Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Pi Network: Cảnh báo từ Bộ tài chính

Bộ Tài chính đã có những thông tin cảnh báo về rủi ro khi nhận thấy sự quan tâm của một bộ phận nhà đầu tư về Pi Network.
Avatar
Sammie
Published Mar 04 2021
Updated Jul 25 2022
4 min read
thumbnail

Khi tiền điện tử tạo nên cơn sốt trên toàn cầu và các dự án đã thu hút nguồn tiền mới rất lớn vào thị trường cùng với đó là sự quan tâm đặc biệt từ các tổ chức và bán lẻ. Mặc dù sự quan tâm ngày càng tăng nhưng tại Việt Nam, tiền điện tử chưa được coi là chính thống và các cơ quan quản lý, kênh thông tin chính thống vẫn thường xuyên đưa ra các cảnh báo về rủi ro khi giao dịch tiền điện tử.

Bộ Tài chính đã có những thông tin cảnh báo về rủi ro khi nhận thấy sự quan tâm của một bộ phận nhà đầu tư: 

“Việt nam chưa thông qua bất kỳ một luật nào liên quan đến việc phát hành, mua bán và giao dịch tiền ảo, tài sản ảo”.

Từ trước đến nay chính phủ đều có quan điểm khá vững chắc đối với tiền điện tử trong thời gian qua, cao điểm là vào 2017 thông tư về việc cấm tiền điện tử như một phương tiện thanh toán và vẫn luôn được nhắc lại cho đến ngày nay.

Trong sự tăng trưởng cũng để lại không ít hệ luỵ, Bộ tài chính cũng đã thành lập ban nghiên cứu để phát triển các chính sách quy định phù hợp.

Trên thực tế, sự gây chú ý thái quá mà dự án Pi Network đang đem lại chưa biết đi đến đâu nhưng nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng cũng có thể là nguyên nhân của cảnh báo nói trên bởi tính rủi ro, gian lận dễ gặp phải trong quá trình đầu tư.

Hiện nay cơn sốt đào Pi-Coin đang diễn ra rầm rộ tại Việt Nam. Pi Network chính là đơn vị thành lập ra Pi - Coin. Tổ chức này ban đầu nói rằng được thành lập bởi một nhóm cựu sinh viên ở Đại học Standford. Tuy nhiên hiện tại, trên website của Pi Network chỉ còn tồn tại 2 người là Nicolas Kokkalis (Giám đốc công nghệ), Chengdiao Fan (Giám đốc sản phẩm) được giới thiệu trong phần bộ máy lãnh đạo của công ty.

Pi - Coin theo giới thiệu được xây dựng để trở thành "đồng tiền điện tử phổ biến nhất trên thế giới". Trong lộ trình phát triển được công bố, Pi - Coin chia làm ba giai đoạn, gồm giai đoạn thiết kế, thử nghiệm Testnet, và giai đoạn chính thức Mainnet. Điều đáng nói, người dùng có thể đào Pi-Coin từ điện thoại thông minh mà không cần đến dàn máy khủng giá trị hàng trăm triệu đồng để đào các đồng tiền điện tử khác như Bitcoin.

Đổ xô đào Pi, người dùng thực sự không mất gì?

Cho dù hiện tại người tham gia không mất gì về mặt tiền bạc mà chỉ phải trải qua KYC. Song, Pi Network yêu cầu thu thập một lượng dữ liệu lớn của người dùng như sửa đổi hoặc xóa nội dung trong bộ lưu trữ USB, xem ID thiết bị và thông tin cuộc gọi, đọc danh bạ hay nhận dữ liệu từ internet... Những thông tin này là hết sức quan trọng và sẽ rủi ro lớn nếu rơi vào tay giới tội phạm.

Thu hút 1 lượng lớn người dùng đến với nền tảng này đặt biệt là ở Đông Nam Á nhưng thực tế nó lại bị mang tiếng là dự án lừa đảo bởi lợi ích được xây dựng tương tự hình thức đa cấp hình kim tự tháp - đa cấp biến thể. Theo rất nhiều báo cáo trong nước, các chuyên gia Blockchain tại Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông tại Hà nội tin rằng đồng Pi chưa đủ tính minh bạch và không có điều gì để chứng minh nó là một dự án hợp pháp bình thường.

Do lo ngại càng nhiều về các dự án bất hợp pháp trong lĩnh vực tiền điện tử nên việc áp dụng tại nước ta chắc chắn sẽ cần thêm rất nhiều thời gian. 

Tiền điện tử luôn có sức hấp dẫn cực lớn đối với nhà đầu tư nhưng hãy tỉnh táo và thực thi đúng theo pháp luật, không nên vì ham muốn giàu nhanh chóng mà để rủi ro quá lớn lên gia đình cũng như tỉnh táo tìm kiếm các dự án thực sự có tiềm năng và giá trị để đầu tư.

Cùng cập nhật các tin tức tiếp theo trong MarginATM để không bỏ lỡ thông tin quan trọng nhé.

RELEVANT SERIES