Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Arthur Hayes: Trump tái đắc cử sẽ là dấu chấm hết cho đồng USD, Bitcoin sẽ lên ngôi

Vì sao Arthur Hayes cho rằng Trump tái đắc cử là dấu chấm hết cho đồng USD?
Michael
Published 6 days ago
Updated 6 days ago
9 min read
trump đặt dấu chấm hết cho usd

Arthur Hayes nhà sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử BitMEX, đã đưa ra một dự đoán táo bạo: Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây sẽ là dấu chấm hết cho đồng USD.

blog arthur hayes
Bài Blog của Arthur Hayes. Nguồn: Substack/Arthur Hayes

Trump trở lại Nhà Trắng - Đồng USD đối mặt với việc mất giá trầm trọng

Trong bài blog đăng tải ngày 12/11/2024 , Arthur Hayes dự báo rằng khi Trump chính thức nhậm chức, nền kinh tế Mỹ sẽ chuyển sang mô hình "kinh tế chỉ huy" (command economy) – hệ thống ở đó nhà nước kiểm soát kinh tế một cách chặt chẽ thay vì để thị trường tự do điều chỉnh.

Hayes lo ngại rằng những chính sách kinh tế của Trump sẽ khiến chính phủ Mỹ can thiệp quá sâu vào nền kinh tế, gần như kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh, sản xuất, tương tự như mô hình của Trung Quốc. Điều này đi ngược lại với các nguyên tắc tự do của chủ nghĩa tư bản mà Mỹ luôn theo đuổi.

các mô hình kinh tế
Các mô hình kinh tế. Nguồn: Coedo

Theo Hayes, hệ quả tất yếu là đồng USD sẽ mất giá nghiêm trọng. Khi đó, người dân sẽ đổ xô đi tìm những tài sản an toàn để bảo vệ túi tiền, và Bitcoin cùng Vàng sẽ là những lựa chọn hàng đầu.

Trump sẽ sẵn sàng in thêm USD bất chấp hậu quả

Hayes cho rằng nước Mỹ đã từ bỏ chủ nghĩa tư bản thực sự. Theo ông, chủ nghĩa tư bản đúng nghĩa là chấp nhận rủi ro và đối mặt với hậu quả từ những quyết định sai lầm.

Tuy nhiên, sự ra đời của Cục Dự trữ Liên bang (FED) năm 1913 đã làm méo mó hệ thống này, tạo ra một môi trường kinh tế “tư nhân hóa lợi nhuận, xã hội hóa tổn thất” - nghĩa là lợi nhuận thuộc về tư nhân, còn thua lỗ  do xã hội gánh chịu.

Sự trở lại của Trump sẽ tiếp tục đẩy cách tiếp cận này đi xa hơn vì Trump không ngại in tiền, chi tiêu lớn để giữ cho nền kinh tế vận hành, bất kể hậu quả.

Ví dụ, trong giai đoạn 2020 - 2021, Mỹ đã in thêm khoảng 40% lượng USD chỉ trong hai năm để thực hiện các gói kích thích kinh tế. Hayes cho rằng chính sách này có thể tạo ra tăng trưởng ngắn hạn, nhưng không giải quyết được các vấn đề căn bản như lạm phát, khiến đồng USD mất giá nặng nề.

lạm phát mỹ
Lạm phát Mỹ 10 năm trở lại đây. Nguồn: Macro Trend

Hayes dự đoán nếu Trump nắm quyền, Mỹ sẽ tiếp tục một đợt “nới lỏng định lượng” mới, lần này tập trung hỗ trợ cho tầng lớp thu nhập thấp với quy mô lớn hơn nữa,  ông gọi là “nới lỏng định lượng cho người nghèo.”

Chính sách "tiền rẻ" của Trump: Liều thuốc độc cho nền kinh tế?

Hayes cho rằng nước Mỹ tuy nói là theo chủ nghĩa tư bản, nhưng thực chất là một hỗn hợp giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, nơi mà giới siêu giàu luôn được bảo vệ.

Ông chỉ ra rằng giới tinh hoa, những người nắm quyền lực thực sự, không quan tâm nước Mỹ theo chủ nghĩa nào, miễn là họ vẫn giàu có và quyền lực. Khi giới nhà giàu gặp khó khăn, chính phủ sẽ ra tay cứu giúp bằng tiền thuế của người dân. Điều này hoàn toàn trái với nguyên tắc của chủ nghĩa tư bản, vốn cho rằng người giàu phải chịu trách nhiệm cho những quyết định sai lầm của mình.

chính sách kinh tế nhỏ giọt
Chính sách kinh tế nhỏ giọt có lợi cho giới tinh hoa. Nguồn: Investopedia

Theo Hayes, sự bảo vệ này đã tồn tại từ lâu, ít nhất là từ năm 1913. Và cách Trump đối phó với đại dịch COVID-19 năm 2020 chính là đòn kết liễu cho chủ nghĩa tư bản và chính sách kinh tế nhỏ giọt. Thay vì để dòng tiền chảy từ giới nhà giàu xuống các tầng lớp khác, Trump lại chọn cách trực tiếp hỗ trợ người dân bằng tiền mặt.

Điều trớ trêu, chính sách này chỉ có hiệu quả nhất định trong ngắn hạn. Từ năm 2020 đến 2022, Bộ Tài chính Mỹ dưới thời Trump, sau đó là Biden đã phát hành nợ và in tiền để bơm trực tiếp vào tài khoản của người dân, thúc đẩy chi tiêu và tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, điều này cũng gây ra lạm phát nhanh chóng do nguồn cung không theo kịp nhu cầu. Để kiểm soát lạm phát, Chủ tịch FED Jay Powell đã tăng lãi suất vào năm 2022, nhưng Hayes cho rằng động thái này thực chất là để bảo vệ giới giàu, chứ không phải vì lợi ích của toàn xã hội.

Chính sách nới lỏng định lượng (QE) là con dao hai lưỡi

Hayes dự đoán Bộ Tài chính Mỹ dưới thời Trump sẽ theo đuổi chính sách "America First", tập trung vào thúc đẩy sản xuất trong nước thông qua các biện pháp như miễn thuế, trợ cấp và tài trợ với lãi suất thấp cho các doanh nghiệp sản xuất tại Mỹ.

Đây là một hình thức của “kinh tế chỉ huy”, nơi chính phủ áp dụng nới lỏng định lượng (QE), can thiệp sâu rộng vào nền kinh tế, lựa chọn và ưu tiên phát triển những ngành nghề cụ thể.

Mục tiêu là thúc đẩy GDP tăng trưởng bằng mọi giá, bất chấp các nguyên tắc của thị trường tự do. Các doanh nghiệp tuân thủ sẽ được hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi về thuế, tài chính và mọi điều kiện thuận lợi để duy trì sản xuất trong nước.

chính sách nới lỏng định lượng
Cách hoạt động của chính sách QE. Nguồn: The Balance

Theo Hayes, người lao động sẽ được hưởng lợi trước mắt từ chính sách này, với nhiều việc làm hơn và thu nhập được cải thiện.

uy nhiên, về lâu dài, lạm phát sẽ khiến những lợi ích này mất dần giá trị. Người chịu thiệt sẽ là những người nắm giữ trái phiếu và người gửi tiết kiệm, bởi lãi suất trái phiếu dài hạn sẽ không thể theo kịp tốc độ tăng của lạm phát và tiền lương. Ai không theo kịp với sự gia tăng chi phí sinh hoạt sẽ đối mặt với nhiều khó khăn trong tương lai.

advertising

Bitcoin và tài sản cứng: Nơi trú ẩn an toàn trong cơn bão kinh tế

Để vượt qua những biến động kinh tế sắp tới, Hayes khuyên các nhà đầu tư nên mua cổ phiếu của những ngành nghề được chính phủ hỗ trợ. Tuy nhiên, ông khẳng định rằng Bitcoin và vàng mới là những tài sản quan trọng nhất để bảo vệ tài sản.

“Rõ ràng là Bitcoin đứng đầu danh mục đầu tư của tôi.”
Hayes nhấn mạnh

Hayes tin rằng Bitcoin và Vàng sẽ trở thành các phương tiện bảo vệ tốt nhất khi đồng USD tiếp tục suy yếu do chính sách bơm tiền vô hạn.

bitcoin lạm phát
Tỷ lệ lạm phát của Bitcoin. Nguồn: Bitbo

Hayes cũng dự báo rằng chính sách kinh tế của Trump sẽ làm nguồn cung tiền tăng mạnh, giống như thời kỳ 2009 - 2020 khi việc in tiền chủ yếu có lợi cho những người giàu. Họ đã dùng tiền từ FED để đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản, đẩy giá các tài sản này lên mà không tạo ra tăng trưởng kinh tế thực sự.

Hayes cảnh báo rằng các ngân hàng không thể in tiền mãi. Khi đến giới hạn, FED sẽ phải can thiệp, mua lại nợ xấu của ngân hàng và chuyển rủi ro này sang xã hội, dẫn đến đồng tiền mất giá và cả cộng đồng phải chịu hậu quả.

Cuối cùng người dân sẽ phải gánh chịu hậu quả từ sự mất giá của đồng tiền. Hayes kết luận bằng một tuyên bố mạnh mẽ: "Bitcoin là vua!"

Thực tế cho thấy, trong những năm qua, giá Bitcoin đã thể hiện tiềm năng mạnh mẽ như một công cụ lưu trữ giá trị, giúp người nắm giữ bảo vệ tài sản khỏi các đợt lạm phát.

Với nguồn cung giới hạn ở 21 triệu đơn vị, Bitcoin ngày càng thu hút nhà đầu tư như một "vàng kỹ thuật số," có khả năng chống lại sự mất giá của tiền pháp định do chính sách in tiền ồ ạt. Điều này khiến Bitcoin không chỉ là một tài sản đầu cơ, mà còn là một nơi trú ẩn an toàn trong các thời kỳ bất ổn kinh tế.

Đọc thêm: Dự án RWA mới của Tether cho phép người dùng Token hóa mọi thứ

RELEVANT SERIES