Quốc hội Hoa Kỳ chuẩn bị phát triển CBDC và quy định Blockchain?
Quốc hội Hoa Kỳ thành lập nhóm giải quyết vấn đề Blockchain và CBDC
Thị trường tiền điện tử vài tuần trở lại đây ghi nhận nhiều tin tức tích cực và tiêu cực lẫn lộn. Sau khi El Salvador chính thức chấp nhận đấu thầu bằng BTC, họ đã tạo được hiệu ứng Domino kéo theo các quốc gia khác có cái nhìn tích cực hơn về thị trường crypto.
Có lẽ điều mà toàn thị trường đang mong chờ hiện tại là động thái phản ứng đến từ Hoa Kỳ về các chính sách và quy định họ có thể đặt ra đối với tiền điện tử. Mới đây, như nỗ lực phản hồi mong mỏi của cộng đồng người dùng thì Quốc hội Hoa Kỳ đã đưa ra quyết định thành lập một nhóm làm việc mới tập trung vào chính sách tiền điện tử và Fintech, bắt đầu cho quá trình khám phá thị trường tiền điện tử.
Theo đó, đại biểu Quốc hội bà Maxine Waters cho biết đội này được gọi là Blockchain Caucus hoặc Lực lượng đặc nhiệm Fintech, trong đó có 12 thành viên đến từ Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện thuộc quản lý của Đảng Dân chủ Hạ viện.
Waters đã xác định mục tiêu của nhóm làm việc mới là “hợp tác với nhau về các giải pháp pháp lý và chính sách về các vấn đề như quy định về tiền điện tử, sử dụng công nghệ blockchain và sổ cái phân tán, cũng như sự phát triển có thể có của Tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, hay còn gọi là CBDC.”
CBDC đã trở thành một chủ đề nóng đối với các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới khi các cường quốc kinh tế tìm cách số hóa cơ sở hạ tầng tài chính sẵn có của họ để theo kịp với nhịp phát triển của blockchain và tiền điện tử.
Trung Quốc gần đây đã tung ra hơn 3,000 máy ATM có thể chấp nhận và chuyển đổi Nhân dân tệ kỹ thuật số sang tiền mặt nhằm mục đích thực hiện thử nghiệm thêm với đồng tiền kỹ thuật số của mình.
Dù vậy, Hoa Kỳ vẫn chưa có bất kỳ thông báo nào khác trong việc phát triển CBDC của riêng mình.
Hạ nghị sĩ Bill Foster, nhà lập trình blockchain duy nhất trong Quốc hội và là một trong 12 thành viên của nhóm đặc nhiệm trên đã nhấn mạnh về sự hình thành của Blockchain Caucus sẽ đóng vai trò quan trọng như thế nào ở Mỹ khi thích ứng với không gian Fintech ngày càng mở rộng:
“Hoa Kỳ đang bắt kịp phần còn lại của thế giới khi nói đến tiền kỹ thuật số và để chúng ta (Hoa Kỳ) bảo vệ được vị thế của đồng đô la Mỹ như là đồng tiền dự trữ của thế giới, chúng ta cần phải phát triển tính bảo mật và quyền riêng tư, đặc biệt ưu tiên đối với việc bảo quản tiền kỹ thuật số."
Nhận định
Có thể thấy Hoa Kỳ đang theo sau Trung Quốc trong cuộc đua tạo ra tiền kỹ thuật số của ngân hàng nhà nước đầu tiên được chấp nhận trên toàn cầu. Nhiều người cũng cho rằng hiện tại Hoa Kỳ đang khá chậm chạp trong công cuộc đổi mới hiện tại.
Vì điều này mà một số nhà kinh tế đánh giá rằng Nhân dân tệ có thể sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn so với Đô la. Liệu những nỗ lực mới nhất của Quốc hội Mỹ có đủ để thu hẹp khoảng cách ngày càng tăng giữa hai quốc gia trong cuộc đua tiền kỹ thuật số hay không?
Đối với thị trường tiền điện tử, vẫn có thể nhìn nhận đây là mặt tích cực vì hai cường quốc lớn nhận thấy tiềm năng của thị trường tiền kỹ thuật số nên đang nỗ lực bắt kịp nhịp phát triển này. Tuy nhiên, nếu khi CBDC được phát triển và thành công, có thể sẽ có những quy định nghiêm khắc đối với thị trường tiền điện tử để hạn chế nguy cơ cạnh tranh với CBDC?
Đọc thêm: Đàn áp thợ đào Bitcoin có phải nước đi khôn ngoan của Trung Quốc?