Tổng hợp các tin từ Mỹ tuần qua - Bitcoin đã xác nhận sóng hồi?
Trong 24h qua, thị trường crypto phục hồi trở lại khi chỉ số giá tiêu dùng cá nhân cốt lõi (PCE core) của Mỹ tăng 0.5%, bằng với mức dự đoán.
Theo đó, Bitcoin tăng 2.56% lên mức 20,790 USD. Ethereum vượt ngưỡng 1,500 USD, tăng 4.36%. Hầu hết các coin/token thuộc top 100 đều tăng trung bình 5%.
Tổng hợp các tin từ Mỹ tuần qua
Ở tuần cuối tháng 10, những tin tức vĩ mô có xu hướng làm yếu dần đi đồng USD. Có 3 trong số 4 chỉ số được công bố mang tính tiêu cực đối với đồng USD.
Theo đó, nhiều người kỳ vọng rằng Bitcoin có thể tăng trưởng ở những ngày cuối cùng của tháng để mang lại hiệu suất cao tương tự những năm trước đây.
Theo dữ liệu từ Coinglass, Bitcoin có mức tăng trung bình 27% trong tháng 10. Tính đến sáng ngày 29/10, Bitcoin có lợi nhuận 6.84% trong tháng.
Tuần qua, vào ngày 24/10, chỉ số PMI được công bố cũng ở thấp hơn dự đoán. Chỉ số PMI khảo sát hơn 400 CEO cấp cao nhằm đo lường điều kiện kinh doanh của các công ty tư nhân tại Mỹ. Đến nay, các ngành dịch vụ đang có dấu hiệu đi xuống, không thể mở rộng thêm.
Điều này có thể do bị ảnh hưởng từ việc lãi suất và lạm phát tăng. Mặc dù lương của công nhân tăng, các khoản vay ngân hàng của các công ty lại trở nên đắt hơn buộc họ phải thu hẹp việc kinh doanh lại.
Ngày 25/10, niềm tin của người tiêu dùng ở mức 102.5, giảm mạnh dưới mức kỳ vọng. Nguyên nhân phần lớn đến từ việc lạm phát vẫn cao, lãi suất tăng trong những cuộc họp sắp tới khiến nhu cầu chi tiêu của người dân có phần giảm đi.
Hai tin tức ngày đều mang xu hướng tiêu cực đối với đồng USD. Điều này cũng góp phần giúp Bitcoin tăng trưởng gần 10% và tiến về ngưỡng 21,000 USD vào tối 26/10.
Ngày 27/10, báo cáo GDP cho thấy mức tăng trương 2.6% cao hơn kỳ vọng. Tuy nhiên chỉ số này không chắc chắn rằng Mỹ đã thoát khỏi bị suy thoái.
Đọc thêm Bitcoin phản ứng chậm với tin tức GDP của Mỹ
Việc xuất nhập khẩu của Mỹ có phần bị ảnh hưởng vì người dân có nhu cầu chuyển từ việc chi tiêu mua hàng hóa sang chi tiêu dịch vụ và du lịch sau khi đại dịch kết thúc.
Kèm với lạm phát đẩy giá tăng cao, việc nhập khẩu hàng hóa của Mỹ cũng giảm xuống, xuất khẩu bị ảnh hưởng (vì các quốc gia khác nếu nhập hàng hóa của Mỹ sẽ phải trả nhiều tiền hơn vì đồng USD tăng giá).
Bên cạnh đó, báo cáo thu nhập của các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Meta (Facebook), Google, Microsoft cũng giảm mạnh. Điều này có thể do doanh thu giảm, nhu cầu sử dụng quảng cáo kỹ thuật số của các doanh nghiệp giảm.
Đến tối 28/10, thị trường crypto phục hồi trở lại khi chỉ số giá tiêu dùng cá nhân cốt lõi (PCE core) của Mỹ tăng 0.5%, bằng với mức dự đoán.
Bitcoin đã xác nhận sóng hồi?
Trên khung ngày, Bitcoin đã xuất hiện tín hiệu tăng giá trở lại. Sau 5 mô hình nến đảo chiều, Bitcoin đã phá lên mô hình tam giác tích lũy. Đây là mô hình đảo chiều xu hướng.
Vì vậy, Bitcoin có thể tăng giá lên vùng 24,000-25,000 USD (target mô hình) và xác nhận sóng hồi trong ngắn hạn.
Trên khung tuần, mặc dù Bitcoin đã breakout xu hướng giảm. áp lực mua tại vùng này chưa mạnh có thể đẩy giá giảm trở lại.
Mặc khác, RSI đã breakout trendline giảm. Vì vậy, Bitcoin có thể phục hồi trong ngắn hạn trước khi tiếp tục xu hướng giảm.
Theo công cụ đo lường FedWatch của CME Group (tại đây) tính đến 10:30 ngày 28/10, có 17.8% (tăng 2% trong 24h qua) dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất 0.5% trong cuộc họp sắp tới và 82.2% dự đoán là 0.75%. Theo đó, tỷ lệ dự đoán tăng 0.75% tăng đáng kể từ khi báo cáo mức tăng trưởng GDP quý III/2022 được công bố.
Vào ngày 2/11, cuộc họp Fed sẽ diễn ra và có quyết định về việc tăng lãi suất. Bitcoin có thể xảy ra biến động lớn vào thời gian này.