5 điều cần chú ý ở Bitcoin trong tuần này
Trải qua ngày cuối tuần khá khó chịu nhưng không kém phần hấp dẫn, BTC đã bắt đầu một tuần mới đầy năng lượng khi phục hồi về mức $53,000 lần đầu tiên kể từ ngày 22/4. Điều gì đáng chú ý về Bitcoin trong tuần này? Dưới đây là 5 yếu tố được cho là sẽ hình thành hành động giá BTC trong những ngày tới.
Cổ phiếu ổn định nhưng đồng đô la lao dốc
Cổ phiếu một lần nữa giảm nhiệt trong tuần này khi bức tranh vĩ mô tổng thể đang chịu tác động bởi đại dịch Covid-19.
Trong khi thị trường Châu Á nhìn chung đã có một ngày không mấy suôn sẻ, thì vấn đề chống đại dịch hỗn loạn dẫn đến thảm kịch ở Ấn độ, cùng những căng thẳng tài chính ở Thổ Nhĩ Kỳ lại trở thành những nguyên nhân đáng lo ngại.
Ngoài ra, kế hoạch đưa du khách du lịch trở lại Liên minh châu Âu trong mùa hè này của Hoa Kỳ đã trở thành động lực phát triển các ngành nghề kinh tế mới cho các thương nhân.
Tuy nhiên, không có một định hướng cụ thể nào thể hiện rằng Bitcoin biến động theo thị trường vĩ mô như hiện tại. Nhìn vào giá là chúng ta có thể biết được dù vĩ mô rối ren bởi đại dịch và nhiều vấn đề kinh tế xã hội, đặc biệt là từ đầu năm 2020, nhưng Bitcoin và tiền điện tử lại trở nên phát triển mạnh mẽ trong thời gian này.
Còn khi so sánh với đồng đô la, thế mạnh nghiêng về phía Bitcoin. Theo báo cáo, chỉ số tiền tệ đô la Mỹ (DXY) đang tiếp tục giảm xuống dưới mức 91 tại phiên đóng cửa vào thứ 6. Đặc biệt chỉ số này lại có sự tương quan nghịch đảo đối với cặp BTC/USD. Có nghĩa là khi đồng đô la càng mất giá thì Bitcoin càng tăng.
BTC phục hồi về mức $53,000
Hành động giá trên thị trường giao ngay spot của Bitcoin đã đem lại nhiều bất ngờ khi giá Bitcoin dần phục hồi và phe gấu đã chịu nhiều thiệt hại với cú lội ngược dòng bất ngờ này đến từ Bitcoin.
Dữ liệu từ Tradingview cho thấy BTC/USD tăng lên đạt mức $53,000 lần đầu tiên kể từ khi lao dốc không phanh vào tuần trước.
Với mức giá này, Bitcoin đã trở lại với mức vốn hóa 1 nghìn tỷ đô la sau 1 tuần giảm sâu. Trước khi sự sụt giảm diễn ra, các nhà phân tích luôn cho rằng mức vốn hóa 1 tỷ đô này sẽ luôn tồn tại.
Trong quãng thời gian này, giá đã có lúc chạy xuống $47,000, nhưng vẫn chưa có điều gì chắc chắn rằng đợt giảm giá gần đây nhất đã kết thúc. Bởi mới đây các lệnh short đã bị thanh lý ở mức giá $53,000, có giá trị lên tới 150 triệu đô chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ.
Cú giảm 10k trong thời gian ngắn của BTC đã trở thành cú shock cho một số nhà đầu tư lâu năm cho tới những người mới tham gia thị trường. Nhìn chung, các chỉ số on-chain vẫn duy trì được màu xanh cho thấy sự giảm giá đó chỉ là một “tia lửa” trong thị trường tăng giá lâu dài.
Filbfilb, Co-founder Decentrader đã lưu ý:
“Hãy lưu ý, sự biến động sẽ sớm xuất hiện. Tôi khá lạc quan với sự tăng trưởng của thị trường nhưng cũng nghĩ rằng chúng ta cần ‘rung lắc’ thêm một chút trước khi bắt đầu. Có thể là sai ... về hướng đi, nhưng không quá nhiều về sự biến động nên hãy thật cẩn thận”.
Tỷ lệ hashrate phục hồi cùng độ khó khai thác giảm
Hiện tại về cơ bản, sau sự cố mất điện ở Tân Cương Trung Quốc khiến tỷ lệ hàm băm (hashrate) của mạng lưới giảm mạnh trong một đêm, các thợ đào đã dần phục hồi. Sự sụt giảm hashrate này được ghi nhận xuống mức thấp nhất kể từ ngày 3/11/2020 khi BTC vẫn còn được giao dịch ở mức $13,000.
Đọc thêm: fud từ Tân Cương đến Coinbase khiến thị trường chuyển đỏ
Do hậu quả của lũ lụt, phần lớn sức mạnh khai thác của Trung Quốc đã biến mất khỏi mạng lưới, dẫn đến sự sụt giảm tỷ lệ hàm băm (hashrate) nghiêm trọng. Khi tỷ lệ hashrate giảm đồng nghĩa với độ khó khai thác cũng giảm theo.
Kể từ đó, các công ty khai thác đã bắt đầu thích nghi cùng độ khó khai thác giảm xuống, các thợ đào nhỏ lẻ có điều kiện tham gia khai thác, từ đó duy trì an ninh mạng ổn định.
Việc điều chỉnh độ khó trong khai thác là một điều cần thiết giúp Bitcoin có thể tự duy trì bất kể có yếu tố bên ngoài nào tác động đến nó. Những tháng gần đây khi giá BTC liên tục tăng cao dẫn tới độ khó khai thác cũng tăng lên và kết quả hashrate đã ghi nhận mức ATH mới.
Nếu điều này lặp lại lần nữa, thì khi hashrate phục hồi, hành động giá BTC sẽ theo đó mà phục hồi và tăng trưởng.
Tâm lý có xu hướng "sợ hãi tột độ"
Cùng với lệnh Short và Long quá mức, có vẻ như tâm lý đối với thị trường tiền điện tử cuối cùng đã bị lung lay.
Điều này có thể được xác định bởi Chỉ số Sợ hãi & Tham lam tiền điện tử (Crypto Fear&Greed Index) phổ biến, nó sử dụng một rổ các yếu tố để xác định tâm lý của nhà giao dịch và dự đoán giá BTC dựa trên hành động của họ.
Trước đây, khi BTC đạt mức ATH $65,000, Fear & Greed đã gần phá mức cao nhất trong quá khứ. Ở mức gần 80/100, mức bán tháo rõ ràng đã xuất hiện và nó thể hiện “mức tham lam tột độ” của trader vì họ đã đạt được mức lợi nhuận ấn tượng.
.
Tuy nhiên, hiện tại, áp lực bán đã tắt và chỉ số đã chuyển từ “tham lam tột độ” sang “sợ hãi” như một cách để “thiết lập lại” tâm lý hiệu quả, điều đó đã trở thành động lực tăng giá hơn cho Bitcoin.
Nhà phân tích nhấn mạnh về sự lạc quan
Việc thay đổi tâm trạng không chỉ bao gồm các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Dựa vào các số liệu khác nhau, hành vi bất thường của những nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng đã biến mất khỏi thị trường
Nhà phân tích tiền điện tử William Clemente nói rằng thị trường vẫn còn khá lạc quan:
“Có một điều khá lạc quan cho Bitcoin, lòng tham và đòn bẩy gần đây đã được “xả ra”. Ngoài các khoản thanh lý, điều này cũng bị tác động bằng tỷ lệ tài trợ (funding rate). Tỷ lệ này thể hiện khi phần lớn các nhà giao dịch đặt lệnh long thì những người đặt lệnh short sẽ có lợi nhuận và ngược lại. Trong thời gian sụt giảm của Bitcoin, funding rate chuyển sang âm, có nghĩa là các nhà giao dịch có lợi nhuận khi tham gia lệnh long. Nó đã từng ám chỉ tín hiệu mua trong hai lần trước đó, và điều này tiếp tục xảy ra trong cả thị trường tăng giá hiện tại”.
Đọc thêm: Funding Rate Bitcoin chuyển sang âm - có phải cái bẫy giảm giá?
Tổng kết
Năm điều được nêu ra trên đây đều được kết luận dựa trên một số cơ sở từ quá khứ và đứng từ phương diện phân tích, chúng ta có thể thấy nó khá hợp lý. Tuy nhiên năm chỉ số này nên được vận dụng để quan sát thị trường Bitcoin biến động để dự đoán xu hướng, không nên được coi là lời khuyên đầu tư.
Để xác định thị trường có đi đúng như những chỉ số và lập luận trên thì chúng ta vẫn nên để thời gian chứng minh điều đó bạn đọc nhé.