Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Binance bị cáo buộc hỗ trợ giao dịch rửa tiền trị giá 2.35 tỷ USD

Hãng tin Reuters đã đăng tải bài báo cáo buộc Binance hỗ trợ giao dịch rửa tiền của hacker trị giá 2.35 tỷ USD kể từ 2017 đến 2021.
quynhnguyen
Published Jun 06 2022
Updated Jul 14 2022
4 min read
thumbnail

Vào ngày 6/6, Reuters đã đăng tải một bài báo điều tra cụ thể và cáo buộc về quy trình KYC lỏng lẻo trên Binance, tạo cơ hội cho hacker dễ dàng rửa tiền dưới hình thức tiền điện tử.

Cụ thể, hãng tin này đã đưa ra bằng chứng cho thấy nhóm hacker Lazarus Group có liên kết với Triều Tiên vào tháng 9/2020, tấn công sàn giao dịch Eterbase của Slovakia và đánh cắp hơn 5.4 triệu USD. Sau đó, hacker đã sử dụng các email được mã hóa để tạo ít nhất 20 tài khoản khác nhau nhằm thực hiện âm mưu tẩu tán số tiền lấy cắp được. 

Trên thực tế, Lazarus Group cũng là nhóm hacker bị cáo buộc đứng sau vụ hack cầu Axie Infinity’s Ronin gây thiệt hại 622 triệu USD vào tháng 3 năm 2022. Đây được xem là vụ tấn công đẫm máu nhất trong lịch sử ngành tiền điện tử. Sau vụ việc này, Binance đã tham gia vào vòng gọi vốn 150 triệu USD của dự án để bồi thường cho người dùng và thông báo đóng băng 5 triệu USD liên quan đến thủ phạm.

Theo nguồn tin từ Reuters cho biết từ năm 2017 đến 2021, Binance đã xử lý hơn 2.35 tỷ USD các giao dịch tiền bẩn liên quan đến nhiều cuộc tấn công mạng, lừa đảo và bán ma túy bất hợp pháp thông qua các “chợ đen” như Hydra.

Dữ liệu về lượng tiền bản đã bị rửa qua Binance từ 2017 - 2021. (Nguồn: Reuters)

Đặc biệt, tờ báo cũng cung cấp thông tin về lượng tiền bẩn được tuồn vào Binance từ tháng 12/2021. Đó là thời điểm sàn giao dịch mở rộng dịch vụ sang thị trường Nga, khu vực hoạt động chính của Hydra. Trước đó vào tháng 8/2021, Binance đã thông báo áp dụng KYC bắt buộc đối với tất cả người dùng.

Thời gian Binance bị cáo buộc liên quan đến rửa tiền là khi sàn mở rộng dịch vụ ở Nga. (Nguồn: Reuters)

Trong năm nay, Reuters đã liên tục đăng các bài báo phỏng vấn các cựu nhân viên của sàn, tiết lộ nhiều chi tiết hỗn loạn và lỏng lẻo về quy trình KYC của Binance. Đáng chú ý là mối quan hệ “mờ ám” với chính phủ Nga của sàn giao dịch này cũng gây ra nhiều xôn xao dư luận.

Tuy nhiên, Binance sau đó đã đưa ra một tuyên bố bác bỏ thông tin được cung cấp trong bài báo của Reuters. Cụ thể, sàn giao dịch khẳng định rằng họ đang áp dụng các biện pháp chống rửa tiền nghiêm ngặt nhất và thường xuyên hợp tác với các cơ quan chức năng toàn cầu để truy tìm tội phạm trong lĩnh vực này. 

Ngoài ra, Binance cũng tin rằng do tính chất minh bạch của blockchain, hành vi rửa tiền dưới hình thức tiền điện tử có nguy cơ bị truy tìm nhanh hơn so với tiền mặt. Đồng thời sàn cho rằng Reuters đã đưa ra những lập luận một chiều chưa đủ sức thuyết phục khi bỏ qua các rủi ro. Đặc biệt là việc gạt bỏ những nỗ lực hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền trên toàn cầu và động thái của sàn giao dịch nhằm tăng KYC/AML.

Hơn nữa, Binance cũng đăng toàn bộ cuộc thảo luận giữa Giám đốc Truyền thông Patrick Hillmann và các phóng viên Reuters để cộng đồng đưa ra đánh giá. Việc Binance đưa ra thông báo kịp thời đã ít nhiều ổn định tâm lý của các nhà đầu tư trong thời điểm hiện tại. 

Nhất là khi sàn giao dịch hàng đầu thế giới liên tiếp dính Fud trong bối cảnh thị trường downtrend ảm đạm. Mới đây, Binance và đồng coin BNB của sàn đã lọt vào tầm ngắm của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC). Cơ quan này hiện đang xem xét liệu việc bán BNB trong đợt ICO có phải dưới dạng chứng khoán chưa đăng ký hay không. Nhiều người cho rằng động thái trên có thể đặt Binance vào vị trí tương tự như Ripple Labs Inc. - công ty đang đối mặt với cuộc chiến gay gắt với SEC.

RELEVANT SERIES