Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Vương Quốc Anh gay gắt yêu cầu dừng mọi hoạt động của Binance?

Sau cuộc họp G7 diễn ra, Chính phủ Hoa Kỳ đã có cuộc điều tra tại sàn Binance để truy tìm các tổ chức tội phạm.
Avatar
alice
Published Jun 27 2021
Updated Jul 26 2022
6 min read
thumbnail

Binance gấp rút ngừng mọi hoạt động bị cấm ở Vương Quốc Anh

Sau cuộc họp G7 diễn ra, Chính phủ Hoa Kỳ đã có cuộc điều tra tại sàn Binance để truy tìm các tổ chức tội phạm, những tưởng mọi chuyện đã im lặng trôi qua yên bình thì hiện tại Binance đang gặp rất nhiều sự chống đối và tấn công từ Chính phủ Quốc gia nhiều nước kinh tế lớn. Mới đây nhất là trường hợp ở Vương Quốc Anh khi quốc gia này ra lệnh dừng mọi hoạt động bị cấm tại quốc gia này của Binance.

Theo đó, Cơ quan Quản lý Tài chính Vương Quốc Anh (FCA) đã đưa ra cảnh báo trên trang web chính thức của tổ chức với tiêu đề “Cảnh báo người tiêu dùng trên Binance Markets Limited và Binance Group”, đồng thời đưa ra quy định: 

“Binance Markets Limited không được phép thực hiện bất kỳ hoạt động được quy định nào ở Vương quốc Anh.”

Tuyên bố của FCA nhấn mạnh thêm rằng Binance.com, trang web của sàn giao dịch không được phép hoạt động ở Anh, cảnh báo người tiêu dùng nên cảnh giác với các sản phẩm và dịch vụ mà sàn giao dịch cung cấp, nói rằng:

“Binance Markets Limited hiện không được phép thực hiện bất kỳ hoạt động được quy định nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của FCA.”

Tuyên bố nói thêm rằng không có bất kỳ thành viên nào khác của Binance Group được cấp phép hoặc đăng ký và được phép thực hiện các hoạt động trong nước.

Đồng thời, dựa vào trường hợp sàn Binance, FCA đã đưa ra một cảnh báo nghiêm khắc đối với hoạt động giao dịch tại các sàn điện tử trái phép:

“Hầu hết các công ty quảng cáo và cung cấp các khoản đầu tư vào một số tiền điện tử mà không được FCA cho phép. Điều này có nghĩa là nếu bạn đầu tư vào một số loại tiền điện tử, và có chuyện gì xảy ra không theo ý muốn, bạn cũng không có quyền yêu cầu Dịch vụ Thanh tra Tài chính hoặc Chương trình Bồi thường Dịch vụ Tài chính.”

Dù FCA không cấm giao dịch với các loại tiền điện tử như Bitcoin hoặc Ethereum, nhiệm vụ của cơ quan này vẫn là điều chỉnh giao dịch liên quan phái sinh, bao gồm các hợp đồng tương lai và quyền chọn của tất cả các loại tiền điện tử, trong đó có cả chứng khoán kỹ thuật số.

Trước sự khắt khe này của FCA, Binance đã làm rõ cấu trúc công ty của mình trong một phản hồi vào hôm qua (28/6). 

"Binance Markets Ltd. là một pháp nhân riêng biệt và không cung cấp bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào thông qua trang web Binance.com.”

Vòng vây pháp lý của các quốc gia đối với Binance

Không chỉ ở Anh, Binance còn dính vào vòng vây pháp lý ở những quốc gia khác trong nhóm G7 như Canada, Nhật Bản và khu vực Châu Âu.

Quyết định của FCA được đưa ra chỉ một ngày sau khi Binance thông báo rằng họ sẽ ngừng hoạt động và rời khỏi thị trường tại tỉnh Ontario của Canada đối với tất cả các khu vực cho tới cuối năm nay.

Binance đã thông báo cho người dùng của mình vào ngày 25/6 rằng Ontario đã trở thành “khu vực tài phán hạn chế”, mặc dù không nêu rõ lý do tại sao. Tuy nhiên, Ủy ban Chứng khoán Ontario (OSC) được cho là người có vai trò quan trọng trong vấn đề này.

OSC trước đó đã có hành động chống lại các công ty mẹ của Kucoin và Poloniex với cáo buộc vi phạm luật chứng khoán. Đầu tháng này, cơ quan quản lý cho biết họ sẽ tiếp tục tổ chức các phiên điều trần đối với Bybit vì những vi phạm tương tự.

Đọc thêm: Sàn giao dịch Bybit bị cáo buộc vi phạm luật chứng khoán

Tại Nhật Bản, FSA đưa ra cảnh báo đối với Binance vì hoạt động mà không có giấy phép ở đây. Tháng 05/2021, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ (BOJ) và Sở Thuế Vụ (IRS) thông báo rằng họ đang điều tra Binance về các tội danh rửa tiền, trốn thuế, tài trợ khủng bố với lý do các tổ chức tội phạm lớn chuyển tiền đa phần đều thông qua sàn Binance hơn bất kỳ sàn nào khác trên giới.

Tổng kết

Sau khi cuộc họp G7 diễn ra với sự dẫn đầu bởi Hoa Kỳ và các nội dung xung quanh thị trường crypto, về các tệ nạn rửa tiền, trốn thuế, tài trợ khủng bố. Các quốc gia trong nhóm G7 bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh Quốc, Canada và Đức, trong đóa Hoa Kỳ đã điều tra ra nhóm tổ chức tội phạm đầu tiên là Hamas, và việc tiếp theo là tới lượt các quốc gia còn lại thực hiện công cuộc điều tra của mình. 

Điểm đến đầu tiên của các quốc gia này lựa chọn là sàn Binance vì đây là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới. Đây cũng chính là lý do Anh Quốc, Nhật Bản đang làm căng đối với Binance nhằm kiểm soát được hoạt động tiền điện tử bất hợp pháp ở quốc gia này. Còn Đức đang từ chối đưa ra các bình luận với lý do đó là “nghĩa vụ bí mật”.

Bạn có suy nghĩ gì về động thái này đến từ các quốc gia trong nhóm G7? Để lại bình luận cho MarginATM biết bên dưới nhé!

Đọc thêm: Những lý do khiến JP Morgan tiêu cực với BTC trong trung hạn

RELEVANT SERIES