Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Altcoin là gì? Nên đầu tư Altcoin hay Bitcoin 2022?

Altcoin là gì? Các loại Altcoin trong thị trường Crypto hiện nay là gì? Có nên đầu tư vào Altcoin hay không? Tại sao? Tìm hiểu tất cả về Altcoin tại đây.
Avatar
Sammie
Published Mar 31 2022
Updated Jul 20 2022
16 min read
thumbnail

Theo CoinMarketCap, tính đến tháng 02/2022, trên thị trường tiền điện tử đã có hơn 17.000 đồng coin khác nhau đang lưu hành. Trong số đó, Bitcoin chiếm gần 35% tổng vốn hóa thị trường và phần còn lại là altcoin. Điều đó cho thấy tốc độ phát triển nhanh chóng của các altcoin hiện nay.

Vậy Altcoin là gì? Có những loại Altcoin nào? Cùng MarginATM tìm hiểu tất cả những thông tin cần biết về altcoin và xem liệu việc đầu tư vào altcoin có phù hợp với bạn hay không nhé.

Altcoin là gì?

“Altcoin” (viết tắt của từ “alternative coin”) có nghĩa là coin thay thế, dùng để chỉ tất cả các đồng coin khác không phải là Bitcoin (BTC). Trong những năm đầu của không gian crypro, đây là định nghĩa được sử dụng phổ biến nhất, vì Bitcoin chiếm hầu hết sự chú ý của thị trường và khi nhắc tới tiền điện tử, mọi người chỉ nghĩ tới "Bitcoin và những thứ khác". 

Do đó, các nhà phát triển đã tạo ra các altcoin với nhiều điểm khác biệt so với Bitcoin để cạnh tranh thị phần.

Ví dụ: Các altcoin có thể sử dụng các cơ chế đồng thuận khác nhau để tạo ra các block hoặc xác thực các giao dịch. Hoặc họ tự phân biệt với Bitcoin bằng cách cung cấp hoặc bổ sung các tính năng mới,...

Namecoin có thể được xem là đồng altcoin đầu tiên ra mắt thị trường vào ngày 18/04/2011 và dự án nhằm mục đích phân quyền đăng ký tên miền. Từ năm 2011 đến nay, cùng với sự quan tâm gia tăng của người dùng trên khắp thế giới với không gian tiền điện tử và công nghệ blockchain, tỷ lệ các đồng altcoin xuất hiện cũng bắt đầu tăng theo cấp số nhân. Theo sau Namecoin, thị trường đã chứng kiến ​​sự ra đời của Litecoin, Ripple (XRP), Cardano, Solana, Avalanche, Fantom, Stepn, Apecoin,... và hàng nghìn altcoin khác.

Các đồng Altcoin xuất hiện sau Bitcoin

Ưu & Nhược điểm của Altcoin

Ưu điểm

Altcoin là nền móng của thị trường tiền điện tử. Mặc dù Bitcoin xây dựng được thị trường vững chắc, thanh khoản cao nhất thị trường đồng thời chứa các yếu tố để trở thành nơi lưu trữ giá trị. Nhưng Bitcoin vẫn có nhiều nhược điểm như: Tốc độ chuyển tiền chậm, phí cao so với Altcoin.

Cách thức đào Bitcoin khó nhất và cần những loại máy tính chuyên dụng cấu hình cao. Nhưng mà Altcoin lại dễ khai thác hơn, tốc độ di chuyển nhanh hơn. Vì thế nên cũng nhiều người chọn việc đào coin khác hơn so với Bitcoin.

Trong quá trình tăng trưởng, vốn hoá Altcoin tương đối nhỏ nên cơ hội đầu tư có lợi nhuận x3, x5 cao hơn so với Bitcoin.

altcoin
Chỉ trong thời gian ngắn mà AVAX đã đạt lợi nhuận rất lớn. Nguồn: Tradingview

Nhược điểm

Altcoin có nguồn cung không hạn chế nên nguy cơ lạm phát của các đồng coin này rất lớn. Ngoài ra nếu so sánh thanh khoản của Bitcoin thì chắc chắn altcoin không có nhiều thanh khoản bằng, thậm chí bị chi phối rất nhiều.

Hơn thế nữa, Altcoin dễ bị bơm thổi nhiều hơn so với Bitcoin vì vậy biên độ giao động cũng như tính rủi ro của các altcoin thường cao hơn Bitcoin.

Các loại Altcoin phổ biến 

Tùy thuộc vào chức năng và cơ chế đồng thuận, các altcoin có thể được chia thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây là những loại altcoin phổ biến nhất:

Mining-based

Mining-based là các altcoin có thể được thêm vào tổng cung lưu thông thông qua việc khai thác, hay chúng ta thường gọi là đào coin. Hầu hết các mining-based altcoin đều sử dụng cơ chế đồng thuận PoW - một phương pháp mà trong đó các thợ đào (miners) phải giải các phương trình toán học phức tạp nhằm xác minh một giao dịch. Đổi lại, các miner sẽ nhận được phần thưởng khối là những đồng coin mới.

Vì Bitcoin là một loại tiền điện tử dựa trên việc mining, nên đây là phương pháp đầu tiên được sử dụng để xử lý các giao dịch tiền điện tử. Một bất lợi của việc khai thác là nó đòi hỏi một nguồn năng lượng khổng lồ.

Một số mining-based altcoin phổ biến là ETH, XRP, Litecoin, Monero, ZCash,...

Thuật toán đồng thuận POW


Stablecoin

Thị trường tiền điện tử luôn biến động và stablecoin ra đời nhằm mục đích giảm sự biến động này bằng cách gắn giá trị của chúng vào các loại tài sản khác, chẳng hạn như tiền tệ fiat, kim loại quý hoặc các loại tiền điện tử khác. Nhờ đó, biến động giá đối với stablecoin gần như rất ít hoặc không đáng kể.

Các stablecoin đáng chú ý bao gồm USDT (Tether), USDC, BUSD,…

Lịch sử hình thành và phát triển của Stablecoin (Số liệu 2018)

Meme Coin

Meme coin là những đồng coin ít giá trị, thường được lấy cảm hứng từ động vật hoặc những trò đùa trên mạng xã hội. Chúng trở nên phổ biến trong một thời gian ngắn và được yêu thích bởi những người có ảnh hưởng trong không gian tiền điện tử cũng như các nhà đầu tư cố gắng khai thác lợi nhuận ngắn hạn.

Ví dụ: Giám đốc điều hành của Tesla - Elon Musk, thường xuyên đăng những dòng tweet về các đồng memecoin như Dogecoin (DOGE) và Shiba Inu (SHIB), góp phần đẩy giá trị của chúng tăng đột biến. Vào tháng 10/2021, SHIB đã tăng 91% chỉ trong 24h sau khi Musk đăng một bức ảnh về chú chó Floki của mình trên một chiếc Tesla.

Năm 2021 có thể coi là "mùa memecoin" với hàng trăm loại tiền điện tử kiểu này được ra mắt cùng mức tăng giá trị đáng kinh ngạc dựa trên đầu cơ thuần túy.

Meme coin vươn lên những vị trí top đầu vốn hoá từ 2021 tới nay.

Security token

Các loại altcoin này là một tài sản kỹ thuật số thể hiện quyền sở hữu cổ phần của người mua đối với một tài sản hữu hình. Được lưu trữ trên một sổ cái phân tán, security token giống như cổ phiếu truyền thống nhưng có thể đại diện cho cổ phần trong IP, ô tô hoặc tài sản,...

Triển vọng tăng giá đối với các token này là một điểm thu hút lớn để các nhà đầu tư bỏ tiền vào chúng. 

Utility token

Utility token được sử dụng để cung cấp các dịch vụ trong mạng. Chẳng hạn như chúng có thể được sử dụng để mua dịch vụ, thanh toán phí giao dịch hoặc đổi phần thưởng. Không giống như security token, utility token không trả cổ tức hay đại diện cho một phần cổ phần sở hữu. 

Ví dụ: Filecoin (FIL) được sử dụng để mua không gian lưu trữ trên mạng, là một ví dụ về utility token.

Sàn giao dịch & ví lưu trữ altcoin 

Sàn giao dịch altcoin

Sự xuất hiện của nhiều loại altcoin khác nhau đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng giao dịch tiền điện tử, làm tăng hoạt động của thị trường. Tuy nhiên, mỗi nền tảng này lại đi kèm với các chính sách và tính năng bảo mật khác nhau. Do đó, việc lựa chọn nền tảng giao dịch altcoin nào tốt và phù hợp nhất phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả sở thích của nhà đầu tư.

Với các nhà đầu tư mới, sẽ an toàn hơn khi lựa chọn các sàn giao dịch uy tín như Binance, Coinbase, FTX, Bingbon, KuCoin,... và tránh các sàn giao dịch lạ, ít tên tuổi.

Ngoài ra, bạn có thể mua altcoin dễ dàng trên Coin98 Exchange. Xem hướng dẫn sử dụng sàn giao dịch Coin98 Exchange chi tiết tại đây.

Mua Altcoin trên Coin98 Exchange

Ví lưu trữ Altcoin

Hiện nay có rất nhiều loại ví tiền điện tử khác nhau để phục vụ nhu cầu mua bán và lưu trữ các đồng coin. Một số người thì thích giữ coin ngay trên sàn giao dịch để tiện mua bán, trao đổi. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và tránh trường hợp bị hack thì bạn nên chọn ví uy tín để lưu trữ.

Dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn:

  • Ví nóng: Ví nóng lưu trữ tài sản trực tuyến, do đó bạn cần nhớ kỹ private key của mình, không cung cấp cho ai và lưu trữ an toàn để tránh ví bị hack.
  • Ví lạnh: Đây là loại ví vật lý có tác dụng lưu trữ coin ngoại tuyến, được xem là phương pháp lưu trữ coin an toàn nhất.
  • Ví sàn giao dịch: Hầu như các sàn giao dịch hiện nay đều hỗ trợ lưu trữ tài sản ngay trên sàn. Tuy nhiên nếu chẳng may sàn bị hack thì bạn có thể mất toàn bộ số tiền của mình.

Những chỉ số quan trọng về Altcoin 

  • Giá trị vốn hóa thị trường: Là tổng giá trị thị trường của nguồn cung lưu hành của 1 đồng coin. Nó tương tự như phép đo của thị trường chứng khoán về việc nhân giá mỗi cổ phiếu với cổ phiếu có sẵn trên thị trường (không bị nắm giữ bởi Chính phủ hay bị khóa bởi các nhà phát triển.
  • Khối lượng giao dịch trong 24h: Thước đo khối lượng giao dịch trên tất cả các nền tảng được theo dõi trong 24h qua.
  • Cung lưu thông: Số lượng của một đồng coin đang lưu hành trên thị trường và có thể giao dịch bởi các nhà đầu tư.
  • Tổng cung: Số coin đã tạo, trừ đi số coin bị đốt cháy (đã bị loại bỏ khỏi lưu thông).
  • Tổng lượng cung tối đa: Số coin được mã hóa để tồn tại trong vòng đời của tiền điện tử.

Có nên đầu tư vào Altcoin?

Số lượng các altcoin được niêm yết trên thị trường tiền điện tử hiện nay đã tăng lên theo cấp số nhân chỉ trong một thập kỷ qua và thu hút hàng loạt các nhà đầu tư nhỏ lẻ sốt sắng đặt cược vào biến động giá của chúng để tích lũy lợi nhuận ngắn hạn. 

Hãy xem xét trường hợp của ETH - đồng altcoin lớn nhất thị trường, từng đạt ATH ở mức $1.299,95 vào ngày 12/01/2018. Chỉ vài tuần sau, nó đã giảm xuống còn $597,36 và vào cuối năm, giá của ETH đã giảm xuống còn $89,52. Tuy nhiên, altcoin này đã đạt mức giá kỷ lục mới trên $4.750 chỉ hai năm sau vào tháng 11/2021. Với các nhà đầu tư sẵn sàng nắm giữ danh mục của mình vài năm, lợi nhuận họ nhận được có thể khuếch đại lên nhiều lần.

Giá của đồng Altcoin Ethereum 

Tuy nhiên, thị trường tiền điện tử còn rất mới và thiếu các khung pháp lý cần thiết để quản lý các dự án. Do vậy, rất nhiều dự án altcoin scam đã mọc lên để lừa đảo, gom tiền của các nhà đầu tư rồi bỏ trốn.

Tóm lại, các altcoin đáng để thử đối với các nhà đầu tư chấp nhận được rủi ro và sẵn sàng dành thời gian nghiên cứu về chúng. Bạn nên cân nhắc đầu tư vào các altcoin nếu bạn định biến tiền điện tử trở thành một phần trong danh mục đầu tư của mình và có đủ kiên nhẫn cũng như thời gian để cân nhắc, tìm hiểu thật kỹ về những dự án đứng sau các altcoin đó. Một số dự án đầy tham vọng cung cấp nhiều trường hợp sử dụng hơn so với Bitcoin - hiện chủ yếu được xem như một kho lưu trữ giá trị. 

Còn nếu bạn đang tìm kiếm một khoản đầu tư ít rủi ro hoặc tốn ít thời gian hơn, thì đầu tư vào Bitcoin hoặc các altcoin có vốn hóa lớn như Ethereum, Solana, Binance Coin,... có lẽ sẽ an toàn hơn. Nhưng tất nhiên lợi nhuận tiềm năng cũng thấp hơn. 

Cuối cùng, hãy nhớ rằng không nên “bỏ tất cả trứng vào một rổ”, vì ngay cả khi bạn quyết định mua các altcoin, chúng cũng chỉ nên chiếm một phần, không phải là toàn bộ danh mục đầu tư của bạn.

Chiến lược đầu tư Altcoin hiệu quả

Chiến lược 1: Đầu tư vào altcoin khi nó còn chưa ra mắt/đang ICO, IDO, IEO,...

Đây là chiến lược được khá nhiều nhà đầu tư, kể cả các cá mập ưa thích vì ở các giai đoạn ban đầu khi chưa niêm yết trên sàn, giá của đồng coin thường vẫn còn khá rẻ. Mặc dù hiện nay có rất nhiều dự án scam lợi dụng ICO để moi tiền nhà đầu tư, nhưng nếu bạn là người có khẩu vị rủi ro cao và chấp nhận được mạo hiểm thì đầu tư vào altcoin đang ở giai đoạn đầu là tốt nhất.

Sau khi niêm yết sàn giao dịch, thường giá một đồng coin sẽ tăng nhanh đột biến do shill, FOMO,... rồi sụt giảm về giá trị thực. Thời điểm giá tăng đột biến là lúc bạn có thể bán coin để kiếm lời từ. Nếu nhận thấy không có sự tăng đột biến nào sau ICO, bạn nên đặt ra một mức target cụ thể để cắt lỗ và chốt lời, chẳng hạn như 50% hay 80%, để quyết định bán.

Chiến lược này có thể thành công nếu bạn đã nghiên cứu thật kỹ dự án mà mình bỏ tiền vào. Và cũng đừng rót hết tiền vào một dự án duy nhất.

Chiến lược 2: Chờ qua giai đoạn tăng giá đầu tiên

Có nhiều lý do để một đồng coin mất giá ngay sau khi lên sàn, chẳng hạn như những người mua private sale bán xả ra chẳng hạn. Do vậy, bạn có thể chờ qua giai đoạn giá tăng/giảm mạnh để mua thêm coin tích trữ với giá phù hợp. 

Tuy nhiên chiến lược này cũng chỉ thích hợp với các dự án có tiềm năng lâu dài mà bạn đã nghiên cứu kỹ lưỡng, vì có rất nhiều dự án sau khi giảm giá mạnh đã không thể phục hồi lại nữa.

Chiến lược 3: Dựa vào phân tích kỹ thuật

Phương pháp này đòi hỏi bạn phải biết phân tích biểu đồ và dự đoán xu hướng thị trường với các chỉ số như MACD, tín hiệuphân tích kỹ thuật. Đây là một chiến lược phức tạp và chuyên sâu hơn nhưng đồng thời cũng ít rủi ro hơn.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng biểu đồ nến và phân tích khối lượng giao dịch để biết được cung cầu của đồng coin đó tăng giảm như thế nào. 

Khi đó vốn hoá thị trường tăng trưởng mạnh, ví dụ giai đoạn 2020 -2021, BTC và hầu hết các Altcoin đều tăng trưởng cực mạnh. Các altcoin x5- x10 thậm chí X100 rất nhiều tạo cơ hội đầu tư cho trader.

Ví dụ cụ thể: Từ 2020 đến 2021, không kể giai đoạn trước khi được list Binance, SOL đã chia 2 từ $2 về $1 trên Binance nhưng sau đó chưa đầy 2 năm SOL tăng mạnh liên tục lên ATH ở $255 tức là x hơn 120 lần so với giá list sàn Binance.

Mùa altcoin đến sẽ là cơ hội kiếm tiền, đổi vị thế cực kì tốt cho trader khi dòng tiền mới đổ vào thị trường liên tục. 

Xem thêm Chiến lược giao dịch tốt nhất trong mùa Altcoin.

Tổng kết

Các altcoin có tiềm năng định hình lại không gian tiền điện tử hiện tại và là lựa chọn thay thế tốt cho các nhà đầu tư quan tâm đến việc đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Xem thêm video bên dưới nếu bạn đầu tư vào Altcoin nhé!

Mặc dù một số altcoin, ví dụ như ETH, có thể đã khá nổi tiếng trong thị trường tiền điện tử, nhưng phần lớn các altcoin ngoài kia vẫn chưa tạo được dấu ấn đặc biệt nào. Vậy nên, bạn hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định đầu tư vào chúng. Những rủi ro liên quan đến altcoin là tương đồng hoặc - trong một số trường hợp - thậm chí có thể lớn hơn nhiều so với đầu tư vào Bitcoin.

RELEVANT SERIES