Bitcoin sẽ còn đối mặt với nguy cơ giảm giá khác từ Trung Quốc
Trung Quốc yêu cầu hạn chế sử dụng năng lượng
Đầu tháng 4, một vụ tai nạn tại mỏ than ở Tân Cương Trung Quốc gây ra sự cố mất điện tạm thời và làm tỷ lệ băm (hashrate) Bitcoin giảm mạnh hơn 30% chỉ trong một ngày. Hậu quả mà sự cố này gây ra đã khiến thị trường tiền điện tử chìm trong “biển máu” khi Bitcoin sập tới 10,000 giá.
Giờ đây, tỷ lệ băm của Bitcoin đang có dấu hiệu lặp lại lịch sử tháng 4 khi giảm xuống mức gần báo động, bởi các thợ đào (miner) ở Tứ Xuyên Trung Quốc đang phải đối mặt với những hạn chế về việc sử dụng năng lượng khai thác.
The State Grid ở Aba Tứ Xuyên - nơi sản xuất ra phần lớn thủy điện ở Tứ Xuyên - đã đưa ra thông báo vào đầu tuần này yêu cầu các doanh nghiệp và hộ gia đình địa phương hạn chế tiêu thụ năng lượng điện do tỉnh này đang tiêu thụ mức điện năng quá cao.
Thông báo đặc biệt nhấn mạnh về khu công nghiệp tiêu thụ năng lượng từ thủy điện của khu vực. Đây là nơi được chính phủ Trung Quốc tạo ra nhằm khuyến khích các ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng lớn sẽ sử dụng thủy điện với mức chi phí rẻ hơn vào mùa hè.
Trong khu vực này cũng có nhiều cơ sở khai thác Bitcoin đang hoạt động dưới sự cấp phép của chính phủ. Như vậy, các cơ sở khai thác này sẽ bị đóng cửa một phần chờ ngày hạn chế được bác bỏ, chính vì điều này mà Bitcoin có thể sẽ đối mặt với nguy cơ giảm giá trong những ngày tiếp theo.
Giải thích cho nguy cơ giảm giá mà Bitcoin phải đối mặt
Theo Blockchain.com, tổng tỷ lệ băm (TH/s) của mạng Bitcoin đạt đỉnh 180,67 triệu TH/s vào ngày 13 tháng 3. Sau đó tới lúc sự cố Tân Cương diễn ra vào cuối tháng 4, tỷ lệ này đã giảm 37% xuống còn 136.7 (TH/s) và trở thành nguyên nhân khiến Bitcoin giảm giá mạnh thời gian đó.
Mới đây, tính từ ngày 16/5, ngày các thợ đào ở Tứ Xuyên bị ngoại tuyến do thông báo trên đã khiến tỷ lệ băm giảm từ 172.36 triệu (TH/s) xuống còn 150.653 triệu (TH/s). Điều này gây ra lo ngại đối với giá Bitcoin khi sự sụt giảm này có khả năng vẫn tiếp diễn.
Tầm quan trọng của các cơ sở khai thác đối với quy mô mạng lưới Bitcoin và tác động từ việc các cơ sở này tạm thời ngừng hoạt động cũng có thể dễ dàng nhìn ra qua tổng doanh thu của thợ đào.
Theo dữ liệu phân tích từ Glassnode, tổng doanh thu thợ đào đã giảm từ 1.23 tỷ đô xuống còn 692.16 triệu đô, mức giảm tới 50% chỉ trong vài ngày trước.
Đây chính xác là lúc Bitcoin chứng kiến sự sụt giảm nhanh chóng xuống $30,020 vào ngày 19/5 vừa qua. Trong khi nhiều người cho rằng Elon Musk và việc thanh lý hàng loạt hợp đồng tương lai chắc chắn là yếu tố dẫn đến việc bán tháo hàng loạt và làm Bitcoin giảm giá, thì sự cố mất điện ở Tứ Xuyên có thể là nguyên nhân dẫn đến cuộc tắm máu trong tuần tiếp theo này.
The State Grid ở Tứ Xuyên đã không đưa ra mốc thời gian cụ thể về thời điểm các giới hạn sử dụng năng lượng sẽ kết thúc. Tuy nhiên theo một vài nguồn thông tin đã cho biết các thợ đào có thể sẽ trở lại trực tuyến sau ngày 25/5.
Nhận định
Tỷ lệ Hashrate bây giờ vẫn đang trong vùng cận với mức báo động, nếu vài ngày tới thợ đào không trực tuyến trở lại thì có thể nó sẽ khiến giá Bitcoin một lần nữa chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ như hồi tháng 4.
Nhìn vào biểu đồ giá ta có thể thấy, Bitcoin đã không thể trở về test lại đỉnh $64,000 sau sự cố mất điện tháng trước. Sẽ thật khó để nó phục hồi khi liên hoàn FUD đang diễn ra trên thị trường mấy ngày nay, đặc biệt là quy định mới của Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hồng Kông về hạn chế tham gia tiền điện tử mà MarginATM đã đưa tin trước đó.
Tại thời điểm viết bài, Bitcoin đang được giao dịch ở vùng giá $36,328, giảm hơn 6,000 giá so với hôm qua. Điều này dường như đang khẳng định giả thuyết về nguy cơ giảm giá trên là đúng.
Để tránh rủi ro, các trader hãy quan sát thêm thị trường trong những ngày tới thật kỹ nhé. Mong rằng Bitcoin sẽ sớm phục hồi để toàn thị trường có thể trở lại tích cực hơn.
Đọc thêm: Hồng Kông không cho phép “cá con” tham gia tiền điện tử