Phân tích SUSHI - Sau Polygon, chân kiềng tiếp theo của SUSHI là gì?
Sushi mở rộng chân kiềng sang Harmony
Sau sự mở rộng của mình sang Polygon, Sushi đã tiếp tục với kế hoạch của mình với các hệ sinh thái khác, điểm đến tiếp theo sẽ là Harmony.
Vào tháng 4 vừa qua, hai giao thức này đã có mối quan hệ hợp tác ban đầu nhưng mới đây họ vừa thông báo về mối quan hệ toàn diện nhất, cho phép các sản phẩm của Sushi được có mặt trên hệ sinh thái của Harmony.
Đi cùng với thông báo quan hệ hợp tác này còn bao gồm cả chiến dịch và phần thưởng có giá trị lên tới 4 triệu đô.
Phần thưởng sẽ được chia thành 2 phần như sau:
- 2 triệu đô la phần thưởng dành cho khai thác thanh khoản cho Sushi trên Harmony.
- 2 triệu đô la sẽ là phần thưởng khi vay/cho vay Kashi trên Harmony.
On-chain và nhận định
Sushi ban đầu chỉ là một sàn giao dịch phi tập trung, nhưng đã nhanh chóng trở thành một công cụ khai thác thanh khoản đúng nghĩa trên DeFi: hoàn toàn phi tập trung, do cộng đồng lãnh đạo và quản lý, luôn đổi mới, phát triển toàn diện và cung cấp ngày càng nhiều dịch vụ thông qua duy nhất một giao thức.
Tính đến thời điểm hiện tại, có hơn 2.4 tỷ đô la tổng giá trị bị khóa (TVL) và hơn 86 tỷ đô la được giao dịch trên Sushi. Sushi chiếm 15% tổng khối lượng giao dịch trong tất cả các DEX trên tất cả các hệ sinh thái blockchain.
Để so sánh thì so với giao thức tương tự như Uniswap, Sushi dường như đang bị định giá khá thấp khi volume giao dịch hay tầm ảnh hưởng đang ngày một tăng lên.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này nhưng dường như vấn đề tập trung ở các nguyên nhân chính sau đây, đó là:
- Việc unlock thường xuyên token yield farming của những người canh tác từ ban đầu.
- PancakeSwap và Uniswap V3 đang ngày càng bành trướng dẫn đến giá của Sushi đang bị định giá thấp hơn mức bình thường.
Ban đầu, việc mở Yield farming có thể giúp dự án thu hút được nguồn vốn lớn chỉ trong thời gian ngắn nhưng việc này cũng có thể để lại hệ luỵ rằng giá token sẽ không thể tăng nhanh do tâm lý của những nhà đầu tư vào sau sợ bị nhà đầu tư ban đầu xả khiến giá bị đẩy xuống thấp hơn.
Vậy khi đang bị định giá thấp, hành động giá của SUSHI gần đây như thế nào? Chúng ta đi vào phân tích sâu hơn nhé.
Phân tích kỹ thuật
Trên khung tuần, SUSHI đã giảm khá sâu về vùng fibo 0.786 ($5.5) đo được bởi con sóng tăng khung W.
Hiện giá đang test vùng đỉnh cũ hồi tháng 9/2020. Đây đồng thời là hỗ trợ quan trọng đối với SUSHI. Nếu giá thủng vùng này thì đây sẽ là kịch bản xấu đối với token này vì có thể giá sẽ giảm về sâu hơn nữa.
Trên khung D, SUSHI đang trong giai đoạn cuối cùng để hoàn thành đợt nén trong mô hình tam giác khung hiện tại. Sau khi hoàn thành cú nén này khả năng cao giá sẽ break out đi lên hoặc phá vỡ mô hình để đi xuống tiếp tục xu hướng giảm.
Volume mua mấy ngày gần đây khá lớn, chứng tỏ đã có lực gom hàng đối với SUSHI.
- Histogram xuất hiện phân kỳ đáy báo hiệu khả năng cao giá sẽ đảo chiều tăng.
- RSI đang ở sát quá bán, MFI không ghi nhận dòng tiền vào gần đây.
=> Có 2 kịch bản có thể xảy ra.
Kịch bản 1: Giá hoàn thành cú nén sẽ break out mô hình tam giác và thiết lập xu hướng tăng. Mục tiêu kỳ vọng đầu tiên là fibo 0.236 ($9.9).
Kịch bản 2: Giá sẽ phá vỡ đi xuống khỏi mô hình tam giác để tiếp tục xu hướng giảm.
- Xu hướng chính D1: Giảm
- Hỗ trợ: $4.3 - $2.1
- Kháng cự: $9.9 - $12.3
Chiến lược: Nếu hoàn thành cú nén mà giá break out tăng giá với volume mua mạnh thì mình có thể cân nhắc mua vào khi backtest. Ngược lại nếu giá giảm thì mình sẽ quan sát thêm để xem giá hồi về vùng nào.
Cần quan sát thêm khung W để xem tuần này giá đóng nến trên hay dưới vùng hỗ trợ quan trọng, nếu ở dưới có thể tạm thời không nên giao dịch token này. Còn nếu đóng nến trên cũng volume mua ổn thì mới nên cân nhắc vào lệnh.
Đọc thêm: Altcoin mới nổi nào đáng hold dài hạn như Ethereum?