Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Bộ tài chính Nga bác bỏ lệnh cấm tiền điện tử ở quốc gia này

Bộ Tài chính Nga đã khẳng định rằng đất nước sẽ cần đưa ra nhiều quy định để bảo vệ quyền lợi cho công dân, tuy nhiên đó không hoàn toàn phải là một lệnh cấm.
Avatar
quynhpham
Published Jan 25 2022
Updated Jul 23 2022
4 min read
thumbnail

Bộ tài chính Nga lên tiếng về lệnh cấm tiền điện tử ở đất nước này

Hôm nay (26/1), Bộ tài chính Nga đã chính thức lên tiếng về các quy định về tiền điện tử - chỉ một tuần sau khi Ngân hàng Trung ương của đất nước này ra lệnh cấm đối với đồng tiền này.

Theo đó, vào tuần trước, Ngân hàng Trung ương Nga đã gợi ý rằng không những chỉ nên ngừng việc khai thác Bitcoin (BTC) ở trong nước, mà người dân Nga cũng sẽ không được tham gia vào các hoạt động giao dịch mua bán các loại tài sản tiền điện tử này.

Thông tin này không những đã gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến giá của Bitcoin, mà còn cho cả toàn bộ thị trường crypto. Chỉ trong một ngày, BTC đã giảm hơn 18% và rớt về vùng giá $35,000. Tin xấu đã khiến thị trường tiền điện tử chìm trong “biển máu” khi những đồng coin nền tảng khác cũng ghi nhận mức giảm lên lên đến 2 con số.

Tuy nhiên, trong một ấn phẩm truyền thông Nga RBC ngày hôm nay, Ivan Chebeskov - Giám đốc ban chính sách tài chính của Bộ Tài chính, đã khẳng định rằng đất nước sẽ cần đưa ra nhiều quy định để bảo vệ quyền lợi cho công dân, tuy nhiên đó không hoàn toàn phải là một lệnh cấm. Cụ thể, Chebeskov chia sẻ:

“Chúng tôi cần phải điều chỉnh lại các quy định cho lĩnh vực tiền điện tử, tuy nhiên không phải là cấm đoán hoàn toàn. Việc ưu tiên hàng đầu sẽ là bảo vệ quyền lợi của công dân. Hiện giờ, Bộ Tài chính đang tích cực tham gia vào các sáng kiến lập pháp nhằm điều tiết thị trường này.”

Ngoài ra, Chebeskov cũng cho rằng lệnh cấm giao dịch và khai thác tiền điện tử có thể là một quyết định sai lầm kìm hãm sự phát triển của đất nước trong ngành, nhất là trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay.

Lý do muôn thuở khiến các nước e ngại ngành công nghiệp tiền điện tử

Lý do chính khiến Ngân hàng Trung ương đề xuất lệnh cấm tiền điện tử chủ yếu xoay quanh những lo ngại về tác động tiêu cực đến môi trường. Thông thường, việc khai thác Bitcoin nổi tiếng là tiêu tốn rất nhiều năng lượng và các thợ đào ở Nga đã dùng trung bình hơn 10% điện năng cho công cuộc khai thác này.

Trước đó, đã có một số quốc gia ra lệnh cấm Bitcoin và tiền điện tử, trong đó Trung Quốc là ví dụ điển hình nhất. Vào năm ngoái, quốc gia này đã liên tiếp đưa ra các chính sách đàn áp ngành công nghiệp tiền điện tử trong nước. Đó cũng là một trong những lý do khiến ngành công nghiệp khai thác đã bùng nổ mạnh mẽ ở khu vực Bắc Mỹ, khi các thợ đào Trung Quốc phải đi tìm nơi khác để có thể tiếp tục các hoạt động của mình.

Không những Chebeskov và các quan chức chính phủ Nga, mà Pavel Durov - Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của ứng dụng nhắn tin Telegram - cũng đã đưa ra quan điểm về lệnh cấm tiền điện tử và cho rằng đây sẽ là một ý tưởng tồi cho sự phát triển của nền kinh tế trong thời gian tới.

Thị trường tiền điện tử  hồi phục nhẹ sau tin tốt từ Nga (Nguồn: quantifycrypto)

Hiện tại, màu xanh đã trở lại với thị trường tiền điện tử. Trong đó, giá của BTC đã bắt đầu hồi phục nhẹ và đang được giao dịch ở mức $37,480.

Đọc thêm: Youtube sẽ hỗ trợ tính năng NFT cho các nhà sáng tạo

RELEVANT SERIES