Bitcoin hồi nhẹ, có nên “thoát hàng"?
Dữ liệu on-chain
Có khả năng lặp lại trường hợp trước đây dữ liệu on-chain đã gặp đó là khi lượng BTC nạp ròng lên sàn nhiều nhưng sau đó lại giảm dần dần rất nhanh sẽ mở ra cho 1 đợt sóng tăng ở giai đoạn tháng 7 năm nay.
Áp vào thời điểm hiện tại chúng ta có thể thấy rằng sau 2 ngày nạp ròng số lượng lớn thì 4 ngày sau đó BTC được rút ròng với số lượng lớn hơn rất nhiều, hơn 26,400 BTC so với đợt nạp ròng cho thấy thị trường khả năng cao đã diễn ra 1 cú rũ bỏ (shake-out) các nhà đầu tư bán tháo số coin họ đang nắm giữ
Tỉ lệ sử dụng đòn bẩy của các trader đã bắt đầu hồi phục nhẹ, nếu giống các lần trước thì khả năng tỉ lệ đòn bẩy này sẽ tăng dần theo thời gian, giá BTC cũng tăng tương tự.
Kịch bản tăng giá đang được vẽ ra trước mắt khi giá giảm và lượng BTC dự trữ trên sàn cũng giảm mạnh. BTC càng bị sốc nguồn cung mạnh.
Đọc thêm: Bitcoin tiếp tục dump mạnh xuống vùng $40,000, do chủ tịch Fed hay áp lực từ EU?
Phân tích BTC
BTC đã đóng nến khung D1 bằng nến Pinbar tăng với volume tương đối nhỏ, chưa có tín hiệu Tăng mạnh rõ ràng, xu hướng trong ngắn hạn vẫn đang nghiêng về xu hướng Giảm, vì vậy khả năng giá vẫn có những cú Giảm trong ngắn hạn, lực Giảm này hầu hết đến từ việc chờ giá hồi lên để thoát hàng của các nhà đầu tư nhỏ lẻ không còn niềm tin vào thị trường.
Giá BTC khung D1 vẫn đang nằm trong vùng giá được hỗ trợ bởi Fibonacci 0.5 - 0.618 nên khả năng giá tiếp tục được đỡ khá cao.
Sau setup Morning Star khung H1 thì giá BTC đã tăng được hơn $3,000/1 BTC. Giá đã lấp Gap CME.
Hiện khung thời gian H4 BTC đang tiếp cận vùng fibonacci trong xu hướng giảm nên khả năng sẽ bị áp lực bán tương đối mạnh, cần chú ý vùng giá này cũng vừa lấp Gap CME, cũng là nhịp retest nêm giảm vừa rồi.
Nhận định vẫn như cũ, khả năng BTC tạo đáy thấp dần (lower low) vẫn có, thuận theo xu hướng giảm và di chuyển vùng Dow giảm xuống thấp hơn, thiết lập mô hình 2 đáy trên khung H4.
Vì vậy cần lưu ý, hạn chế vị thế trade Long.
Xem thêm: Thetan đạt 3 triệu user - NFT và Game sẽ vực dậy sau cơn bã