Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Việt Nam sắp có Luật quản lý tài sản mã hóa

Việt Nam đang từng bước hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực công nghệ số, đặc biệt là với tài sản số và tài sản mã hóa. Vậy dự luật sắp tới sẽ tác động như thế nào đến thị trường và người dùng?
Michael
Published Nov 24 2024
Updated 7 days ago
4 min read
luật quản lý tài sản mã hóa việt nam

Theo báo Vnexpress, ngày 23/11, Chính phủ Việt Nam đã trình Quốc hội dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, trong đó đáng chú ý là một chương riêng biệt dành cho quy định về tài sản số và tài sản mã hóa.

Qua đó, có thể thấy Việt Nam đang nỗ lực xây dựng khung pháp lý cho lĩnh vực công nghệ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ này.

phiên làm việc quốc hội 23 11
Đại biểu tham gia phiên làm việc sáng 23/11. Ảnh: Media Quốc hội

Dự thảo Luật định nghĩa tài sản số là tài sản vô hình tồn tại dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ và xác thực bằng công nghệ số. Đặc biệt, tài sản mã hóa được định nghĩa là một loại tài sản số sử dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain), sổ cái phân tán hoặc các công nghệ tương tự.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, đã nhấn mạnh các nguyên tắc xác định tài sản số, bao gồm:

advertising
  • Thể hiện dưới dạng dữ liệu số.
  • Xác định rõ quyền sở hữu.
  • Khả năng giao dịch điện tử.
  • Có giá trị kinh tế.
  • Tồn tại độc lập với tài sản vật chất.
  • Đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật.
  • Xác thực nguồn gốc hợp pháp.
  • Minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình.
phó thủ tướng lê thành long
Phó thủ tướng Lê Thành Long. Ảnh: Media Quốc hội

Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng đề cập đến việc quản lý tài sản số, bao gồm các quy định về quyền sở hữu, chuyển nhượng, sử dụng, thuế, tài chính, hợp tác quốc tế, bảo mật, an ninh mạng, sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm quy định chi tiết các loại hình tài sản số, tiêu chí và nguyên tắc quản lý, cũng như cấp phép và giám sát các tổ chức cung ứng dịch vụ liên quan.

Tuy nhiên, việc quản lý tài sản số là một vấn đề mới và phức tạp. Nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy đã thể hiện quan điểm cho rằng cần cân nhắc kỹ lưỡng về các quy định này, đặc biệt là việc phân loại tài sản số và xây dựng quy định quản lý phù hợp.

Ông cũng đề nghị bổ sung các chế định về quyền sở hữu, thừa kế, sử dụng, bảo mật, giao dịch, xử lý khiếu nại, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chống rửa tiền và minh bạch hóa thị trường.

ông lê quang huy
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy. Nguồn: Media Quốc hội

Trước đó, vào tháng 4, ông Cao Đăng Vinh, Vụ phó Pháp luật dân sự - Bộ Tư pháp, đã chỉ ra sự đa dạng trong khái niệm và cách tiếp cận quản lý tài sản ảo, tiền mã hóa trên thế giới. Ông cũng cảnh báo về rủi ro tiềm ẩn của loại tài sản mã hóa, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của một khung pháp lý rõ ràng tại Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam chưa có quy định cụ thể về tiền mã hóa như Bitcoin, Ethereum... và chỉ mới đề cập đến stablecoin, loại tiền điện tử neo theo tiền pháp định. Chính phủ đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý cho tài sản ảo, dự kiến hoàn thành vào tháng 5/2025.

ông cao đăng vinh
Ông Cao Đăng Vinh, Vụ phó Pháp luật dân sự - Bộ Tư pháp. Nguồn: Media Quốc hội

Theo Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), giá trị tiền ảo Việt Nam nhận được trong năm 2021 - 2022 lên tới gần 91 tỷ USD, trong đó có 956 triệu USD liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp. Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của việc hoàn thiện khung pháp lý để quản lý hiệu quả thị trường tài sản số, tài sản mã hóa tại Việt Nam.

Đọc thêm: Coinbase tài trợ thêm một đội bóng rổ NBA nhằm thu hút người dùng

RELEVANT SERIES