Lý do đằng sau cú sập qua $60,000 của BTC là gì?
Gần 600 triệu đô la được thanh lý trong vòng 24 giờ
Chỉ vừa mới bắt đầu tuần mới nhưng Bitcoin (BTC) dường như đã có một khởi đầu khá khó khăn, cách đây chưa đầy một giờ giá BTC giao dịch dưới mức $60,000, kéo theo thị trường “đẫm máu”. Kể từ đầu ngày hôm nay, số tiền thanh lý trong vòng 24 giờ đã đạt gần 600 triệu đô la.
Tại thời điểm viết bài, Bitcoin giữ mức giá $60,500 nhưng đã có thời điểm chạm mức thấp hàng ngày là $58,368. Đây được xem là mức thấp nhất mà Bitcoin đã chạm trong 2 tuần qua. Bên cạnh đó, các Altcoin như Ethereum, Cardano và Doge cũng giảm trung bình 10% sau “cú sập” mạnh của thị trường.
Tin tức tiêu cực từ Trung Quốc và Hàn Quốc đã tác động đến “cú sập” mới đây?
Trùng hợp với “cú dump” mạnh vào chiều tối nay của BTC chính là nhiều sự kiện được cho là ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường tiền điện tử. Trong đó phải kể đến sự kiện Trung Quốc đang áp dụng biện pháp mạnh đối với những công ty nhà nước khai thác tiền điện tử.
Nếu những công ty này vẫn tiếp tục duy trì hoạt động thì Trung Quốc sẽ xem xét các hành động khắc nghiệt. Lý do mà Trung Quốc đưa ra chính là vì việc khai thác tiền điện tử đã gây hao phí năng lượng, đồng thời có nhiều vụ tai nạn gây thiệt hại về người.
Thậm chí Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc đã tiến hành cách chức một cựu quan chức chính phủ Giang Tây. Bởi vì những người này vi phạm các tiêu chuẩn quốc gia khi bị phát hiện có liên quan đến hoạt động khai thác tiền kỹ thuật số.
Bên cạnh Trung Quốc thì một quốc gia khác trong khu vực châu Á chính là Hàn Quốc cũng đang trong giai đoạn thông qua một đề xuất có khả năng ảnh hưởng đến cộng đồng tiền điện tử tại nước này.
Cụ thể, người dùng tại Hàn Quốc có thể sớm phải đối mặt với các yêu cầu báo cáo nghiêm ngặt về tất cả các giao dịch tiền kỹ thuật số. Quốc hội của quốc gia này hiện đang tranh luận về việc có nên áp dụng quy tắc “know-the sender” (KTS) có thể hiểu là biết được danh tính người gửi.
Nếu được thành luật, quy tắc KTS sẽ quy định rằng các doanh nghiệp nhận bất kỳ tài sản tiền điện tử nào phải xác minh và báo cáo tên của tổ chức phát hành và địa chỉ của họ. Trong trường hợp giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, tình trạng pháp lý và số lượng nhân viên của tổ chức phát hành cũng phải được báo cáo.
Đặc biệt, quy tắc KTS cũng sẽ yêu cầu những người gửi tiền điện tử ngoài khu vực Hàn Quốc phải đăng ký với Ủy ban Dịch vụ Tài chính (FSC), cơ quan quản lý tài chính của quốc gia.
Các quy tắc này có thể dẫn đến việc ngừng hoạt động đối với tất cả các giao dịch tiền điện tử trong nước cho đến khi các bên liên quan có thể tuân thủ. Thông tin này được cho là hoàn toàn bất lợi với cộng đồng tiền điện tử tại Hàn Quốc. Hiện tại tất cả chỉ dừng lại ở đề xuất nhưng vẫn khiến cho cộng đồng tiền điện tử tại xứ sở kim chi chi phải “toát mồ hôi”.
Đọc thêm: Taproot có ý nghĩa gì đối với các nhà đầu tư Bitcoin?