Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

PI chính thức niêm yết, ATH đạt 2.2 USD

Sau nhiều năm chờ đợi, Pi Network đã ra mắt Open Mainnet và được niêm yết token trên các sàn giao dịch. Liệu đây có phải là bước ngoặt với dự án từng gây nhiều tranh cãi?
Michael
Published Feb 20 2025
Updated Feb 20 2025
5 min read
token pi được niêm yết

Vào lúc 15h00 hôm nay, 20/02/2025, token của Pi Network đã chính thức được niêm yết trên các sàn giao dịch tập trung (CEX) như OKEX và Bitget.  Giá niêm yết khởi điểm của token PI là 2 USD và nhưng nhanh chóng giảm giá, tại thời điểm viết bài ghi nhận còn 1.3 USD, mức giá cao nhất ghi nhận là 2.2 USD. Sự kiện này trùng với thời điểm Pi Network ra mắt Open Mainnet, chính thức mở cửa blockchain.

giá pi
Giá PI trên sàn OKX. Nguồn: OKX

Việc niêm yết trên các sàn CEX cho phép người dùng tự do giao dịch token PI, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của dự án tiền mã hóa này. Đồng thời, việc mở mạng cũng cho phép người dùng đã hoàn thành xác minh KYC (Know Your Customer) có thể sử dụng PI trong các ứng dụng và dịch vụ được tích hợp trên nền tảng của Pi Network.

Mức giá mở cửa 2 USD của Pi Network tương đồng với mức giá premarket (giao dịch trước niêm yết) trên sàn MEXC. Tuy nhiên, con số này đã không đáp ứng được kỳ vọng của một bộ phận người dùng Pi, những người tin rằng giá trị của Pi có thể đạt tới 314 USD hoặc thậm chí 314,000 USD.

moonsheet pi
Moonsheet của token Pi Network. Nguồn: MarginATM

Với tổng cung 9,294,000,000 PI và lượng cung lưu hành ban đầu ước tính là 6,000,000,000 PI, mức giá cao nhất ở 2.2 USD đã giúp Pi Network đạt vốn hóa thị trường khoảng 12 tỷ USD. Con số này tương đương với vốn hóa của Chainlink (LINK) và đưa Pi vào top 15 dự án tiền điện tử có vốn hóa lớn nhất trên thị trường.

Trước thềm niêm yết, cộng đồng người dùng Pi Network, đặc biệt là tại Việt Nam, đã thể hiện sự háo hức và kỳ vọng lớn. Nhiều nhóm và diễn đàn trực tuyến thậm chí còn tổ chức các buổi tiệc "chào mừng" ngày Pi Network chính thức ra mắt mainnet.

cộng đồng chờ đợi mainnet pi
Cộng đồng háo hức chờ đợi mainnet của Pi Network. Nguồn: Facebook

Tuy nhiên, sau khi Pi được niêm yết với mức giá 2 USD, tâm trạng chung của cộng đồng đã chuyển sang thất vọng. Nhiều người cảm thấy hụt hẫng khi giá trị của Pi không đạt được như những kỳ vọng "trên trời" mà họ đã từng tin tưởng.

Mặc dù vậy, vẫn còn một bộ phận người dùng Pi Network giữ vững niềm tin vào dự án và cho rằng đây chỉ là giai đoạn khởi đầu. Họ tin rằng giá trị của Pi sẽ tăng lên trong tương lai khi hệ sinh thái của Pi Network phát triển và có nhiều ứng dụng thực tế hơn.

advertising

Bên cạnh những người dùng vẫn còn giữ Pi trong ví, không ít người dùng đã từng tham gia đào Pi Network nhưng đã xóa ứng dụng từ lâu vì nhiều lý do khác nhau. Giờ đây, khi Pi chính thức được niêm yết và có giá trị, không ít người trong số họ cảm thấy tiếc nuối vì đã bỏ lỡ cơ hội làm giàu.

trang chủ pi
Trang chủ Pi Network. Nguồn: Pi Network

Pi Network được khởi xướng vào ngày 14/3/2019 bởi một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford, với mục tiêu tạo ra một loại tiền mã hóa có thể khai thác trên điện thoại di động mà không tiêu tốn nhiều tài nguyên như Bitcoin. Dự án đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển quan trọng trước khi đạt đến cột mốc Open Network vào năm 2025.

Các cột mốc đáng chú ý của Pi Network:

  • 2019: Pi Network ra mắt ứng dụng khai thác trên điện thoại di động, cho phép người dùng khai thác PI bằng cách điểm danh hàng ngày mà không yêu cầu thiết bị phần cứng chuyên dụng. Hệ thống khai thác của Pi Network dựa trên mô hình đồng thuận Stellar Consensus Protocol (SCP) thay vì Proof-of-Work, giúp tiết kiệm năng lượng và phù hợp với thiết bị di động.
  • Tháng 12/2021: Pi Network công bố ra mắt Mainnet, nhưng vẫn ở chế độ "kín" (Enclosed Mainnet), nghĩa là các giao dịch chỉ diễn ra trong hệ sinh thái của Pi mà chưa mở kết nối với các blockchain bên ngoài.
  • 2021 - 2025: Pi Network tiếp tục phát triển dự án một cách âm thầm mà không có nhiều thông báo về việc Mainnet cũng như việc niêm yết trên các sàn giao dịch.

Pi Network từng là một trong những dự án tiền mã hóa thu hút nhiều sự chú ý tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kỳ vọng về một hệ sinh thái phi tập trung, dự án này cũng đi kèm với không ít tranh cãi và những ý kiến trái chiều liên quan đến tính minh bạch, cơ chế hoạt động cũng như tiềm năng thực tế của dự án.

Đọc thêm: DeFi dành chiến thắng lớn trước SEC

RELEVANT SERIES