TVL đạt đỉnh sau 2 tháng tích hợp EVM, Sei V2 là bước đi thành công?
Những tính năng mới của Sei V2 & 100 triệu TVL sau 2 tháng
Sei v2 đánh dấu sự tăng trưởng TVL gấp 3 lần chỉ 2 tháng sau khi tích hợp EVM, liệu có thể xem đây là một bước chuyển mình linh hoạt hay không?
Sei Network ban đầu là một dự án layer 1 non-evm ra đời cùng thời điểm với Aptos, sử dụng cơ chế đồng thuận Twin-turbo và Parallel Order Execution (thực thi lệnh song song) để xử lý thông lượng giao dịch 20,000 TPS với thời gian hoàn thành giao dịch (transaction finality) chỉ trong 500 mili giây.
Sei đã hoàn toàn nâng cấp lên Sei v2 mainnet vào cuối tháng 05/2024. Qua đó, Sei v2 đã chính thức tích hợp thêm EVM, cho phép các nhà phát triển Ethereum dễ dàng triển khai các hợp đồng thông minh với ngôn ngữ Solidity trên Sei mà không cần thay đổi mã nguồn. Việc này giúp mở rộng hệ sinh thái và thu hút thêm nhiều nhà phát triển và ứng dụng DeFi.
Bên cạnh đó, Sei v2 cải thiện cấu trúc cơ sở dữ liệu và thuật toán xử lý giao dịch song song, tăng tốc độ xử lý và khả năng mở rộng của mạng.
Sei v2 cũng giới thiệu cơ chế "optimistic parallelization", cho phép chạy các giao dịch song song một cách tối ưu. Khi có xung đột (các giao dịch chạm vào cùng một trạng thái), hệ thống sẽ theo dõi và xử lý tuần tự những phần xung đột đó, giúp tăng hiệu suất mà không ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của dữ liệu.
Việc hỗ trợ EVM trong Sei v2 giúp Sei hòa nhập vào nhóm các blockchain layer 1 tương thích với EVM, như Ethereum, Binance Smart Chain. Với 1 SEI giá 0.3 USD hiện tại, bạn đã có thể đủ tiền để tạo ra khoảng 2,000 tx trên Sei V2.
Trước khi tích hợp Sei v2, blockchain này có một hệ sinh thái ảm đạm với các dự án không quá nổi bật từ tháng 08/2023, đến đầu tháng 05/2024, dự án chỉ đạt được 30 triệu TVL. Ngay sau khi dự án tích hợp EVM thành công, ngay lập tức TVL của Sei đã tăng lên ATH 100 triệu và còn lại khoảng 96 triệu USD ở thời điểm viết bài.
Có thể thấy, tích hợp EVM là một trong những bước đi đáng giá nhất của Sei tính tới thời điểm hiện tại, khi họ lại đi ngược với quyết định xây dựng dự án ban đầu là non-EVM.
Dường như cuộc chơi xây dựng layer 1 không hề dễ dàng đối với Sei. Do đó họ phải tìm kiếm nguồn dự án và người dùng mới nhằm “cứu sống” blockchain của mình.
Những khó khăn của non-EVM Blockchain
Tính đến thời điểm hiện tại, Solana là dự án duy nhất chứng minh được rằng một blockchain không nhất thiết phải tích hợp EVM thì mới có thể thành công và phát triển rực rỡ. Mặc dù Aptos cũng là một dự án non-EVM đang có đà tăng trưởng tốt hiện tại, tuy nhiên blockchain này vẫn còn kém cạnh rất nhiều so với Solana.
Các dự án non-EVM trước đó như Cardano, Cosmos hay AVAX cũng từng là non-EVM trước khi họ tích hợp AVAX C-chain. Về cơ bản, hầu như không có dự án nào đạt được sự thành công như Solana, hoặc là họ trở thành “zombie chain”, hoặc là chọn con đường tích hợp EVM để đi tiếp.
Không phải blockchain non-EVM nào cũng có thể đạt được thành công như Solana, bởi một số lý do như:
- Các dự án DeFi, NFT và ứng dụng khác được phát triển trên EVM không thể dễ dàng chuyển sang một blockchain non-EVM mà không cần phải viết lại mã nguồn.
- Xây dựng lại toàn bộ hệ sinh thái: Cần phải xây dựng các ứng dụng từ đầu cho hệ sinh thái của mình, bao gồm ví, DEX, lending, perp và mọi thứ khác. Vì các dự án có sẵn không thể hoạt động trên nền tảng mới, họ chỉ có thể tích hợp thêm vào nếu cùng một cơ sở hạ tầng.
- Thiếu nhân lực phát triển: Các nhà phát triển cần phải học cách phát triển trên nền tảng non-EVM, thay vì chỉ tích hợp các công cụ và mã nguồn sẵn có của EVM .
- Hạn chế tiếp cận cộng đồng lớn: Tích hợp EVM sẽ giúp blockchain có thể trực tiếp tiếp cận nguồn dự án và cộng đồng khổng lồ từ các dự án như Ethereum và hệ sinh thái của nó. Qua đó không cần phải xây dựng từ con số 0 nữa.
Việc Sei là một dự án không mới cũng không cũ, tích hợp EVM cũng là bước đi dễ hiểu nhằm phát triển mạnh hơn và an toàn hơn, thay vì phải bỏ một lượng tiền cực lớn để mở rộng hệ sinh thái của mình. Kể cả các dự án layer 1 nổi nhất gần đây như Monad và Berachain cũng tích hợp EVM.
Các dự án nổi bật như Drift Protocol, Jupiter, và Magic Eden đã góp phần tạo nên một hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ, với TVL đạt 6 tỷ USD và khối lượng giao dịch theo ngày còn đã vài lần vượt mặt Ethereum.
Mảng memecoin trên Solana vẫn đang thịnh hành với việc đã có hơn 1.19 triệu token được triển khai chỉ trong vòng nửa năm đầu 2024.
Liệu trong tương lai, sẽ có một “Ethereum Killer” nào khác phát triển lên, thoát khỏi cái bóng quá lớn của Ethereum hay sẽ lại bị đồng hóa như mọi dự án đã, đang và sẽ phát triển tiếp tục trên thị trường crypto?
Đọc thêm: Notcoin ra mắt game Play-to-Earn, hợp tác với bộ sưu tập NFT Lost Dogs