5 sự kiện đáng chú ý tuần đầu tháng 10
Theo dữ liệu TradingView (sàn Binance), Bitcoin đóng nến tuần cuối tháng 9 ở mức 19,056 USD. Trên khung tuần, Bitcoin đã hình thành nến búa ngược với phần thân ngắn và bóng nến trên dài. Đây là mô hình đảo chiều xu hướng từ giảm sang tăng.
Ở tuần đầu tiên tháng 10, Mỹ sẽ công bố 5 chỉ số quan trọng có tác động trực tiếp đến đồng USD khiến giá trị DXY thay đổi. Thị trường crypto và chứng khoán Mỹ có sự tương quan nghịch với DXY nên có thể biến động với các sự kiện trên.
Những chỉ số này có tác động thế nào đến thị trường? Liệu Bitcoin có thể tăng giá trong tháng 10 sau khi xuất hiện mô hình nến đảo chiều?
Cùng MarginATM điểm qua 5 sự kiện từ Mỹ có thể tác động đến thị trường crypto trong tuần này (3-9/10).
Chỉ số PMI sản xuất của ISM
21h ngày 3/10, chỉ số phi sản xuất PMI (quản lý sức mua) được công bố ở mức 50.9, thấp hơn so với kỳ vọng là 52.5.
Chỉ số phi sản xuất PMI là chỉ số đo lường mức độ hoạt động của các giám đốc mua hàng trong ngành sản xuất. Số liệu thực tế lớn hơn 50 biểu thị sự mở rộng trong ngành; số liệu thấp hơn 50 biểu thị sự thu hẹp lại.
Đây là chỉ số hàng đầu để đo hiệu suất hoạt động nền kinh tế tổng thể. Số liệu thực tế cao hơn dự báo được coi là mang tính tích cực đối với đồng USD, tiêu cực với Bitcoin và ngược lại.
Như MarginATM đã đưa tin (tại đây), sau khi PMI được công bố ở mức thấp hơn kỳ vọng, chỉ số sức mạnh đồng USD (DXY) đã phản ứng tiêu cực. Đến gần 11h ngày 3/10, DXY giảm 0.66% về mức 111.5.
Song song đó, thị trường crypto phản ứng tích cực với thông tin trên, Bitcoin tăng hơn 2% và đang được giao dịch quanh vùng 19,600 USD.
Đáng chú ý, DXY đã breakout vùng mây xanh của chỉ báo Ichimoku trên khung H4. Đường Lead 1 & 2 có dấu hiệu cắt nhau hình thành mây đỏ. Xét theo phân tích kỹ thuật, trong thời gian tới, sức mạnh đồng USD có thể giảm về MA 200 ở vùng 110.
Thay đổi việc làm phi nông nghiệp ADP
Vào lúc 19:15 ngày 5/10, chỉ số ADP Non-Farm sẽ được công bố. ADP Non-Farm Employment Change là chỉ số đo sự thay đổi việc làm phi nông nghiệp và tư nhân hàng tháng, dựa trên dữ liệu bảng lương của khoảng 400,000 khách hàng doanh nghiệp Mỹ.
Số liệu thực tế cao hơn dự báo được cho là mang tính tích cực đối với đồng USD, tiêu cực với thị trường crypto. Trong khi đó, số liệu thực tế thấp hơn dự báo được cho là mang tính tiêu cực đối với đồng USD, tích cực với thị trường crypto.
Hiện ADP Non-Farm được dự đoán ở mức 200,000. Nếu chỉ số này cao hơn 200,000 thì đồng USD có thể tiếp tục tăng, thị trường crypto giảm và ngược lại. Nếu thấp hơn 200,000, thị trường crypto và chứng khoán được cho là sẽ tăng giá.
Chỉ số PMI phi sản xuất của ISM
Vào lúc 21h ngày 5/10, chỉ số PMI phi sản xuất của ISM sẽ được công bố. Đây là chỉ số hàng đầu để đánh giá “sức khỏe” của nền kinh tế Mỹ.
Chỉ số này dựa trên khảo sát của 300 giám đốc mua hàng. Những người tham gia khảo sát cần đánh giá mức độ tương đối của điều kiện kinh doanh bao gồm việc làm, sản xuất, đơn đặt hàng mới, giá cả, giao hàng của nhà cung cấp và hàng tồn kho.
Số liệu thực tế cao hơn dự báo được cho là mang tính tích cực đối với đồng USD, tiêu cực với thị trường crypto. Trong khi đó, số liệu thực tế thấp hơn dự báo được cho là mang tính tiêu cực đối với đồng USD, tích cực với thị trường crypto.
Hiện PMI phi sản xuất được dự đoán ở mức 56. Nếu chỉ số này cao hơn 56 thì đồng USD có thể tiếp tục tăng, thị trường crypto giảm và ngược lại. Nếu thấp hơn 56, thị trường crypto và chứng khoán được cho là sẽ tăng giá.
Bảng lương phi nông nghiệp
Vào lúc 19:30 ngày 7/10, bảng lương phi nông nghiệp sẽ được công bố. Đây là chỉ số đo lường sự thay đổi trong số lượng người có việc làm trong tháng trước, ngoại trừ ngành nông nghiệp.
Bảng lương phi nông nghiệp là chỉ số quan trọng hàng đầu về chi tiêu của người tiêu dùng, chiếm phần lớn trong hoạt động kinh tế tổng thể.
Hiện bảng lương phi nông nghiệp được dự đoán ở mức 256,000. Nếu số liệu được công bố cao hơn 256,000 thì chỉ số này phản ánh lương của người dùng vẫn đáp ứng nhu cầu chi tiêu của họ. Điều này cho thấy thị trường lao động (phi nông nghiệp) vẫn còn vững mạnh, có bị ảnh hưởng bởi yếu tố lạm phát nhưng chưa ở mức cao.
Qua đó, nếu chỉ số này cao hơn 256,000 thì đồng USD có thể tiếp tục tăng, thị trường crypto giảm và ngược lại. Nếu thấp hơn 256,000, thị trường crypto và chứng khoán được cho là sẽ tăng giá.
Tỷ lệ thất nghiệp
Vào lúc 19:30 ngày 7/10, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ được công bố. Đây là chỉ số đo lường tỷ lệ phần trăm trong tổng số lực lượng lao động đang thất nghiệp và đang chủ động tìm kiếm việc làm trong suốt tháng trước.
Số liệu thực tế thấp hơn dự báo được cho là mang tính tích cực đối với đồng USD, tiêu cực với thị trường crypto. Trong khi đó, số liệu thực tế cao hơn dự báo được cho là mang tính tiêu cực đối với đồng USD, tích cực với thị trường crypto.
Hiện tỷ lệ thất nghiệp được dự đoán ở mức 3.7%. Nếu chỉ số này thấp hơn 3.7% thì đồng USD có thể tiếp tục tăng, thị trường crypto giảm và ngược lại. Nếu cao hơn 3.7%, thị trường crypto và chứng khoán được cho là sẽ tăng giá.
Đến nay, giới phân tích vẫn chưa xác định sự kiện này có tác động tích cực hay tiêu cực đến thị trường crypto trong những ngày tới. Tuy vậy, nhà giao dịch nên quan tâm đến thời điểm công bố chỉ số này. Vì thị trường có thể xảy ra biến động lớn, ảnh hưởng đến các lệnh long (short) với đòn bẩy lớn.