Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Validator là gì? Vai trò của validator trong hoạt động blockchain

Validators là bộ phận chịu trách nhiệm và có ảnh hưởng lớn trong việc bảo vệ tính an toàn và duy trì hoạt động của mạng lưới blockchain. Vậy validator là gì?
Avatar
Chubbi
Published Dec 13 2023
Updated Dec 25 2023
7 min read
thumbnail

Validators được cho là bộ phận chịu trách nhiệm và ảnh hưởng lớn đối với blockchain trong việc bảo vệ tính an toàn và duy trì hoạt động của mạng lưới. Vậy validator là gì? Vì sao nó lại được giao cho những nhiệm vụ quan trọng trong mạng lưới blockchain? Tìm hiểu thông tin chi tiết về validator qua bài viết sau.

Validator là gì?

Validator là những cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào mạng blockchain bằng cơ chế Proof of Stake (PoS), đảm nhận trách nhiệm xác thực các giao dịch mới. Điều này đồng nghĩa với việc Validator sẽ kiểm tra tính hợp lệ của các giao dịch blockchain theo quy tắc của mạng và đảm bảo rằng người gửi có đủ tiền để thực hiện giao dịch. Bên cạnh xác thực giao dịch, Validator đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính an toàn của mạng bằng cách giám sát blockchain để phát hiện hoạt động đáng ngờ.

validator giúp xác thực các giao dịch mới
Validator giúp xác thực các giao dịch mới.

Để trở thành Validator, người tham gia mạng phải stake một lượng tiền điện tử cụ thể của từng mạng. Số tiền này đóng vai trò như một tài sản thế chấp, đảm bảo tính trung thực của họ. Validator sẽ được mạng chọn lựa dựa trên thời gian cũng như lượng tiền mà người đó stake. Nếu thời gian và số lượng tiền stake càng nhiều, thì khả năng được lựa chọn làm validator sẽ càng cao. Validator sẽ phải tuân thủ các quy tắc được mạng quy định, vì số tiền của họ stake vào mạng có thể bị giảm nếu họ thực hiện hành vi vi phạm. 

Validator có thể tham gia cơ chế đồng thuận trên các mạng lưới blockchain sử dụng thuật toán Proof of Stake (PoS) hoặc Proof of Authority (PoA). Ethereum 2.0, Cardano, Polkadot, Solana và Avalanche là những mạng lưới phổ biến sử dụng cơ chế đồng thuận PoS. Trong khi VeChain và POA Network, sử dụng PoA, cũng cho phép Validator tham gia xác thực và đồng thuận giao dịch trên nhiều mạng lưới blockchain khác nhau.

advertising

Cơ chế hoạt động của Validator

Cơ chế hoạt động của các Validator rất phức tạp và chỉ dành cho những người thực sự có chuyên môn, vì vậy chúng ta có thể hiểu cơ chế một cách đơn giản như sau:

- Nhận giao dịch từ mempool

Sắp xếp ưu tiên: Các Validator lựa chọn giao dịch từ mempool dựa trên cơ chế phí, đặc biệt ưu tiên những giao dịch có phí cao hơn.

- Xác thực tính hợp lệ của giao dịch

Kiểm tra quy tắc: Validator thực hiện việc kiểm tra tính hợp lệ của giao dịch bằng cách sử dụng các quy tắc và thuật toán có sẵn trong mã nguồn của blockchain.

- Đóng gói giao dịch và tạo thành khối (block)

+ Gói giao dịch thành khối: Nếu giao dịch vượt qua kiểm tra, Validator đóng gói chúng vào một khối (block) mới.

+ Tạo chữ ký số: Validator tạo chữ ký số cho khối vừa tạo.

- Gửi khối lên mạng

Đồng bộ hóa: Validator gửi khối mới tới tất cả các Validator khác để đồng bộ hóa thông tin và tích hợp khối vào blockchain.

- Nhận phần thưởng

Tính toán phần thưởng: Validator nhận phần thưởng từ tiền phí giao dịch trong khối vừa được tạo ra, tạo động lực cho sự đóng góp và duy trì tính an toàn của hệ thống blockchain.

cơ chế hoạt động của validator
Cơ chế hoạt động của Validator.

Vì sao Validator quan trọng với blockchain?

Validator đóng một vai trò không thể phủ nhận trong việc duy trì và vận hành mạng lưới blockchain, đó là một hệ thống phức tạp yêu cầu sự đồng thuận và tính toàn vẹn cao. Dưới đây là những lý do khiến vai trò của validator trở nên quan trọng:

validator  đảm nhiệm việc duy trì và vận hành mạng lưới blockchain
Validator đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và vận hành mạng lưới blockchain.
    Chịu trách nhiệm xác minh tính hợp lệ của giao dịch. Trong quá trình này, họ phải kiểm tra và đảm bảo rằng các giao dịch tuân theo quy tắc và giao thức của mạng blockchain. Nếu giao dịch không hợp lệ, validator từ chối chúng để duy trì tính toàn vẹn của hệ thống.
    Đề xuất và tạo khối mới, tổng hợp một lượng giao dịch hợp lệ và đề xuất khối đó cho các validator khác trong mạng. Quá trình này không chỉ giữ cho dòng giao dịch liên tục mà còn đóng góp vào tính phân quyền của mạng blockchain.
    Đảm nhận trách nhiệm quan trọng trong việc duy trì bảo mật. Họ ngăn chặn giao dịch gian lận như double spending, giữ cho mạng lưới an toàn và đáng tin cậy.
    Giúp đảm bảo sự phân quyền trong mạng. Với số lượng lớn các validator đồng thời hoạt động và kiểm soát lẫn nhau, tính công bằng và phân quyền được duy trì. Số lượng validator cần thiết cũng phụ thuộc vào quy tắc cụ thể của blockchain.
    Tham gia quản trị mạng bằng cách có quyền biểu quyết đối với các đề xuất trong blockchain. Điều này không chỉ thể hiện tính dân chủ mà còn giúp hình thành quyết định về các thay đổi trong hệ thống blockchain. Đóng góp của validator không chỉ làm cho mạng lưới hoạt động mạnh mẽ mà còn giữ cho nó linh hoạt và thích ứng với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu cộng đồng.

Ưu điểm và nhược điểm khi trở thành một validator

Ưu điểm

- Phí xử lý: Trong một số hệ thống blockchain, việc trở thành Validator mang lại lợi nhuận từ phí xử lý của mỗi giao dịch mà họ xác thực. Điều này tạo cơ hội kiếm tiền thông qua việc duy trì chìa khóa và đóng góp vào sự phát triển của hệ thống.

- Tham gia cộng đồng: Một số hệ thống blockchain có cộng đồng Validator, nơi mà các thành viên có thể trao đổi ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm, và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình duy trì chìa khóa và phát triển hệ thống.

- Kiến thức và kỹ năng: Việc trở thành Validator đòi hỏi kiến thức và kỹ năng về blockchain và an ninh mạng. Tham gia vào hệ thống không chỉ giúp bạn phát triển mà còn nâng cao và cải thiện các kỹ năng này.

- Quyền quản trị: Validators có quyền biểu quyết đối với các đề xuất của mạng lưới, tăng cường quyền lực chi phối trong cộng đồng.

Nhược điểm

- Giá token biến động: Rủi ro lớn nhất là giá của các token được stake giảm, và việc rút số token này khỏi mạng lưới sẽ mất thời gian, khiến cho Validators không thể dễ dàng thoát khỏi vị thế giá đang giữ.

- Rủi ro bảo mật: Mặc dù mạng lưới blockchain có sự tham gia đồng thuận từ nhiều Validators trên thế giới, nhưng vẫn có nguy cơ hiếm hoi về tấn công, gây thất thoát tài sản của những người tham gia.

- Vấn đề kỹ thuật: Có thể xảy ra vấn đề kỹ thuật, đặc biệt là khi nâng cấp phiên bản mới, tạo ra sản phẩm phụ và tắc nghẽn trong quá trình vận hành.

- Pháp luật và quy định: Trong bối cảnh quy định về tiền điện tử và blockchain đang phát triển, việc trở thành Validator có thể mang theo nguy cơ về vấn đề pháp lý và tuân thủ.

Tổng kết

Trên đây, chúng ta đã cùng tìm hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của Validator trong hệ thống blockchain. Sự hiểu biết vững về các yếu tố này sẽ là chìa khóa cho việc tham gia tích cực và hiệu quả vào cộng đồng blockchain, đồng thời giúp mọi người tự tin hơn trong quá trình tận dụng và định hình tương lai của công nghệ tiền điện tử. Nếu muốn trở thành validator để khai thác lợi nhuận, hãy theo dõi các bài viết trên MarginATM nhé.

Đọc thêm: Social Login là gì? Ứng dụng giải pháp này vào Web3 hiện ra sao?

**Không phải lời khuyên tài chính

RELEVANT SERIES