Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Liên minh Tron, Tether, TRM Labs đóng băng 126 triệu USDT tiền bẩn

Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường crypto, các stablecoin của các dự án như Tron và Tether cũng trở thành công cụ được tội phạm sử dụng để rửa tiền và thực hiện các giao dịch phi pháp.
Hunt
Published Jan 03 2025
Updated Jan 03 2025
3 min read

Một liên minh chống tội phạm được thành lập bởi các công ty crypto hàng đầu đã đóng băng hơn 100 triệu USDT nhằm ngăn chặn tội phạm hoạt động trên mạng lưới của họ.

Đơn vị Chống Tội phạm Tài chính T3 (T3 Financial Crime Unit - T3 FCU) được dẫn dắt bởi Tether, Tron và TRM Labs, đang hợp tác trực tiếp với các cơ quan thực thi pháp luật trên toàn thế giới để xác định và ngăn chặn các mạng lưới tội phạm.

Mục tiêu của họ là đảm bảo các đối tượng xấu không thể lợi dụng stablecoin như Tether để rửa tiền phi pháp.

Khả năng của T3 FCU trong việc hợp tác chặt chẽ với cơ quan thực thi pháp luật toàn cầu để tăng hiệu quả ngăn chặn tội phạm mạng sử dụng USDT trên TRON là một bằng chứng cho thấy sự hợp tác công-tư có thể hoạt động hiệu quả.
Chris Janczewski, trưởng bộ phận điều tra toàn cầu tại TRM Labs, phát biểu

T3 FCU đã theo dõi hơn 3 tỷ USDT khối lượng giao dịch kể từ tháng 08/2024, phân tích hàng triệu giao dịch trên toàn thế giới. Tính đến nay, nhóm này cho biết họ đã phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật địa phương để đóng băng khoảng 126 triệu USD tài sản crypto.

Stablecoin, được bảo chứng và gắn với giá trị của một tài sản khác như đồng USD, đang được hàng triệu người trên toàn thế giới sử dụng để bảo vệ chống lạm phát, gửi kiều hối và thực hiện các giao dịch ngang hàng. Tuy nhiên, các đối tượng xấu cũng thường sử dụng loại token này.

đóng băng tiền tội phạm
Tổ chức phòng chống tội phạm T3 FCU đã đóng băng hơn 126 triệu USD. Nguồn: TRMLabs
advertising

Báo cáo từ công ty dữ liệu blockchain Chainalysis cho thấy từ năm 2022 đến 2023, các giao dịch stablecoin bất hợp pháp lên tới khoảng 40 tỷ USD.

Đồng thời, ngày càng có nhiều giao dịch stablecoin bị các cơ quan thực thi pháp luật và tổ chức phi chính phủ gắn cờ vì liên quan đến các hoạt động gian lận tài chính, như rửa tiền và né tránh lệnh trừng phạt.

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2024, các giao dịch USDT trên giao thức TRC-20 của Tron được xem là lựa chọn ưa thích của tội phạm. Tuy nhiên, Justin Sun, nhà sáng lập Tron, đã bác bỏ cáo buộc và nhấn mạnh rằng nhóm của ông đang nỗ lực ngăn chặn tội phạm trên blockchain.

trc 20 được sử dụng bởi tội phạm
Báo cáo của UNICEF cũng cho rằng TRC-20 là blockchain thường được tội phạm sử dụng nhiều nhất. Nguồn: UNODC

Trước đó, báo Wall Street Journal đưa tin rằng các công tố viên Mỹ đang điều tra Tether vì nghi ngờ công ty này vi phạm luật chống rửa tiền và lệnh trừng phạt quốc tế.

Tuy nhiên, CEO của Tether, Paolo Ardoino, đã nhiều lần khẳng định rằng những cáo buộc này không có cơ sở và phủ nhận hoàn toàn tính xác thực của chúng.

Đọc thêm: Sniper - Giao dịch chen ngang liệu có dễ “kiếm ăn”?

RELEVANT SERIES