SEC bị kiện tập thể do lạm quyền đối với tài sản NFT
SEC bị kiện, sự tương đồng giữa NFT và vé concert Taylor Swift
Hôm qua, thứ Hai ngày 29/07/2024, giáo sư luật Brian Frye và nhạc sĩ Jonathan Mann đã đệ đơn kiện Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) lên Tòa án Quận Đông bang Lousiana. Đơn kiện yêu cầu phía tòa án xác minh và làm rõ rằng liệu các NFT (Non-Fungible Token) có thuộc quyền quản lý của SEC hay không.
Bộ đôi này cũng đã chia sẻ một đoạn clip nhằm thông báo với cộng đồng crypto rằng “chúng tôi đang kiện SEC đây làng nước ơi".
Theo hồ sơ, bên nguyên đơn đặt câu hỏi liệu các nghệ sĩ có cần "đăng ký" sản phẩm NFT của họ trước khi bán ra công chúng và liệu họ có phải công khai các tiết lộ về "rủi ro" khi mua sản phẩm nghệ thuật của họ hay không.
Các luật sư của Frye và Mann lập luận rằng việc Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) coi NFT là chứng khoán là điều vô lý. Để củng cố lập luận thì họ đã đem vé concert của Taylor Swift ra làm ví dụ.
Vé concert của ca sĩ Taylor Swift thường được người hâm mộ “săn" rất quyết liệt nhờ các hoạt động quảng bá cũng như lượng fan hâm mộ đông đảo của cô.
Do đó, một vài thành phần sẽ mua lượng lớn vé và bán lại trên các thị trường thứ cấp (qua mạng xã hội, các trang web hoặc giao dịch trực tiếp) nhằm mục đích thu lợi.
Ví dụ đã chỉ ra 2 điều sau:
- Giao dịch thứ cấp: Vé concert của Taylor Swift thường được bán lại trên các thị trường thứ cấp, là giao dịch P2P (Peer-To-Peer). Tương tự với việc các NFT tiếp tục được mua bán lại sau khi phát hành.
- Quảng bá công khai và kỳ vọng lợi nhuận: Taylor Swift thường sử dụng các chiến dịch quảng bá rầm rộ trước concert của mình. Những người mua và bán lại vé concert của Taylor Swift làm điều đó với kỳ vọng lợi nhuận cao. Tương tự, các nghệ sĩ NFT cũng có thể quảng bá sản phẩm và người mua các NFT đó cũng có thể kỳ vọng kiếm lời nhờ việc bán lại.
Vì vậy, nếu SEC cho rằng NFT là chứng khoán vì lý do chúng có thể được mua bán lại và có khả năng sinh lời, thì lập luận này có thể mở rộng để bao gồm cả vé concert và các sản phẩm tương tự.
Vụ việc đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người có tiếng nói trong ngành công nghiệp crypto. Katherine Minarik, giám đốc pháp lý tại Uniswap Labs cho rằng “việc áp dụng các đạo luật chứng khoán của SEC đang trở nên tùy tiện và bất hợp pháp”.
Lịch sử của SEC và NFT
Các luật sư của Frye và Mann cáo buộc SEC đang tiến hành một "chiến dịch nhằm khẳng định quyền tài phán đối với việc bán sản phẩm nghệ thuật kỹ thuật số," viện dẫn hai vụ án gần đây của cơ quan này liên quan đến NFT.
Vụ việc đầu tiên giữa SEC và NFT là các cáo buộc của cơ quan này đối với YouTube và podcast studio Impact Theory, hồi ngày 28/08/2023.
SEC cho rằng Impact Theory khuyến khích các nhà đầu tư tiềm năng coi việc mua Founders Key như một khoản đầu tư, gợi ý về khả năng thu lợi từ những giao dịch này nếu Impact Theory thành công. Từ đó, kết luận rằng các NFT này là hợp đồng đầu tư và do đó là chứng khoán.
Khoảng nửa tháng sau, vào ngày 13/09/2023, SEC tiếp tục kiện Stoner Cats 2 LLC (SC2), một dự án phim hoạt hình đã bán 10,420 NFT dựa theo các nhân vật trong phim vào tháng 07/2021.
SEC cáo buộc dự án này đã mở bán NFT không qua đăng ký và thu về 8 triệu USD từ hoạt động chào bán này.
Cả 2 vụ kiện kể trên đều đã kết thúc bằng các thỏa thuận dàn xếp giữa các bên có liên quan. Phía luật sư của Brian Frye và Jonathan Mann cũng bổ sung thêm rằng:
Đọc thêm: SEC đề nghị sửa đổi đơn kiện Binance, cập nhật và bổ sung cáo buộc đối với tài sản crypto