Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Phân tích Sushi - Token duy nhất bị định giá sai

Hiện nay, SUSHI token được cho là bị định giá sai, đang “undervalued” so với các token amm khác, bao gồm cả đối thủ Uniswap.
Avatar
Sammie
Published May 27 2021
Updated Jul 20 2022
4 min read
thumbnail

Dữ liệu on-chain

Hiện nay, SUSHI token được cho là bị định giá sai, đang “undervalued” so với các token amm khác, bao gồm cả đối thủ Uniswap. Và đang được cho là bị undervalued trong không gian tiền điện tử.

Nguồn: Twitter

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này nhưng có vẻ vấn đề tập trung ở 3 nguyên nhân: việc unlock thường xuyên token yield farming của những người canh tác từ ban đầu, sự phát triển của Pancake Swap và Uniswap V3 được cho là những nguyên nhân chính dẫn đến giá của Sushi đang bị định giá thấp hơn mức bình thường.

Ban đầu, việc mở Yield farming có thể giúp dự án thu hút được nguồn vốn lớn chỉ trong thời gian ngắn nhưng việc này cũng có thể để lại hệ luỵ rằng giá token sẽ bị kìm lại do tâm lý của những nhà đầu tư vào sau: sợ bị nhà đầu tư ban đầu xả về giá thấp hơn.

Lịch trình lạm phát của Sushi

Theo số liệu trên thì lạm phát token sẽ diễn ra đều đặn. Mặc dù việc này không trực tiếp tác động đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của dự án nhưng nó sẽ sinh ra các hệ luỵ như: tâm lý nhà đầu tư đến sau, cung lưu thông tăng dần...đều là những yếu tố góp phần làm kìm hãm giá của token.

SUSHI hiện “được định giá sai rõ ràng ngay cả trên cơ sở FDV (vốn hoá mà nếu mở khoá toàn bộ token) và việc này có tác động một phần từ đối thủ Uniswap, sau khi Uniswap phát hành bản cập nhật V3 đã hoàn toàn thu hút dòng tiền đổ qua đây.

Nhưng khác biệt là UNI đang tập trung vào giao dịch giao ngay, trong khi SUSHI đang “mở rộng theo chiều dọc, tập trung vào các sản phẩm khác trong tương lai”. Dòng tiền của Sushi hiện đi trực tiếp qua những người nắm giữ token xSushi, trong khi chuyển đổi phí của UNI vẫn đang được thảo luận.

SushiSwap hoàn toàn hơn hẳn Uniswap về khối lượng giao dịch trên mỗi người dùng:

Volume giao dịch trên mỗi khách hàng của Sushi

Mặc dù đang tiếp tục mở rộng sang các chain khác như Polygon và chiếm được thị phần rất lớn, nhưng token SUSHI vẫn đang chưa thực sự được định giá đúng so với những gì dự án đang phát triển.

Gần đây, khối lượng chuyển khoản trên mạng SUSHI đã tăng liên tục và đạt mức cao nhất trong 8 tháng là 322,66.

Khối lượng chuyển khoản trên SUSHI. Nguồn: Glassnode

Nhận định

Sushi rất tích cực mở rộng hoạt động nhưng dù Sushi là một AMM multi chain lại đang thực sự bị định giá token chưa đúng với giá trị, liệu rằng đây có là chiến thuật hay không nếu đến khi cộng đồng chú ý thì có lẽ SUSHI đã bùng nổ rất mạnh rồi.

Mình vẫn đang có cái nhìn vô cùng tích cực về tương lai của SUSHI, khi họ đang làm “nhiều hơn” so với những gì thể hiện trên giá giao dịch token thời điểm hiện tại.

Phân tích kỹ thuật

Chart SUSHI/USDT khung D1 (Tradingview)

Trước đó, sau khi phá vỡ mô hình cờ tăng giá SuShi đã giảm về hỗ trợ cuối cùng vùng $6. Sushi Khung D1 đang hình thành phân kỳ đáy (khi giá tạo đáy mới thấp hơn nhưng RSI lại tao đáy cao hơn đáy cũ), đây là dấu hiệu cho thấy lực bán đã suy yếu và bắt đâu có lực mua trở lại. Ngoài ra còn có cụm lên pin bar có bóng dưới khá dài kèm Volume lớn củng cố thêm cho tín hiệu này. 

  • Hỗ trợ: 10$ - 8$ - 6$
  • Kháng cự: 14$ - 18$ - $22 -$23

Theo kinh nghiệm của mình thì có thể giá Sushi sẽ sideway quanh vùng 10$ và có thể test lại vùng 8$ hình thành đáy thứ 2, tạo mô hình 2 đáy và bước vào con sóng tăng mới.

Gợi ý chiến lược: Vì mình nhận thấy Sushi có nhiều tiềm năng để tăng giá trong thời gian tới, vì vậy mình sẽ canh mua theo chiến lược DCA, chia nhỏ vốn để gom quanh vùng giá 7$ - 8$ - 9$.
Vùng chốt lời gần nhất là đỉnh cũ vùng 20$, hold lâu hơn thì có thể chốt lời tại vùng 26$ - 30$.

RELEVANT SERIES