Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Việt Nam chính thức nghiên cứu và thí điểm sử dụng tiền điện tử

Hiện nay, Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về tiền ảo và tài sản kỹ thuật số. Các quy định hiện nay chỉ mới đề cập khái niệm tiền điện tử theo tiền pháp định.
Avatar
Khải Hoàn
Published Jun 30 2021
Updated Jul 23 2022
6 min read
thumbnail

Ngân hàng nhà nước nghiên cứu tiền ảo dựa trên Blockchain

Tại Quyết định 942/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt với nội dụng Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Quyết định lần này, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì để nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền điện tử dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain). Thời gian để Ngân hàng Nhà nước thực hiện là từ 2021-2023.

Thông tin này được thể hiện rõ ràng ở Phụ lục XI trong đó chỉ rõ vai trò của Ngân hàng Nhà nước.

“Nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) sẽ được Ngân Hàng Nhà nước đảm nhiệm, thời gian thực hiện từ 2021-2023.”

Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao nhiệm vụ khác cho các sở ban ngành để có thể nghiên cứu, phát triển nhiều công nghệ đổi mới khác. Một số lĩnh vực cốt lõi được Chính phủ hướng đến như là thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng nền tảng mở, mã nguồn mở phục vụ Chính phủ số; Mở các nền tảng quốc gia hướng tới tạo thành hệ sinh thái để các doanh nghiệp công nghệ số có thể tham gia phát triển các dịch vụ kinh tế số, xã hội số.

Đặc biệt, lựa chọn ưu tiên, đẩy mạnh phong trào nghiên cứu một số công nghệ cốt lõi mà Việt Nam có lợi thế, có khả năng tạo bứt phá mạnh mẽ như QR code, trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR) và dữ liệu lớn (Big Data) tạo điều kiện sớm triển khai các công nghệ số tiên tiến trong Chính phủ số.

Vào tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 2117/QĐ-TTg về danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó có công nghệ chuỗi khối (Blockchain).

Cùng với đó tháng 4 năm 2020, Bộ Tài chính cũng đã thành lập tổ nghiên cứu về tài sản số, tiền số theo Quyết định số 664/QĐ-BTC. Mục đích của tổ chức này nhằm triển khai công tác nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản số, tiền số.

Việt Nam hướng đến mục tiêu Chính phủ số

Hiện nay, Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về tiền ảo và tài sản kỹ thuật số. Các quy định hiện nay chỉ mới đề cập khái niệm tiền điện tử theo tiền pháp định. Đây là lần đầu Chính phủ đưa ra nội hàm khái niệm Chính phủ số. Theo đó, chính phủ số bản chất là chính phủ điện tử, bổ sung những thay đổi về cách tiếp cận, cách triển khai mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ số.

Có thể thấy, cơ quan nhà nước đang tập trung toàn lực xây dựng Chính phủ số. Chiến lược nêu rõ tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam vào nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hợp quốc.

Chính phủ số sẽ chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp. Từ đó, giúp giảm chi phí, tăng năng suất của doanh nghiệp, tạo thuận lợi, mang lại sự hài lòng của người dân. Mục tiêu cuối cùng là người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của cơ quan nhà nước, cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội.

Trong kế hoạch chuyển mình sang hệ thống chính phủ số, tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung Ương cũng sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Nhận định

Lĩnh vực tiền điện tử vẫn ở Việt Nam vẫn còn bất cập do nhiều yếu tố gây ra, một trong số đó là chưa có sự thừa nhận hợp pháp từ chính phủ. Việc phát hành, cung cấp hoặc sử dụng tiền điện tử làm phương tiện thanh toán vẫn chưa được chấp thuận. Bitcoin và các hình thức tiền điện tử khác không được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp ở Việt Nam vì nó không được định nghĩa là tiền tệ hay phương tiện thanh toán, hiện không có các chức năng chính của tiền tệ và chính phủ không kiểm soát được nguồn cung.

Tuy nhiên, tại Việt Nam tương lai của các loại tiền kỹ thuật số dường như đầy hứa hẹn. Bộ máy điều hành đang thực hiện nhiều cải cách để thúc đẩy hội nhập, kết nối kinh tế và tài chính. Và với Quyết định mới được đưa ra của Chính phủ liên quan đến thí điểm tiền ảo và công nghệ blockchain, cộng đồng hoàn toàn có thể hy vọng về việc chấp nhận Crypto trong tương lai. Nếu việc chấp nhận xảy ra thì người dân sẽ có cơ hội được tiếp cận với lĩnh vực mới, thị trường mới đang phát triển này và sẽ có nhiều cơ hội hơn trong tương lai.

Bên cạnh đó, nếu Việt Nam chủ động nghiên cứu tìm hiểu về lĩnh vực tài sản kỹ thuật số thì sẽ tốt cho nền kinh tế đất nước, bắt kịp với những thay đổi trên thế giới.

Hãy comment bên dưới ý kiến của bạn về vấn đề này nhé. Và đừng quên ghé thăm website Margin ATM, tham gia group Telegram của team mình để không bỏ lỡ những tin tức mới nhất về thị trường crypto.

Đọc thêm: Việt Nam trong top dẫn đầu thế giới về người dùng crypto

RELEVANT SERIES