Thực hư về phí niêm yết trên Binance và Coinbase, các tay to nói gì?
Drama về phí niêm yết trên sàn Binance & Coinbase
Câu chuyện từ những ông lớn
Ngày 31/10, CEO của Moonrock Capital, một công ty tư vấn và đầu tư chuyên về crypto, đã đăng bài trên X tuyên bố rằng Binance yêu cầu 15% tổng cung token của một dự án để được niêm yết.
Về phía Brian Armstrong, CEO Coinbase đã phản hồi bằng cách retweet lời của CEO Moonrock Capital, khẳng định rằng Coinbase chưa bao giờ thu phí niêm yết và luôn sẵn sàng hợp tác hỗ trợ các dự án.
Tuy nhiên, Andre Cronje, được biết đến là "bố già DeFi", đã chia sẻ rằng Binance chưa từng yêu cầu phí niêm yết đối với dự án Fantom. Nhưng ông cho rằng Coinbase từng yêu cầu nhiều số tiền khác nhau để được niêm yết trên Coinbase như 300 triệu USD, 50 triệu USD cho tới lần gần đây nhất là 60 triệu USD.
Trước đó, drama về phí niêm yết trên Binance vỗn dĩ đã bắt đầu từ sau bài đăng của Authur Hayes, cựu CEO của sàn BitMEX. Authur cho rằng chi phí niêm yết token lên Binance là một con số không hề nhỏ.
Nó bao gồm ba khoản chính là phí niêm yết, tiền nạp, phí marketing, và ước tính lên đến khoảng 16% tổng cung token của dự án cùng với 5 triệu USD để mua token BNB.
Ngay sau đó, Justin Sun - founder của sàn HTX và dự án TRON cũng lên tiếng bênh vực sàn Binance. Anh bày tỏ rằng vào thời điểm niêm yết TRON, Binance chưa từng yêu cầu phí niêm yết.
Tuy nhiên khi TRON muốn niêm yết trên sàn Coinbase, họ lại yêu cầu phía Justin Sun phải trả phí niêm yết lên tới 100 triệu token TRX (trị giá khoảng 90 triệu USD) và phải gửi ít nhất 250 triệu USD dưới dạng BTC vào Asset Hub của sàn.
Forgiven - Founder của dự án Conflux cũng lên tiếng rằng tại thời điểm niêm yết token CFX lên Binance, họ cũng không phải trả phí niêm yết. Tuy nhiên, dự án Conflux đã bị phạt 150,000 USD do hiệu suất giá của CFX không đạt yêu cầu.
Ngoài ra, Conflux cũng đã phải nộp 5 triệu token CFX làm phí bảo hiểm. Cuối cùng, khoản tiền này đã được hoàn trả do không có bất kỳ sự cố bảo mật nào xảy ra với mạng lưới Conflux.
Chính chủ lên tiếng như thế nào?
Đồng sáng lập Binance, bà Yi He, đã phản hồi và phủ nhận thông tin về mức phí khủng đó, đồng thời làm rõ chính sách niêm yết của Binance vào sáng ngày 04/11.
Theo lời của đồng sáng lập Binance, công ty không thu một tỷ lệ phần trăm token của dự án mới hoặc một khoản phí cố định cho việc niêm yết. Từ năm 2018, chính sách niêm yết của Binance quy định rằng tất cả phí niêm yết sẽ được công khai minh bạch và 100% khoản phí sẽ được quyên góp cho các tổ chức từ thiện. Chính sách này nêu rõ:
Những cáo buộc về phí niêm yết khổng lồ hoặc tỷ lệ phần trăm token từ các dự án không chỉ gây lo ngại cho cộng đồng, mà còn đặt ra vấn đề về tính khả thi khi các dự án nhỏ muốn niêm yết.
Phản hồi của Binance và Coinbase có thể phần nào xoa dịu dư luận, nhưng việc các nhân vật nổi tiếng như Andre Cronje công khai chia sẻ về kinh nghiệm cá nhân lại nhấn mạnh rằng tiêu chuẩn niêm yết còn chưa đồng nhất và dễ gây hiểu lầm.
Để duy trì niềm tin từ cộng đồng và thu hút thêm dự án mới, các sàn giao dịch lớn cần công khai, rõ ràng hơn về chính sách niêm yết, tránh để mập mờ gây ra những lùm xùm như hiện tại.
Thị phần CEX đang suy giảm
Trong tháng 09/2024, các sàn giao dịch tập trung ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về khối lượng giao dịch. Theo CCData, khối lượng giao dịch spot của Binance giảm 23%, trong khi các sàn lớn khác như OKX, HTX, Coinbase, Kraken và Bybit cũng trải qua mức giảm từ 20-30%.
Nguyên nhân được cho là do căng thẳng địa chính trị tăng cao, sự không chắc chắn của nhà đầu tư trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024, và sự gia tăng của khối lượng giao dịch trên các sàn DEX.
Có lẽ mục tiêu niêm yết trên các sàn CEX, đặc biệt là Binance của các dự án đã không còn mang lại hiệu quả như trước đây. Những kỳ vọng về việc tăng giá khi token được niêm yết lên Binance thường dẫn đến sự kỳ vọng ngắn hạn, nhưng xu hướng này ngày càng trở nên rủi ro.
Hầu hết các dự án mới được niêm yết gần đây trên Binance đều chứng kiến giá giảm mạnh ngay sau đó, cho thấy rằng sự hưng phấn của cộng đồng đang chuyển sang nghi ngờ về giá trị bền vững.
Trong khi đó, dự án Grass thuộc trend DePIN gần đây lại cho thấy một hướng đi khác khi không chạy theo xu hướng niêm yết trực tiếp trên Binance, thế nhưng GRASS vẫn đạt được hành động giá tích cực sau đợt airdrop.
Khi chi phí niêm yết trên các sàn tập trung ngày càng cao và kết quả không còn đảm bảo cho sự tăng trưởng dài hạn, chiến lược đầu tư vào nền tảng và tính năng của dự án có thể mang lại hiệu quả lâu dài hơn.
Vậy, có phải các dự án nên tập trung vào việc xây dựng giá trị bền vững và phát triển cộng đồng lâu dài, thay vì tốn một lượng lớn token để niêm yết trên các sàn CEX không?