Solana Labs vừa hoàn thành gọi vốn khủng lên tới 314 triệu đô
Solana huy động 314 triệu đô với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển hệ sinh thái
Solana Labs, nhà phát triển Solana blockchain vừa thông báo rằng họ đã huy động được 314.15 triệu đô la trong vòng Private Sale. Vòng gọi vốn được dẫn đầu bởi Andreessen Horowitz (a16z - một trong những công ty đầu tư mạo hiểm nổi tiếng nhất ở Thung lũng Silicon) và Polychain Capital (cũng là một trong những quỹ đầu tư tiền điện tử rất nổi tiếng).
Những người tham gia khác trong vòng gọi vốn lần này bao gồm các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) có tiếng như Alameda Research, CMS Holdings, CoinShares, Jump Trading, Multicoin Capital, Sino Global Capital và nhiều quỹ khác.
Với nguồn vốn mới trong tay, Solana Labs có kế hoạch thành lập một studio để “ươm mầm” và đẩy nhanh tốc độ phát triển các dự án được xây dựng trên blockchain Solana, đồng thời thiết lập một nhánh đầu tư mạo hiểm dành cho hệ sinh thái Solana.
Anatoly Yakovenko, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Solana Labs cho biết:
“Chúng tôi tin rằng vấn đề về khả năng mở rộng và thông lượng trong blockchain hiện đã được giải quyết. Giai đoạn tiếp theo là giới thiệu nó đến một tỷ người dùng."
Số lượng dự án xây dựng trên Solana ngày càng nhiều. Một số dự án đáng chú ý bao gồm Serum, Raydium, Bonfida, Orca và sắp tới là Solstarter.
Solana hiện được coi là đối thủ cạnh tranh với Ethereum. Hiện tại Ethereum vẫn là nền tảng blockchain lớn nhất cho các dự án và ứng dụng phi tập trung. Tuy nhiên, Solana tuyên bố sẽ trở thành blockchain cho phép người dùng giao dịch nhanh hơn và rẻ hơn trên Ethereum.
Điều này được chứng minh bằng những con số biết nói. Về công suất, hiện tại Ethereum giải quyết khoảng 15 transactions (txs)/s, trong khi Solana giải quyết khoảng 1,200 txs/s.
Về chi phí, phí trung bình cho mỗi giao dịch của Ethereum là khoảng $6, đỉnh điểm còn đạt con số hơn $300, trong khi của Solana là khoảng $0,00001, gần như miễn phí. Bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm mức phí siêu rẻ này ngay trên ví phi tập trung Coin98 Wallet.
Ethereum đã hứa hẹn sẽ tối ưu được mức phí nhất có thể khi chuyển sang cơ chế hệ thống Proof-of-Stake, tuy nhiên với tốc độ phát triển hiện tại của Solana, có lẽ Ethereum sẽ cần nhanh chân hơn nếu muốn giữ chân tệp khách hàng của mình ở lại với nền tảng.
Solana hiện vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Tổng giá trị bị khóa (TVL) trong hệ sinh thái DeFi của Solana hiện nhỏ hơn nhiều so với Ethereum. TVL của các dự án Ethereum là hơn 60 tỷ đô la, trong khi TVL của các dự án trên Solana là 880 triệu đô la.
Nhận định
Như vậy, vòng gọi vốn khổng lồ lần này đã góp phần đưa tên Solana vào top 3 dự án gọi vốn khủng nhất thị trường tiền điện tử từ trước đến nay và dần tiến vào top 10 vốn hóa thị trường. Đây là một thành công thực sự xứng đáng với hệ sinh thái trẻ và năng động như Solana.
Có lẽ đây là lý do token nền tảng SOL đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong vài tháng trở lại đây, đặc biệt khi thị trường điều chỉnh mạnh thời gian qua, Solana đã có sự phục hồi nhanh chóng và giữ giá rất tốt. Hiện tại SOL đang được giao dịch ở vùng giá $42.
MarginATM đã cập nhật bài phân tích SOL mới nhất, bạn đọc có thể đọc và tham khảo hành động giá của token này thời gian gần đây nhé.
Đọc thêm: Phân tích SOL - Tăng 50% trong tuần qua