Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Founder Uniswap: UniChain sẽ là trung tâm thanh khoản layer 2 cho DeFi

Hayden Adams của Uniswap đã chia sẻ về cách hoạt động của UniChain trong buổi thảo luận gần đây trên BanklessHQ cũng như là sứ mệnh mà Unichain hướng đến và một số thông tin về token UNI.
Michael
Published Oct 16 2024
Updated Oct 16 2024
6 min read
unichain trung tâm thanh khoản

Trong bối cảnh DeFi trên Ethereum đang phát triển mạnh mẽ nhưng gặp phải những thách thức về khả năng mở rộng, Uniswap, sàn giao dịch phi tập trung top đầu, đã công bố một giải pháp nhằm giải quyết vấn đề này: UniChain.

Buổi thảo luận gần đây giữa Hayden Adams của Uniswap và Karl Floersch của Optimism, đồng chủ trì bởi Ryan Sean Adams và David Hoffman, đã làm sáng tỏ nhiều khía cạnh quan trọng về UniChain, một blockchain layer 2 được thiết kế đặc biệt để trở thành trung tâm thanh khoản cho DeFi.

buổi thảo luận về unichain
Buổi thảo luận về Unichain. Nguồn: Youtube

Theo Hayden, mạng lưới Ethereum, với vai trò là nền tảng chủ chốt cho DeFi, đang phải đối mặt với những hạn chế về khả năng mở rộng. Chi phí giao dịch cao và tốc độ xử lý chậm đã trở thành rào cản cho sự phát triển của DeFi.

Mặc dù Ethereum đang chuyển hướng sang giải pháp mở rộng quy mô layer 2, nhưng việc này lại vô tình tạo ra một vấn đề mới: sự phân mảnh. Người dùng phải đối mặt với trải nghiệm phức tạp khi tương tác giữa các layer 2 khác nhau, thanh khoản bị phân tán, và việc chuyển đổi tài sản giữa các mạng lưới cũng gặp nhiều khó khăn.

UniChain ra đời với sứ mệnh giải quyết những vấn đề này. Bằng cách cung cấp một nền tảng chung cho DeFi, UniChain hướng đến việc tạo ra trải nghiệm người dùng liền mạch, tập trung thanh khoản, và đơn giản hóa các tương tác cross-chain.

Theo Hayden Adams, UniChain sẽ là một rollup đa năng giống như Base và Optimism, nhưng được thiết kế và tối ưu hóa cho DeFi dựa trên kinh nghiệm phát triển Uniswap và các sản phẩm khác xung quanh Uniswap. Do đó, UniChain vẫn là một rollup đa năng và có thể hỗ trợ nhiều loại ứng dụng khác nhau.

UniChain không phải là sự thay thế cho Uniswap trên mạng chính Ethereum. Hayden Adams, người sáng lập Uniswap, khẳng định rằng họ vẫn sẽ tiếp tục phát triển Uniswap V4 trên layer 1 Ethereum. UniChain được xem như một giải pháp bổ sung, tận dụng những lợi thế của layer 1 để tăng cường tính phi tập trung và bảo mật cho các hoạt động trên layer 2.

unichain
Unichain - Layer 2 dành riêng cho DeFi. Nguồn: Uniswap

Tiếp tục buổi chia sẻ, Hayden Adams cho biết UniChain sẽ hoạt động dựa trên mô hình sequencer rollup, tương tự Optimism và Base. Điểm đặc biệt là UniChain được bổ sung thêm hai thành phần:

  • Trình xây dựng (Builder): Tối ưu hóa tốc độ và hiệu quả xử lý giao dịch.
  • Dịch vụ xác minh (Verification service): Đảm bảo an toàn và bảo mật cho mạng lưới.

Trình xây dựng (builder) hoạt động trước khi các giao dịch được đưa vào sequencer, và dịch vụ xác minh (verification service) hoạt động sau sequencer nhưng trước khi chúng được hoàn thiện trên layer 1. Theo đó, UniChain sẽ có thêm các layer này nhưng vẫn có được trải nghiệm và khả năng mở rộng của sequencer đơn lẻ.

Hayden cũng chia sẻ về sự hợp tác với nhóm Flashbots, một tổ chức chuyên nghiên cứu về tối ưu hóa blockchain, để phát triển trình xây dựng (builder) cho UniChain. Họ đã cùng nhau tạo ra khối flash, một loại khối con cho phép UniChain đạt được tốc độ xử lý đáng kinh ngạc, chỉ 200-250 mili giây.

Vậy khối flash hoạt động như thế nào?

advertising
  • Chia nhỏ khối: UniChain chia mỗi khối thông thường thành nhiều khối flash nhỏ hơn.
  • Xử lý song song: Các khối flash này được xử lý song song, giúp tăng tốc độ xử lý giao dịch.
  • Môi trường Thực thi Tin cậy (TEE): Các khối flash chạy bên trong TEE, một môi trường an toàn, biệt lập, giúp đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của quá trình xử lý.

Hayden Adams nhấn mạnh rằng mục tiêu của UniChain là đạt được tốc độ xử lý 200-250 mili giây cho mỗi khối flash. Điều này có nghĩa là giao dịch trên UniChain sẽ được xác nhận gần như ngay lập tức, mang lại trải nghiệm mượt mà cho người dùng.

hayden adams
Hayden Adams, founder của Uniswap. Nguồn: X

Hayden cũng chia sẻ một số thông tin về token UNI, UNI sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành và bảo mật Unichain.

Cụ thể, Unichain sử dụng cơ chế đồng thuận kết hợp giữa Sequencer (đơn vị xử lý giao dịch nhanh) và UniChain Verification Service (hệ thống xác thực phân tán). UNI token đóng vai trò then chốt trong UniChain Verification Service. Bằng cách stake UNI, người dùng có thể vận hành node tham gia xác thực các block do Sequencer tạo ra.

Cơ chế này giúp tăng cường tính phi tập trung và bảo mật cho Unichain, hạn chế rủi ro từ việc Sequencer hoạt động sai trái.

Người dùng sẽ nhận được phần thưởng khi đóng góp vào việc xác thực giao dịch và duy trì hoạt động của Uni Chain. Điều này khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, thúc đẩy tính phi tập trung và bảo mật của mạng lưới.

Với Unichain, vai trò quản trị của UNI có thể được mở rộng, cho phép cộng đồng tham gia vào việc định hướng phát triển của layer 2 này.

Cùng trong buổi thảo luận, Karl Floersch, đồng sáng lập của Optimism đã chia sẻ một số quan điểm về OP Stack.

karl floersch
Karl Floersch, đồng sáng lập của Optimism. Nguồn: Youtube

Karl Floersch cho biết SuperChain nhằm mục đích giải quyết các vấn đề về chuyển đổi mạng và khả năng tương tác với độ trễ cao, chủ yếu thông qua các tiêu chuẩn chung. Tiêu chuẩn chung của OP Stack trên tất cả các chuỗi trong SuperChain cho phép các nhà phát triển xây dựng ứng dụng và tin tưởng rằng mỗi chuỗi này sẽ hoạt động theo cùng một cách.

Karl Floersch khẳng định họ đang thúc đẩy các tiêu chuẩn tương tác, cross-chain intents, địa chỉ chuỗi cụ thể (và hơn thế nữa) để thống nhất hệ sinh thái Ethereum, giảm thiểu sự phân mảnh và cung cấp thanh khoản chung.

Ông chia sẻ rằng có những điều họ có thể làm trong SuperChain, với các tiêu chuẩn chung như khả năng tương tác với độ trễ cực thấp, chuyển token không trượt giá và nhiều hơn nữa.

Đọc thêm: Ripple sắp ra mắt stablecoin RLUSD

RELEVANT SERIES