác định những kháng cự tiềm năng thì anh em kéo từ đáy lên đỉnh rồi tới điểm hồi thấp nhất.

Ví dụ:

Như trên hình nếu anh em dự đoán sau đó là một giai đoạn tăng giá thì anh em có thể dùng công cụ Fibonacci Extension để dự đoán các kháng cự tiềm năng khi giá tăng mạnh.

Vừa rồi là 2 cách sử dụng Fibonacci Retracement và Fibonacci Extension. Ở phần tiếp theo mình sẽ giới thiệu với anh em về kênh giá và các ứng dụng của nó trong Trading.

Tổng quan về kênh giá (channel)

Kênh giá là một công cụ được sáng tạo nhằm để dự đoán các mức giá kháng cự, hỗ trợ tiềm năng của giá.

Có ba loại kênh giá thường gặp:

  • Kênh giá tăng, giá tạo các Swing High và Swing Low cao dần.
  • Kênh giá giảm, giá tạo các Swing high và Swing Low thấp dần.
  • Kênh giá ngang, giá đi trong một khoảng Range.

Cách xác định một kênh giá

Để xác định được một kênh giá tăng thì anh em cần xác định được Trendline của giá. Sau khi xác định được Trendline thì anh em chỉ cần vẽ một đường thẳng song song với Trendline sau cho đi qua nhiều đáy (Kênh giá giảm), nhiều đỉnh (kênh giá giảm) nhất.

Anh em quan sát Chart H4 BTC/USDT

Trên Chart thì ta có thể xác định được đây đang là một Trend giảm điển hình với cấu trúc các Swing high giảm dần và các Swing Low giảm dần.

Như điểm mình đánh dấu được màu vàng trên Chart là hai điểm Swing High nối hai điểm đó lại thì ta có một đường Trendline giảm. Anh em chỉ cần kẻ một đường song song với Trendline giảm đó và đi qua nhiều đáy nhất là ta có một kênh giá giảm.

Như lý thuyết ở trên mình đã vẽ được 1 kênh giá giảm cho Chart H4 của BTC/USDT.

Cạnh trên của kênh giá đóng vai trò là kháng cự cho giá và cạnh dưới của kênh giá đóng vai trò là hỗ trợ cho giá.

Lưu ý cho anh em là chúng ta không nhất thiết phải chỉnh lại kênh giá sau cho nó khớp hành động giá. Anh em chỉ vẽ một lần và để giá chạy, sau đó xem quan sát hành động giá khi nó tiến gần các cạnh trên và cạnh dưới của kênh giá.

Giao dịch với kênh giá

Để giao dịch hiệu quả với kênh giá anh em có thể kết hợp thêm công cụ Fibonacci Retracement và các kháng cự hỗ trợ động.

Như trong Chart giá tiếp xúc với cạnh dưới của kênh giá giảm và sau đó rút chân lên hình thành một cây Pinbar tăng, giá cũng tạo Swing Low thấp hơn nhưng khối lượng lại chỉ ở mức trung bình.

Với mấy điểm đó thì anh em có thể vào một lệnh Buy khi kết thúc cây Pin bar với Stop Loss là điểm thấp nhất của cây Pin Bar.

Tổng kết Fibonacci & Kênh giá

Fibonacci là một dãy số được phát hiện ra bởi một nhà toán người Ý. Trong Trading nó cũng được áp dụng rất rộng rãi, 2 công cụ phổ biến nhất là Fibonacci Retracement và Fibonacci Extension.

Kênh giá là một công cụ được sáng tạo nhằm để dự đoán các mức giá kháng cự, hỗ trợ tiềm năng của giá.

Để vẽ một kênh giá ta chỉ cần xác định trước một Trendline hoặc một đường thẳng qua các điểm Swing hay Swing Low rồi sau đó vẽ một đường thẳng qua nhiều đỉnh hoặc đáy là được.

DMI là một trong những công cụ chỉ báo đơn giản và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Theo mình đây mà một trong những Indicator đơn giản nhưng rất hiệu quả.

DMI

Tổng quan về DMI

(DMI) Directional Movement là Indicator được phát triển bởi tiến sĩ J. Welles Wilders vào năm 1978.

DMI trên thực tế là một tập hợp của ba chỉ báo riêng biệt kết hợp thành một. Chuyển động Định hướng bao gồm Chỉ số Định hướng Trung bình (ADX), Chỉ báo Định hướng dương (+ DI) và Chỉ báo Định hướng âm (-DI).

Trong đó chỉ số Định hướng Trung bình (Directional Average - ADX) giúp các nhà giao dịch xác định sức mạnh của một xu hướng. Chỉ báo dao động trong khoảng từ 0 đến 100 với mức giá cao cho thấy xu hướng tăng mạnh và mức giá thấp cho thấy xu hướng yếu, còn +DI và -DI được dùng để xác định xu hướng.

DMI được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: Xác định độ mạnh yếu của xu hướng, xác định tín hiệu giao dịch.

Xác định độ mạnh yếu của một xu hướng với DMI

Để xác định độ mạnh yếu của một xu hướng anh em chỉ cần dùng đường ADX của chỉ báo nên anh em có thể tắt bớt 2 đường +DI và -DI cho đỡ rối.

Đây là giao diện tùy chỉnh của chỉ báo trên Tradingview, anh em chỉ cần tắt bớt 2 đường +DI và -DI và nổi bật đường ADX lên là được.

ADX sẽ dao động trong khoảng từ 0 - 100, ADX càng tiến về 100 thì chứng tỏ giá đang có Trend càng mạnh, ADX càng tiến về 0 thì giá không có Trend hay trend không rõ ràng.

Ở đây chỉ báo ADX chỉ cho chúng ta biết là có Trend hay không, chứ không nói là Trend tăng hay là giảm nên anh em lưu ý điểm này. ADX = 80 thì giá có Trend mạnh, có thể là Trend tăng hoặc Trend giảm.

  • ADX > 25 thì giá có xu hướng (Trending)
  • ADX < 25 thì giá không có xu hướng rõ ràng (No Trending)
  • ADX cắt 25 dù là cắt lên hay cắt xuống thì đó là báo hiệu cho việc một xu hướng kết thúc.

Như trên hình anh em có thể thấy là Chart daily của BNB/USDT. Sau khi tùy chỉnh lại Indicator thì ta có như hình.

Phân tích hình đồ thị:

Anh em chú ý khoảng thời gian mà ADX nó cắt xuống 25 thì giá bắt đầu Sideway với biên độ không quá lớn (No Trending).

Còn khoảng thời gian mà ADX dốc lên cắt qua 25 thì giá BNB bắt đầu có xu hướng, khoảng giá dao động trong thời gian đó lên tới hơn 50%, một con số khá lớn với một đồng Coin Top.

Như vậy thì làm sau giao dịch với ADX được nếu chỉ biết là giá có xu hướng thôi mà không biết xu hướng là mạnh hay yếu.

Ở đây mình giới thiệu anh em một phương pháp giao dịch kết hợp giữa ADX và BB.

Phương pháp giao dịch giữa ADX và Bollinger Band (BB)

Đây là chiến lược giao dịch dành cho các Trader trên khung thời gian D1 dựa vào chỉ báo Bollinger Band và đường ADX, chiến lược giao dịch đơn giản và khá dễ sử dụng.

Chiến lược giao dịch này sẽ hoạt động hiệu trong thời điểm thị trường đi ngang (sideways hay No Trending).

Những điều anh em cần lưu ý với chiến lược giao dịch này là chỉ sử dụng chỉ báo Bollinger Bands với cài đặt mặc định và đường ADX, khung thời gian là D1.

Nguyên tắc giao dịch với phương pháp này cũng rất đơn giản.

  • Anh em vào lệnh mua khi ADX < 25 và giá tiếp cận Band dưới của BB, chốt lời khi giá tiếp cận trục giữa MA20.
  • Anh em vào lệnh bán khi ADX < 25 và giá tiếp cận Band trên của BB, chốt lời khi giá tiếp cận trục giữa MA20.
  • Như anh em có thể thấy theo các nguyên tắc mua bán ở trên thì các vùng giá màu vàng trên Chart là vùng giá thuận lợi để giao dịch.

Lưu ý:

Một điểm lưu ý cho anh em là đây là chiến lược giao dịch khá đơn giản. Trọng điểm là anh em cần phải nhận biết được các vùng giá đi ngang để chúng ta giao dịch. Như vậy có nghĩa là chiến lược này sẽ không hiệu quả khi thị trường có xu hướng hoặc biến động mạnh về một hướng.

Phương pháp giao dịch DMI

Ngoài chiến lược giao dịch ở trên mình sẽ giới thiệu với anh em một cách giao dịch khác với DMI. Như mình có nói ở trên chỉ báo DMI được cấu tạo từ 3 đường khác nhau là ADX, +DI, -DI.

Mình sẽ nói chi tiết hơn về +DI và -DI.

Nếu ADX cho chúng ta biết xu hướng là mạnh hay yếu thì sự giao cắt của +DI và -DI sẽ cho chúng ta biết xu hướng đó là tăng hay là giảm.

+DI nằm trên -DI thì giá có xu hướng tăng, -DI nằm trên +DI thì giá có xu hướng giảm. Cụ thể thì +DI cắt lên -DI thì giá có xu hướng chuyển từ giảm sang tăng, +DI cắt xuống -DI thì giá có xu hướng chuyển từ tăng sang giảm.

Anh em quan sát Chart Daily của BNB/USDT

Phân tích đồ thị:

Sau khi tích hợp xong thì Chart có hình như thế này.

Anh em chú ý thì vùng màu vàng mình đánh dấu là lúc +DI cắt lên -DI báo hiệu cho chúng ta giá có thể có xu hướng chuyển từ xu hướng giảm sang tăng.

Nhưng anh em chớ mua vội vì ADX đang dưới luôn 20 nghĩa là giá có xu hướng không rõ ràng (Non Trending). Mặc dù tín hiệu +DI cắt lên -DI cho chúng ta tín hiệu Trend tăng nhưng ADX lại cho chúng ta biết là xu hướng này hiện đang không hề mạnh có thể đảo chiều bất cứ lúc nào.

Anh em chờ xem ADX có dốc lên và cắt 25 hay không hay cứ đi thoải thoải, vùng màu vàng mình đánh dấu kế tiếp là ADX đang có xu hướng dốc lên và cắt qua 25.

Nếu anh em áp dụng thêm kiến thức về hỗ trợ - kháng cự nữa là chúng ta sẽ biết là một khi kháng cự bị phá dứt khoát thì nó có thể thành hỗ trợ cho giá.

Như trong hình là giá đã phá kháng cự được tạo bởi đỉnh của đợt giá trước và giá quay lại Test lại hỗ trợ nhưng không đâm thủng được vùng giá hỗ trợ.

Kết hợp các dữ kiện lại chúng ta có thể vào một lệnh BUY.

  • +DI cắt lên -DI cho chúng ta biết giá có xu hướng tăng.
  • ADX đi từ dưới dốc lên có xu hướng chuyển từ Non Trending sang Trending hay nói cách khác là cho chúng ta biết xu hướng tăng kia có độ mạnh tăng dần.
  • Giá phá kháng cự trước đó và Test lại nhưng không đâm thủng vùng giá đó.

Lưu ý:

  • Một vài lưu ý cho anh em là công cụ DMI cũng là Indicator có độ trễ vì thế nó nên dùng để giao dịch theo Trend (Follow Trend).
  • Để đạt được hiệu quả tốt nhất thì anh em nên kết hợp với các công cụ khác như BB hay lý thuyết hỗ trợ kháng cự hay tín hiệu phân kỳ từ các Indicators như RSI hay Stoch.

Tổng kết DMI

DMI trên thực tế là một tập hợp của ba chỉ báo riêng biệt kết hợp thành một. Chuyển động Định hướng bao gồm Chỉ số Định hướng Trung bình (ADX), Chỉ báo Định hướng dương (+ DI) và Chỉ báo Định hướng âm (-DI).

Khi +DI cắt lên -DI báo hiệu một xu hướng tăng và ngược lại, còn ADX cho chúng ta biết độ mạnh yếu của xu hướng đó (con số tham khảo >25 thì Trend mạnh, < 25 thì Non Trending, lưu ý một số nguồn khác thì dùng số 20 để sử dụng, anh em có thể Test lại để tìm số phù hợp hơn với mình).

Overall

Vừa rồi là các kiến thức phân tích kỹ thuật cơ bản nhất dành cho các anh em mới bắt đầu tham gia vào trading. Hy vọng ebook này sẽ là trợ thủ đắc lực của anh em. Ở Ebook tiếp theo mình sẽ nói về Price Action & Inside Bar.

Dành cho những anh em mới: Anh em có thể tham gia Margin Trading trên các sàn mà mình có để link đăng ký dưới đây:

Ngoài ra, MarginATM còn có group thảo luận & share kèo riêng. Anh em có thể join & thực chiến luôn cùng các admin: https://t.me/margin_atm

Xem thêm video hướng dẫn PTKT, tâm lý, kỷ luật và cách phân bổ vốn cho trader được thực hiện bởi MarginATM tại:

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về bài viết, đừng ngần ngại để lại comment ở cuối bài. Mình và đội ngũ MarginATM sẽ giải đáp thắc mắc cho anh em trong thời gian sớm nhất.

Hẹn gặp lại anh em trong những bài viết tới!

RELEVANT SERIES