Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Bitcoin dump mạnh xuống vùng $40,000, do chủ tịch Fed hay áp lực từ EU?

Bitcoin tiếp tục dump xuống vùng giá $40,000 sau phát biểu của chủ tịch Fed về việc tăng lãi suất lên 0.5% và các động thái cấm giao dịch từ EU.
Avatar
quynhnguyen
Published Apr 21 2022
Updated Nov 14 2023
7 min read
thumbnail

Phát biểu mới nhất của chủ tịch Fed và các điểm đáng chú ý

Sau chuỗi ngày ảm đạm với động thái liên tục dump thì vào ngày hôm qua Bitcoin đã nhanh chóng leo lên vùng giá $42,000 với kỳ vọng tiếp tục tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, vừa tăng chưa được bao lâu thì vào ngày hôm nay (22/04) "anh cả" của thị trường crypto lại chìm trong màu đỏ, "quay xe" về vùng $40,000

Sự biến động này được nhiều người cho rằng do tác động từ phát biểu mới đây của chủ tịch Fed về vấn đề tăng lãi suất tại Hoa Kỳ. Tại thời điểm viết bài, Bitcoin đang được giao dịch với mức giá $40,600, giảm 2.8% trong 24h qua. 

thời điểm viết bài giá btc giữ mức 40 600 đô
Tại thời điểm viết bài, giá BTC giữ mức $40.600. (Nguồn: Tradingview)

Cụ thể, phát biểu của chủ tịch Fed được đưa ra trong một hội thảo về nền kinh tế toàn cầu do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trình bày.

Vào ngày 21 tháng 4 vừa qua, Jerome Powell đã cho biết rằng việc nâng lãi suất chuẩn của Hoa Kỳ lên 50 điểm cơ bản (0,5%) sẽ trở thành chủ đề chính được bàn luận cho cuộc họp tiếp theo của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào tháng 5 tới.

Điều đó càng khẳng định những động thái quyết  liệt hơn của các cơ quan Hoa Kỳ trong việc kiểm soát lạm phát khi chỉ số CPI đã leo lên mức 8,5% - con số cao kỷ lục trong 41 năm qua. Song thực tế cho thấy rằng trong những năm gần đây, Fed dường như hiếm khi tăng lãi suất hơn 25 điểm cơ bản cùng một lúc.

Chủ tịch Powell đã phát biểu trong một hội thảo do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trình bày cùng với Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu - Christine Lagarde và các đại diện khác đến từ IMF, Indonesia và Barbados. Ông nhấn mạnh rằng:

“Tôi nghĩ rằng việc nâng lãi suất lên 50 điểm cơ bản sẽ được đưa ra trong cuộc họp tới. Đó là điều hoàn toàn cần thiết để khôi phục sự ổn định giá cả."

Trong cuộc họp vào hồi tháng 3, các thành viên của FOMC cũng đã đồng ý về việc tăng 25 điểm cơ bản (tức tăng 0.25%) nhưng tại thời điểm đó, chủ tịch Fed đã khẳng định việc tăng lãi suất có thể diễn ra nhanh hơn so với dự kiến. 

“Chúng tôi sẽ tiến hành tăng tỷ giá nhanh chóng lên các mức trung lập hơn và sau đó áp dụng chặt chẽ hơn kế hoạch nếu điều đó trở nên phù hợp trong bối cảnh quyết định được đưa ra.”

Trên thực tế, nhiều nhà phân tích đã cho rằng thị trường tiền điện tử ngày càng chuyển động tương quan với thị trường chứng khoán. Cụ thể, mối tương quan trong 90 ngày giữa Bitcoin và S&P 500 ghi nhận vào tháng 3 đã đạt mức cao nhất trong 17 tháng qua.

Không thể phủ nhận rằng, các thị trường tài chính bao gồm cả crypto hay chứng khoán đều chịu tác động đáng kể bởi bối cảnh kinh tế vĩ mô kể từ đầu năm 2022 đến nay. Chính điều đó cũng đã thúc đẩy việc các nhà đầu tư ngày càng quan tâm hơn đến những chỉ số này. 

thị trường ghi nhận cú dump các đồng coin
Thị trường crypto tiếp tục ghi nhận cú dump của các đồng coin. (Nguồn: quantifycrypto.com)

Trước những phát biểu của chủ tịch Fed về kế hoạch có thể tăng lãi suất lên 0.5%, thị trường crypto dường như đã phản ứng rõ nét khi chuyển từ màu xanh của ngày hôm qua thành màu đỏ bao phủ cả Bitcoin lẫn altcoin

Trong khi đó thị trường chứng khoán cũng đỏ máu với cú giảm mạnh của S&P 500, NASDAQ,...

Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ cũng có dấu hiệu đỏ. (Nguồn: CNBC)

Đọc thêm:  Bitcoin (BTC) sẽ sideways trước khi giảm mạnh về $30,000?

Quan chức EU đề xuất lệnh cấm giao dịch và khai thác Bitcoin vì vấn đề năng lượng

Gần đây, các quan chức trong Liên minh châu Âu (EU) đã thảo luận về việc cấm giao dịch Bitcoin trong một cuộc tranh luận đề xuất cấm khai thác theo cơ chế Proof of Work

Theo một báo cáo được công bố bởi tổ chức văn hóa kỹ thuật số Netzpolitik của Đức, các quan chức EU đã đi xa hơn trong quyết định đề xuất cấm hoàn toàn đối với giao dịch Bitcoin (BTC) nhằm hạn chế việc tiêu thụ năng lượng xuống mức thấp hơn.  

Cụ thể trong cuộc họp của EU với cơ quan giám sát tài chính của Thụy Điển và cơ quan bảo vệ môi trường, các quan chức đã đề xuất rằng các nhà quản lý có thể gây áp lực buộc cộng đồng Bitcoin chuyển sang cơ chế Proof of Stake (PoS) , thay vì cơ chế Proof of Work (PoW) tiêu tốn quá nhiều năng lượng hiện tại. 

Ngoài ra, khi thảo luận về tác động tiềm tàng của lệnh cấm Bitcoin hoàn toàn đối với các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân, các quan chức phần lớn đều không quan tâm và tuyên bố rằng tất cả các nhà đầu tư Bitcoin đều nhận thức được đầy đủ về rủi ro giảm giá. Họ đã tuyên bố một cách quyết liệt rằng:

“Những người rót vốn vào BTC hoàn toàn nhận thức được sự biến động của tiền tệ hay rủi ro trong đầu tư. Chúng tôi không cần các biện pháp bảo vệ bổ sung."

Báo cáo về cuộc họp của các quan chức được đưa ra trong bối cảnh việc sử dụng năng lượng để khai thác Bitcoin tiếp tục thu hút sự chú ý từ các tổ chức và cơ quan quản lý môi trường. Theo Chỉ số tiêu thụ điện của Bitcoin từ Đại học Cambridge cho thấy việc khai thác Bitcoin hiện tiêu thụ khoảng 139 terawatt/giờ (Twh) mỗi năm.

chỉ số tiêu thụ năng lượng điện của bitcoin
Chỉ số tiêu thụ năng lượng điện của Bitcoin. (Nguồn: Đại học Cambridge)

 Trong lúc đó toàn bộ Vương quốc Anh chỉ sử dụng ước tính 265 Twh vào năm 2021, theo số liệu Statista.

chỉ số tiêu thụ năng lượng điện của uk
Chỉ số tiêu thụ năng lượng điện của UK. (Nguồn:  Statista)

Vào cuối tháng 3, đồng sáng lập Ripple - Chris Larsen cũng đã bắt tay với Greenpeace để gây áp lực buộc Bitcoin phải thay đổi cơ chế đồng thuận sang PoS, giống như Ethereum dự định tiến hành vào cuối năm nay.

Tuy các báo cáo được đưa ra một cách chi tiết song việc lệnh cấm có chính thức được thông qua và thời gian áp dụng bắt đầu từ khi nào vẫn còn là một ẩn số, chưa được các quan chức đưa ra một cách cụ thể.

Đọc thêm: KuCoin NFT - Windvane & KuCoin Ventures tung ra Quỹ sáng tạo 100 triệu đô

RELEVANT SERIES